1. Đặt vấn đề
4.3. Ảnh hưởng của các công thức trồng xen Quế giai đoạn kiến thiết có bản
một số chỉ tiêu trong đất
Một số chỉ tiêu chính trong đất như hàm lượng đạm tổng số, hàm lượng lân dễ tiêu, hàm lượng kali dễ tiêu, pH đất, hàm lượng mùn trong đất, thành phần cơ giới trong đất, dung trọng đất thể hiện rõ tính chất cũng như chất lượng đất canh tác. Chú ng tôi tiến hành phân tích hàm lượng các chất trong đất trước và sau khi tiến hành thí nghiê ̣m để đánh giá hàm lượng các chất cơ bản trong đất để phân tích ảnh hưởng của cây trồng xen tới đất như thế nào. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong đất thể hiện trong bảng 4.11:
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của cây trồng xen tới một số chỉ tiêu trong đất
Chỉ tiêu
Trước thí nghiệm Sau thí nghiệm
Tầng 1 (0 – 20cm) Tầng 2 (20 – 50cm) Tầng 1 (0 – 20cm) Tầng 2 (20 – 50cm)
Đa ̣m tổng số % 0,1036 0,098 0,238 0,252
Lân dễ tiêu (mg/100g) 2,966 2,401 11,157 6,917
Kali dễ tiêu (mg/100g) 4,454 3,261 12,748 3,065
pHH2O 4,138 4,218 4,250 3,845 OM (%) 3,328 2,776 4,055 3,575 Limon (%) 43,272 45,292 41,530 43,570 Sét (%) 26,372 19,576 32,270 27,030 Cát mịn (%) 20,449 25,701 17,305 21,360 Cát thô (%) 9,904 9,432 8,895 8,040 Dung trọng 1,176 1,172 1,283 1,280
Qua kết quả phân tích đất, cho thấy: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất trước khi tiến hành thí nghiê ̣m rất thấp, đă ̣c biê ̣t là hàm lượng đạm tổng số (0,098 – 0,1036%) và tổng của cacbon hữu cơ trong đất (OM%) (2,776 – 3,328%) trong đất rất thấp. Thành phần cơ giới đất chủ yếu là limon (43,272% - tầng 1) và 45,292% - tầng 2), sét (26,372% - tầng 1) và (19,576% - tầng 2), thành phần hạt cát mịn và cát thô cũng tương đối cao.
Sau quá trình canh tác, hàm lượng mùn trong đất, hàm lượng các chất N (%), P (%), Pdt, K (%), Kdt, CEC đều tăng lên so với trước khi trồng, đặc biệt là hàm lượng lân, kali dễ tiêu trong đất tăng lên đáng kể. Hàm lượng lân dễ tiêu tăng từ 2,966 – 11,157 mg/100g ở tầng 1 (0 - 20cm) và tăng từ 2,401 – 6,917 mg/100g ở tầng 2 (20 – 50 cm). Hàm lượng kali dễ tiêu tăng từ 4,454 – 12,748mg/100g ở tầng 1 (0 – 20 cm) và giảm nhẹ ở tầng đất thứ 2 (20 – 50 cm). Hàm lượng mùn trong đất cũng được cải thiện, tăng từ 3,328% - 4,055% ở tầng 0 – 20cm, và tăng từ 2,776 – 3,575% ở tầng đất từ 20 – 50 cm.
Thành phần cơ giới trong đất được cải thiện đáng kể, phần trăm hạt cát, limon đều giảm đi so với trước khi tiến hành thí nghiệm, thành phần hạt sét tăng lên từ 26,372 – 32,270% ở tầng đất từ 0 – 20 cm và tăng từ 19,576 – 27,030% ở tầng đất 20 – 50cm.
Như vâ ̣y thành phần các chất trong đất được bổ sung trong quá trình canh tác cây không sử du ̣ng hết nên vẫn còn trong đất. Đô ̣ pH sau khi trồng có thay đổi so vớ i trước khi trồng, tuy nhiên pH đất vẫn ở mức trung tính. Như vậy tính chất của đất Quế trồng xen được cải thiện nhiều hơn so với trồng thuần Quế.
