CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón tới sinh trưởng, phát triển và năng
4.1.5. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón tới khả năng tái sinh của cỏ
trồng xen
Khả năng tái sinh của cỏ chính là số nhánh cây sinh thêm sau các lần cắt. Số nhánh trên cây cũng là một trong các chỉ tiêu để đánh giá sức sinh trưởng của giống. Số nhánh càng nhiều thì sức sinh trưởng của cỏ VA06 càng mạnh. Khả năng đẻ nhánh phụ thuộc vào giống, yếu tố ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc. Với điều kiện chăm sóc tốt, năng suất chất xanh thu được ở các lứa cắt năng suất chất xanh sẽ cao. Vì vậy, số nhánh cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất của cỏ tại các lứa cắt. Để đánh giá khả năng tái sinh của cỏ VA06 trong các công thức thí nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi số nhánh đẻ sau mỗi lứa cắt, kết quả thu được trình bày ở bảng 4.4 và 4.5.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón khác nhau tới khả năng tái sinh của cỏ VA06 năm 2014 (số nhánh)
Mật độ cỏ
VA06 Phân bón Lứa
Cắt 1 Lứa Cắt 2 Lứa Cắt 3 Lứa Cắt 4 Lứa Cắt 5
70.000 cây/ha Khuyến cáo 2,4 3,3 4,1 4,8 4,4 60.000 cây/ha Khuyến cáo 2,0 3,0 4,0 4,7 4,7 50.000 cây/ha Khuyến cáo 2,4 3,1 3,7 4,3 4,7 100.000 cây/ha Khuyến cáo 2,7 3,3 3,9 4,6 4,7 100.000 cây/ha Tăng 15% 2,7 3,2 3,6 4,5 4,6 100.000 cây/ha Tăng 25% 2,0 2,8 3,5 3,8 4,5 LSD0.05 Md 0,71 0,57 0,58 0,60 0,43 LSD0.05 Pb 0,68 0,53 0,55 0,49 0,43 LSD0.05 Md*Pb 1,21 0,97 1,0 0,82 0,80 CV% 23,5 14,5 12,2 8,5 8,1
Ghi chú: CT1: mật độ 70% trồng thuần; CT2: mật độ 60% trồng thuần; CT3: mật độ 50%
trồng thuần; CT4: Bón phân theo khuyến cáo; CT5: Bón phân tăng 15% theo khuyến cáo; CT6: Bón phân tăng 25% theo khuyến cáo, CT7: Đối chứng (quế trồng thuần)
Số nhánh của cỏ VA06 năm 2014 trong các công thức thí nghiệm không chênh lệch nhau nhiều sau các lứa cắt. Cụ thể:
Khi xét về ảnh hưởng của yếu tố mật độ: Tại tất cả các lứa cắt các công thức trồng cỏ với mật độ khác nhau đều không có sự sai khác ở mức ý nghĩa thống kê 95%. Tại lứa cắt 4, các công thức có sự chênh lệch số nhánh nhưng không có ý nghĩa thống kê. Nhìn chung, trong các công thức mật độ khác nhau, số nhánh cỏ ở giai đoạn sinh trưởng thực sinh (lứa cắt 1) và giai đoạn tái sinh của công thức trồng với mật độ 70.000 cây/ha đạt cao nhất.
Khi xét về ảnh hưởng của yếu tố phân bón: Tại các lứa cắt 1, lứa cắt 2, lứa cắt 3, lứa cắt 5 số nhánh cỏ VA06 trong các công thức với mức phân bón khác nhau hầu như tương tự nhau, không có sự sai khác ở mức ý nghĩa thống kê 95%. Tuy nhiên tại lứa cắt 4, số nhánh cỏ của công thức bón phân theo khuyến cáo (4,6 nhánh) lớn hơn
số nhánh của công thức bón phân tăng 25% so với khuyến cáo (3,8 nhánh) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95%. Nhìn chung số nhánh cỏ tại các lứa cắt của công thức bón phân theo khuyến cáo cao hơn so với số nhánh của các công thức còn lại.
Khi xét về tương tác giữa 2 yếu tố mật độ và phân bón ảnh hưởng tới số nhánh của cỏ VA06 thì tại lứa cắt 1, lứa cắt 2, lứa cắt 3, lứa cắt 5 số nhánh cỏ không sai khác nhau ở các công thức khác nhau. Tuy nhiên tại lứa cắt 4, số nhánh của công thức trồng cỏ VA06 với mật độ 70.000 cây, bón phân theo khuyến cáo (4,8 nhánh) cao hơn số nhánh cỏ của công thức trồng với mật độ 100.000 cây/ha và bón phân tăng 25% so với khuyến cáo (3,8 nhánh) ở mức ý nghĩa thống kê 95%. Trong tất cả các công thức thí nghiệm, công thức trồng với mật độ 100.000 cây/ha và bón phân theo khuyến cáo đạt số nhánh cao nhất.
