Ảnh hưởng của mật độ và phân bón tới năng suất của Nghệ trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sản lượng nghệ và cỏ VA06 trồng xen quế tại xã viễn sơn, huyện văn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón tới sinh trưởng, phát triển và năng

4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón tới năng suất của Nghệ trồng

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón khác nhau tới năng suất Nghệ

Mật độ Nghệ Phân bón 2014 2015 Số nhánh Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) Số nhánh Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha)

84.000 cây/ha Khuyến cáo 2,7 26,6 18,2 3,1 19,7 16,8 72.000 cây/ha Khuyến cáo 2,2 20,3 14,7 3,7 17,4 15,6 60.000 cây/ha Khuyến cáo 2,1 20,6 14,5 3,8 15,6 13,1 120.000 cây/ha Khuyến cáo 2,5 40,0 18,8 3,2 16,7 15,7 120.000 cây/ha Tăng 15% 2,8 33,8 15,7 3,8 17,4 16,6 120.000 cây/ha Tăng 25% 3,1 49,0 22,6 4,3 18,6 17,7 LSD0.05 Md 0,41 9,12 2,77 0,55 0,55 1,28 LSD0.05 Pb 0,40 8,85 2,22 0,36 0,36 1,66 LSD0.05 Md*Pb 0,62 10,03 0,92 1,96 1,96 2,22 CV% 11,2 14,6 2,5 2,5 2,5 5,9

Ghi chú: CT1: mật độ 70% trồng thuần; CT2: mật độ 60% trồng thuần; CT3: mật độ 50%

trồng thuần; CT4: Bón phân theo khuyến cáo; CT5: Bón phân tăng 15% theo khuyến cáo; CT6: Bón phân tăng 25% theo khuyến cáo, CT7: Đối chứng (quế trồng thuần)

Sau gẩn 1 năm trồng, chăm sóc Nghệ người sản xuất mới thu hoạch được sản phẩm nên năng suất là một chỉ tiêu quan trọng nhất. Trong các yếu tố cấu thành năng suất, có yếu tố số nhánh của Nghệ lúc thu hoạch. Số nhánh của Nghệ trong các công thức dao động từ 2,1 – 3,1 nhánh. Tuy nhiên ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến số nhánh lại khác nhau. Xét về ảnh hưởng của yếu tố mật độ trồng, công thức trồng Nghệ với mật độ 84.000 cây/ha có số nhánh cao nhất (2,7 nhánh) và cao hơn công thức trồng Nghệ với mật độ 60.000 cây/ha (2,1 nhánh) có ý nghĩa thống kê. Xét về ảnh hưởng của yếu tố phân bón, các công thức khác nhau có số nhánh sai khác nhau. Các công thức có số nhánh khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95%. Số nhánh cao nhất là công thức bón phân tăng 25% so với khuyến cáo, thứ hai là công thức bón phân tăng 15% so với khuyến cáo, thấp nhất là bón phân theo khuyến cáo. Xét về ảnh hưởng của cả hai yếu tố mật độ và phân bón, số nhánh của các công thức không khác nhau nhiều, công thức trồng nghệ với mật độ 120.000 cây/ha, bón phân tăng 25% so với khuyến cáo có số nhánh cao nhất, thấp nhất là công thức trồng với mật độ 60.000 cây/ha, bón phân theo khuyến cáo.

Năng suất lý thuyết: là năng suất được tính bằng năng suất của cá thể nhân với mật độ trồng. Năng suất lý thuyết của Nghệ năm 2014 trong các công thức thí nghiệm dao động từ 20,3 – 49,0 tạ/ha. Tuy nhiên giữa các công thức trồng mật độ thấp có năng suất lý thuyết thấp hơn các công thức trồng với mật độ theo khuyến cáo rất nhiều. Xét về nảh hưởng của yếu tố mật độ trồng tới năng suất lý thuyết của các công thức khác nhau, tuy các công thức không có năng suất lý thuyết sai khác nhau ở mức ý nghĩa thống kê 95%. Tuy nhiên năng suất lý thuyết của công thức trồng Nghệ với mật độ 84.000 cây/ha đạt cao nhất với 26,6 tạ/ha. Xét về ảnh hưởng của yếu tố phân bón, năng suất lý thuyết của Nghệ trong các công thức khác nhau có sự khác biệt rõ rệt. Năng suất lý thuyết của công thức bón phân tăng 25% so với khuyến cáo đạt năng suất cao nhất (49 tạ/ha), thấp nhất là năng suất của công thức bón phân tăng 15% so với khuyến cáo (33,8 tạ/ha). Xét về ảnh hưởng của cả hai yếu tố mật độ và phân bón, năng suất lý thuyết của công thức trồng với mật độ 120.000 cây/ha, phân bón tăng 25% so với khuyến cáo đạt cao nhất, thấp nhất là năng suất lý

thuyết của công thức trồng với mật độ 72.000 cây/ha, bón phân theo khuyến cáo. Sự sai khác về năng suất của 2 công thức có ý nghĩa thống kê 95%. Như vậy mật độ và mức phân bón khác nhau có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lý thuyết của Nghệ, đặc biệt là yếu tố mật độ.