Vậy sau quá trình canh tác, các cây trồng xen trong thí nghiê ̣m đã không làm thay đổi tính chất của đất, không làm mất cân đối các chất có trong đất, không gây ô nhiễm môi trườ ng mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho người sản suất.
4.4. Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng xen Quế giai đoạn kiến thiết cơ bản
Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm trồng xen cỏ VA06 (1 ha/năm) Đơn vị: 1000 đồng Công thức Tổng thu (2014) Tổng thu (2015) Tổng chi Lãi thuần (2014) Lãi thuần (2015) CT1 34.800 39.600 24.700 12.750 17.550 CT2 32.000 38.320 24.205 11.000 17.320 CT3 31.360 37.760 25.375 11.410 17.810 CT4 32.640 37.680 22.050 7.940 12.980 CT5 35.040 38.640 21.000 10.835 14.435 CT6 39.280 43.200 19.950 13.905 17.825 CT7 0 - 8.000 - 8.000 - 8.000
Ghi chú: CT1: mật độ 70% trồng thuần; CT2: mật độ 60% trồng thuần; CT3: mật độ 50%
trồng thuần; CT4: Bón phân theo khuyến cáo; CT5: Bón phân tăng 15% theo khuyến cáo; CT6: Bón phân tăng 25% theo khuyến cáo, CT7: Đối chứng (quế trồng thuần) - chưa tính
phân bón cho Quế; giá cỏ VA06 tại thời điểm thu hoạch bán cho người dân địa phương: 800đồng/kg.
So sánh hiệu quả kinh tế của các công thức khác nhau trong thí nghiệm trồng cỏ VA06 cho thấy, các công thức trồng xen cỏ VA06 đều cho lãi thuần trong khi trồng thuần Quế giai đoạn kiến thiết cơ bản không cho thu mà phải chi ra 8 triệu đồng/ha/năm, đó là chỉ tính công lao động bỏ ra, chưa tính chi phí phân bón cho Quế. Năm 2014, trong các công thức thí nghiệm trồng xen cỏ có công thức trồng cỏ với mật độ 100.000 cây/ha, bón phân tăng 25% so với khuyến cáo cho hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi thuần đạt 13.905.000 đồng/ha/năm, thứ hai là công thức trồng cỏ với mật độ 70.000 cây/ha, bón phân theo khuyến cáo lãi thuần đạt 12.750.000 đồng/ha/năm.
Năm 2015, hiệu quả kinh tế của các công thức trồng xen cỏ cao hơn năm 2014. Trong đó, hiệu quả kinh tế cáo nhất là công thức trồng cỏ với mật độ 100.000 cây/ha, bón phân tăng 25% so với khuyến cáo cho hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi thuần đạt 17.825.000 đồng/ha/năm, thứ hai là công thức trồng cỏ với mật độ 50.000 cây/ha, bón phân theo khuyến cáo lãi thuần đạt 17.810.000 đồng/ha/năm.
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm trồng xen Nghệ (1 ha/năm)
Đơn vị: 1000 đồng
Công thức Tổng thu (2014) Tổng thu (2015) Tổng chi Lãi thuần (2014) Lãi thuần (2015)
CT1 20.116 21.898 17.380 2.736 4.518 CT2 18.748 17.626 15.130 3.618 2.496 CT3 15.756 17.376 14.880 0.876 2.496 CT4 18.884 22.544 20.130 - 1.246 2.414 CT5 19.876 18.812 20.825 - 0.948 -2.013 CT6 21.288 27.144 21.288 0 5.857 CT7 0 - 8.000 - 8.000 - 8.000
Ghi chú: CT1: mật độ 70% trồng thuần; CT2: mật độ 60% trồng thuần; CT3: mật độ 50%
trồng thuần; CT4: Bón phân theo khuyến cáo; CT5: Bón phân tăng 15% theo khuyến cáo; CT6: Bón phân tăng 25% theo khuyến cáo, CT7: Đối chứng (quế trồng thuần) - chưa tính phân bón cho Quế; giá củ nghệ tươi bán tại thời điểm thu hoạch: 1.200 đồng/kg.