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón khác nhau tới khả năng tái sinh của cỏ VA06 năm 2015 (số nhánh)
Mật độ cỏ VA06 Phân bón Lứa Cắt 1 Lứa Cắt 2 Lứa Cắt 3 Lứa Cắt 4 Lứa Cắt 5
70.000 cây/ha Khuyến cáo 2,6 4,8 5,4 5,0 4,3 60.000 cây/ha Khuyến cáo 3,1 4,5 5,3 5,4 4,6 50.000 cây/ha Khuyến cáo 3,3 4,4 5,3 5,5 4,7 100.000 cây/ha Khuyến cáo 3,2 4,7 5,5 5,5 4,7 100.000 cây/ha Tăng 15% 3,6 5,1 6,0 6,1 5,2 100.000 cây/ha Tăng 25% 3,8 5,2 6,1 6,4 5,4 LSD0.05 Md 0,51 0,53 0,59 0,65 0,54 LSD0.05 Pb 0,30 0,51 0,51 0,36 0,31 LSD0.05 Md*Pb 0,44 0,92 0,93 0,65 0,58 CV% 6,3 8,9 7,7 5,3 5,5
Ghi chú: CT1: mật độ 70% trồng thuần; CT2: mật độ 60% trồng thuần; CT3: mật độ 50%
trồng thuần; CT4: Bón phân theo khuyến cáo; CT5: Bón phân tăng 15% theo khuyến cáo; CT6: Bón phân tăng 25% theo khuyến cáo, CT7: Đối chứng (quế trồng thuần)
Số nhánh cỏ VA06 năm 2015 trong các công thức thí nghiệm khác nhau tăng dần từ lứa cắt 1 đến lứa cắt 3, sau đó số nhánh lại giảm dần. Số nhánh của cỏ VA06 trong các công thức đạt cao nhất ở lứa cắt 3, số nhánh cỏ trong các công thức dao động từ 5,3 đến 6,1 nhánh. Số nhánh cỏ trong các công thức thí nghiệm chênh lệch nhau nhiều và có sự khác biệt nhau tùy vào ảnh hưởng của từng yếu tố, cụ thể:
Khi xét về ảnh hưởng của yếu tố mật độ: Số nhánh cỏ trong các công thức thí nghiệm không có sự khác biệt nhau nhiều. Tại các lứa cắt 2, lứa cắt 3, lứa cắt 4, lứa cắt 5 số nhánh cỏ trong các công thức thí nghiệm không có sự sai khác thống kê ở mức ý nghĩa 95%. Tuy nhiên, tại lứa cắt 1 số nhánh cỏ của công thức trồng cỏ với mật độ 50.000 cây/ha có số nhánh (3,3 nhánh) cao hơn so với số nhánh cỏ của công thức trồng cỏ với mật độ 70.000 cây/ha (2,6 nhánh) có ý nghĩa thống kê 95%. Tại các lứa cắt khác nhau, số nhánh cỏ có chiều hướng khác nhau. Số nhánh cỏ của công thức trồng cỏ với mật độ 70.000 cây/ha đạt cao nhất tại lứa cắt 2, lứa cắt 3, lứa cắt 4. Nhưng tại lứa cắt 1 và lứa cắt 5, công thức trồng cỏ với mật độ 50.000 cây/ha đạt số nhánh cao nhất (3,3 nhánh và 4,7 nhánh).
Khi xét về ảnh hưởng của yếu tố phân bón: Số nhánh cỏ trong các công thức thí nghiệm tại các lứa cắt có sự chênh lệch nhau nhiều, có lứa cắt số nhánh giữa các công thức chênh lệch nhau đến 0,9 nhánh. Trong tất cả các lứa cắt, số nhánh cỏ của công thức bón phân theo khuyến cáo thấp nhất, số nhánh cỏ của công thức bón phân tăng 25% so với khuyến cáo đạt số nhánh cao nhất. Hai công thức này có số nhánh khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 95% tại tất cả các lứa cắt. Số nhánh cỏ đạt cao nhất ở lứa cắt 3 với 6,1 nhánh ở công thức bón phân tăng 25% so với khuyến cáo.
Khi xét về tương tác giữa hai yếu tố mật độ và phân bón: Số nhánh cỏ VA06 trong các công thức thí nghiệm khác biệt nhau ít, chỉ có tại lứa cắt 1 và lứa cắt 5 số nhánh cỏ của công thức trồng cỏ với mật độ 70.000 cây/ha, bón phân theo khuyến cáo (2,6 nhánh và 4,3 nhánh) thấp hơn số nhánh của công thức trồng cỏ với mật độ 100.000 cây/ha, bón phân tăng 25% so với khuyến cáo (3,8 nhánh và 5,4 nhánh) có ý nghĩa thống kê 95%.
Số nhánh cỏ trong các công thức đạt cao nhất vào lứa cắt 3 là khoảng thời gian tháng 7/2015, điều kiện thời tiết thích hợp cho cỏ sinh trưởng phát triển: mưa
nhiều, có nắng, ẩm độ cao … các lứa cắt còn lại rơi vào trong khoảng thời gian có điều kiện thời tiết kém thuận lợi hơn, đặc biệt là lứa cắt 1 và lứa cắt 5 nên số nhánh ở lứa cắt 5 bị chết dần.
Với các công thức trồng cỏ với mật độ cao thì số nhánh cỏ cao, nhưng chiều cao cây thấp hơn. Ngược lại công thức trồng cỏ với mật độ thấp hơn thì số nhánh cỏ thấp hơn và chiều cao cây lại cao hơn.