Năng suất thực thu: là năng suất được tính bằng năng suất của ô thí nghiệm nhân với 10.000 m2 chia cho diện tích của ô thí nghiệm đó. Năm 2014, năng suất thực thu của Nghệ trong các công thức khác nhau dao động từ 14,5 – 22,6 tạ/ha. Xét về ảnh hưởng của các yếu tố riêng rẽ hay cả hai yếu tố mật độ và phân bón thì năng suất thực thu của các công thức khác nhau đều có sự sai khác ý nghĩa thống kê. Trong đó xét về ảnh hưởng của yếu tố mật độ các công thức đều có năng suất khác biệt nhau, năng suất thực thu của công thức trồng với mật độ 84.000 cây/ha đạt năng suất cao nhất so với các công thức có mật độ trồng khác nhau và cùng mức phân bón (18,2 tạ/ha). Trong các công thức trồng cùng mật độ, công thức bón phân tăng 25% so với khuyến cáo đạt năng suất thực thu cao nhất với 22,6 tạ/ha, cao hơn năng suất thực thu của công thức bón phân tăng 15% là 6,9 tạ/ha. Nhìn chung, công thức trồng với mật độ 84.000 cây/ha, bón phân theo khuyến cáo và công thức trồng với mật độ 120.000 cây/ha, bón phân tăng 25% so với khuyến cáo đạt năng suất cao hơn các công thức còn lại.

Do thời gian kết thúc thực tập vào tháng 10/2015 nên thí nghiệm đã được tiến hành sớm vào tháng 1 và thu hoạch vào tháng 10/2015 để tính năng suất tạm thời.

Năm 2015, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của Nghệ trong các công thức thí nghiệm đều cao hơn so với các chỉ tiêu này năm 2014.

Về số nhánh của Nghệ của các công thức dao động từ 3,1 – 4,3 nhánh. Xét về ảnh hưởng của yếu tố mật độ, công thức có mật độ thấp (60.000 cây/ha) có số nhánh cao hơn so với các công thức có mật độ khác nhau và cùng một mức phân bón. Số nhánh của của Nghệ trong công thức trồng với mật độ 60.000 cây/ha đạt số nhánh cao hơn so với số nhánh của Nghệ trong công thức trồng với mật độ 84.000

cây/ha có ý nghĩa thống kê. Xét về ảnh hưởng của yếu tố phân bón, các công thức khác nhau có số nhánh khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê. Số nhánh của Nghệ trong công thức bón phân tăng 25% so với khuyến cáo cao nhất (4,3 nhánh), thứ hai là số nhánh của công thức bón phân tăng 15% so với khuyến cáo (3,8 nhánh), thấp nhất là số nhánh của Nghệ trong công thức bón phân theo khuyến cáo (3,2 nhánh). Xét về ảnh hưởng của cả hai yếu tố mật độ và phân bón, chỉ có số nhánh của Nghệ trong công thức trồng với mật độ 120.000 cây/ha, bón phân tăng 25% so với khuyến cáo cao hơn số nhánh của Nghệ trong công thức trồng với mật độ 840.000 cây/ha, bón phân theo khuyến cáo có ý nghĩa thống kê.

Về năng suất lý thuyết của Nghệ trong các công thức dao động từ 15,6 – 19,7 tạ/ha. Trong đó, Nghệ trong công thức trồng với mật độ 84.000 cây/ha, bón phân theo khuyến cáo đạt năng suất lý thuyết cao nhất, thấp nhất là năng suất lý thuyết của công thức trồng Nghệ với mật độ 60.000 cây/ha, bón phân theo khuyến cáo (15,6 tạ/ha).

Về năng suất thực thu của Nghệ trong các công thức khác nhau đều có sự sai khác có ý nghĩa thống kê cả xét về ảnh ảnh hưởng của yếu tố mật độ, yếu tố phân bón hay ảnh hưởng của cả 2 yếu tố mật độ và phân bón.

Xét về ảnh hưởng của yếu tố mật độ, năng suất thực thu của Nghệ trong công thức trồng với mật độ 84.000 cây/ha đạt năng suất cao nhất (16,8 tạ/ha), thấp nhất là năng suất thực thu của Nghệ trong công thức trồng với mật độ 60.000 cây/ha.

Xét về ảnh hưởng của yếu tố phân bón, năng suất thực thu của Nghệ trong công thức bón phân tăng 25% so với khuyến cáo đạt cao nhất (17,7 tạ/ha), thấp nhất năng suất thực thu của Nghệ trong công thức bón phân theo khuyến cáo (15,7 tạ/ha).

Xét về ảnh hưởng của cả hai yếu tố mật độ và phân bón, năng suất thực thu của Nghệ trong các công thức khác nhau đều có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Năng suất thực thu của Nghệ trong công thức trồng với mật độ 12 0.000 cây/ha, bón phân tăng 25% so với khuyến cáo đạt có nhất, thứ hai là năng suất thực thu của Nghệ trong công thức trồng với mật độ 84.000 cây/ha, bón phân theo khuyến cáo.

Như vậy càng khẳng định các mật độ trồng và mức phân bón khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của Nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sản lượng nghệ và cỏ VA06 trồng xen quế tại xã viễn sơn, huyện văn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)