Trong các công thức trồng xen nghệ cũng có công thức không cho lãi hay âm 2.015.000 đồng/ha/năm ở công thức trồng xen nghệ với mật độ 120.000 hốc/ha, bón phân tăng 15% so với khuyến cáo. Các công thức còn lại đều cho lãi thuần cao từ 0.876.000 – 5.857.000 đồng/ha/năm.
Năm 2014, trong các công thức thí nghiệm trồng xen nghệ có công thức trồng nghệ với mật độ 72.000 hốc/ha, bón phân tăng 25% so với khuyến cáo cho hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi thuần đạt 3.618.000 đồng/ha/năm, thứ hai là công thức trồng nghệ với mật độ 84.000 hốc/ha, bón phân theo khuyến cáo lãi thuần đạt 2.736.000 đồng/ha/năm.
Năm 2015, hiệu quả kinh tế của các công thức trồng xen nghệ cao hơn năm 2014. Trong đó, hiệu quả kinh tế cáo nhất là công thức trồng nghệ với mật độ 120.000 hốc/ha, bón phân tăng 25% so với khuyến cáo cho hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi thuần đạt 5.857.000 đồng/ha/năm, thứ hai là công thức trồng nghệ với mật độ 84.000 cây/ha, bón phân theo khuyến cáo lãi thuần đạt 4.518.000 đồng/ha/năm.
So sánh giữa hiệu quả kinh tế của hệ thống nông lâm kết hợp và trồng thuần thì việc sử dụng hệ thống nông lâm kết hợp và việc trồng thuần đã có sự khác biệt rõ rệt. Việc trồng theo hệ thống nông lâm kết hợp giai đoạn kiến thiết cơ bản cho thu từ 1.734.000 - 13.813.000 đồng/ha/năm (chưa tính chi phí phân bón cho Quế). Như vậy, trồng xen cỏ VA06 và nghệ đều đem lại thu nhập cho người sản xuất trong gia đoạn kiến thiết cơ bản của Quế. Đây là một biện pháp canh tác giải quyết vấn đề đặt ra cho người nông dân trồng Quế tại Yên Bái.
CHƯƠNG 5:
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
(1) Các công thức trồng xen cỏ VA06 với mật độ và mức phân bón khác nhau đều có khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng tái sinh mạnh. Trong đó, trồng xen cỏ VA06 với mật độ 100.000 cây/ha, bón phân 312,5kg Urê + 625kg Supe lân + 250kg Kaliclorua có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh nhất, thứ hai trồng với mật độ 70.000 cây/ha, bón phân 250kg Urê + 500kg Supe lân + 200kg Kaliclorua.
Năng suất chất xanh của cỏ VA06 trồng xen đạt cao nhất với mật độ trồng 100.000 cây/ha, bón phân 312,5kg Urê + 625kg Supe lân + 250kg Kaliclorua, trong đó năng suất chất xanh năm 2014 là 49,1 tấn/ha và năng suất chất xanh năm 2015 là 554,0 tấn/ha. Thứ hai là trồng cỏ VA06 với mật độ 70.000 cây/ha, bón phân 250kg Urê + 500kg Supe lân + 200kg Kaliclorua cho năng suất chất xanh năm 2014 là 43,5 tấn/ha và năm 2015 là 49,5 tấn/ha.
(2) Năng suất Nghệ trong các công thức thí nghiệm năm 2015 cao hơn năng suất năm 2014. Trồng xen Nghệ với mật độ 120.000 hốc.ha, bón phân 150kg Urê + 212,5kg Supe lân + 312,5kg Kaliclorua đạt năng suất củ cao nhất (năm 2014 là 22,6 tạ/ha và năm 2015 là 17,7 tạ/ha), thứ hai là trồng Nghệ với mật độ 84.000 hốc/ha, bón phân 120kg Urê + 170kg Supe lân + 250kg Kaliclorua với năng suất năm 2014 là 18,2 tạ/ha, năm 2015 là 16,8 tạ/ha.
(3) Các công thức trồng xen khác nhau đều giúp cho Quế sinh trưởng, phát triển tốt hơn so với Quế trồng thuần. Trong đó, cỏ VA06 trồng với mật độ 70.000 cây/ha, bón phân 250kg Urê + 500kg Supe lân + 200kg Kaliclorua và trồng cỏ VA06 với mật độ 100.000 cây/ha, bón phân 312,5kg Urê + 625kg Supe lân + 250kg Kaliclorua, trồng Nghệ với mật độ 120.000 hốc/ha, bón phân 150kg Urê + 212,5kg Supe lân + 312,5kg Kaliclorua, trồng Nghệ với mật độ 84.000 hốc/ha, bón phân 120kg Urê + 170kg Supe lân + 250kg Kaliclorua đều làm cho các chỉ tiêu sinh trưởng của Quế cao hơn các công thức còn lại.
(4) Cây trồng xen không ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển cũng như sâu bệnh hại Quế, sâu bệnh hại Quế chỉ ở mức nhẹ, nặng nhất là mức 2 với bệnh đốm lá trong thí nghiệm cỏ VA06 trồng xen.
(5) Trồng cỏ VA06 với mật độ 100.000 cây/ha, bón phân tăng 25% so với khuyến cáo cho hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi thuần đạt 17.825.000 đồng/ha/năm. Trồng Nghệ với với mật độ 120.000 hốc/ha, bón phân tăng 25% so với khuyến cáo cho hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi thuần đạt 5.857.000 đồng/ha/năm.
5.2. Tồn tại
- Do trước khi thực hiện thí nghiệm không tiến hành lấy mẫu đất ở tất cả các công thức thí nghiệm do đó chưa có kết luận chính xác về ảnh hưởng của các công thức trồng xen tới các chỉ tiêu trong đất.
- Ngoài ra do đề tài chưa nghiên cứu với mức tăng lượng phân bón trên 25% so với khuyến cáo của khuyến nông huyện Văn Yên do đó các nghiên cứu sau cần tiến hành thêm để có kết luận chính xác hơn.
5.3. Khuyến nghị
- Kết quả thí nghiệm cho thấy trồng Nghệ trồng xen Quế với mật độ 84.000 cây/ha, lượng phân bón 150kg Urê + 212,5kg Supe lân + 312,5kg Kaliclorua mang lại hiệu quả kinh tế cũng như ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây Quế tốt nhất.Vậy nên áp dụng trồng xen Nghệ với mật độ và lượng phân bón trên để có hiệu quả tốt nhất.
- Trồng cỏ VA06 xen Quế với mật độ bằng 70.000 cây/ha và với lượng phân bón 312,5kg Urê + 625kg Supe lân + 250kg Kaliclorua là rất hiệu quả. Vậy nên mở rộng diện tích trồng xen cỏ VA06 với các diện tích đồi trồng Quế tại xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vừa hạn chế xói mòn, rửa trôi đất vừa đem lại nguồn thức ăn xanh cho gia súc.
- Đề tài mới chỉ nghiên cứu với 3 mật độ trồng xen khác nhau với cỏ VA06 và Nghệ. Các nghiên cứu tiếp sau nên nghiên cứu thêm các mật độ trồng khác để chọn mật độ trồng tối ưu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Huy Đáp (1967), Trồng xen, trồng gối, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, tr. 4-7.
2. Bùi Quang Toản (1968), Xói mòn đất và biện pháp chống xói mòn đất ở Tây Bắc, Tập 1, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
3. Đinh Văn Cự và cộng sự (1995), Một số kết quả thu được trong nghiên cứu triển
khai đề tài KN 01 – 18, Kết quả nghiên cứu hệ thống cây trồng, Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr.8 – 11.
4. Dương Hồng Hiên (1962), Kỹ thuật trồng xen, trồng gối vụ, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, tr. 29-34.
5. Đoàn Văn Điếm, 1997, Năng lượng bức xạ mặt trời, Giáo trình khí tượng nông
nghiệp, NXB NN, Hà Nội, Tr 38 – 41.
6. Hiệp hội cao su Việt Nam (2008), Các loại cây trồng xen khuyến cáo cho cao su
tiểu điền tại Thái Lan (Buranatham, W. 2002), http://www.vra.com.vn,
ngày 16/05/2007.
7. Hoàng Thị Lương và cộng sự (1995), Xây dựng mô hình trồng xen thích hợp trên
đất trồng cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản năm thứ nhất tại Cưsuê, huyện Cư M’gang, Dakkak, Báo cáo khoa học, Đại học Tây Nguyên.
8. Hồ Công Trực (2000), Hạn chế xói mòn, ổn định độ phì nhiêu đất cao su kiến thiết cơ bản bằng biện pháp trồng xen, Hội thảo quản lý độ phì nhiêu đất
đồi, 26-27/09/2000, Gia Lai.
9. Lê Văn Trinh, Hà Minh Trung và cộng sự (1993), Nghiên cứu hệ thống cây trồng
cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản ở Điện Biên (Lai Châu), Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Lê Thị Dung, Thái Phiên (1998), Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến
năng suất sắn và khả năng chống xói mòn đất vùng đồng bằng Lương Sơn, Hòa Bình, Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội, tr. 100 – 111.
11. Lê Quốc Doanh (2006), Báo cáo nghiệm thu kết quả đề tài“Nghiên cứu kỹ thuật
canh tác tổng hợp nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường” thuộc Chương trình “Nghiên cứu Khoa học
công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp miền núi phía Bắc” thực hiện trong giai đoạn 2002 – 2005.
12. Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, André Chabanne, Olivier Husson, Patrick Juliencer (2002), Nông nghiệp sinh thái: Kết quả nghiên cứu bước đầu và hướng phát triển. Nông nghiệp vùng cao thực trạng và giải pháp. Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 58-67.
13. Mai Quang Vinh, Nguyễn Hữu Đống, Phan Đức Trực (1995), Xây dựng mô hình trồng đậu tương xen ngô lai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông,
Đề tài KN 01 – 05 (1991 – 1995), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr.96-98.
14. Nguyễn Công Vinh, Thái Phiên (1997), Tác động phân hữu cơ trong cơ cấu cây
trồng sắn xen đậu, lạc trên đất đồi, Tạp chí khoa học đất, tr. 174 – 177.
15. Nguyễn Đậu, Nguyễn Văn Tiễn, Nguyễn Hữu Hồng (1991), Hệ thống canh tác
vùng đồi núi phía Bắc Việt Nam, Những kết quả nghiên cứu hệ thống canh
tác ở Việt Nam, Đại học Cần Thơ, tr. 92 – 98.
16. Nguyễn Hữu Quán (1984), Phát triển nguồn lợi đậu đỗ và cây bộ đậu nhiệt đới, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 5 – 8.
17. Nguyễn Khoa Chi (1996), Kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến cao su, NXB
Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
18. Nguyễn Thế Đặng (1999), Áp dụng phương pháp nông dân tham gia nghiên cứu
trong chuyển giao Khoa học công nghệ cho sản xuất sắn ở miền núi, Thông
báo khoa học các trường Đại học, Nhà xuất bản Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, tr.83 – 88.
19. Nguyễn Thị Huệ (1997), Cây cao su - Kiến thức tổng quát và kỹ thuật nông nghiệp, Nhà xuất bản trẻ.
20. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đưa giống cây dứa Cayen vào trồng xen trong vườn cây cao su kiến thiến cơ bản, http://www.dakruco.com, ngày 24/01/2005. 21. Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Thị Dần, Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998),
Hiệu quả của phương thức canh tác trên đất dốc đến quản lý nước, hạn chế rửa trôi, xói mòn và cải thiện độ phì của đất ở Ba Vì, Hà Tây, Trong: Canh