Biến dị sinh về trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng thân cây giữa các xuất xứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến dị di truyền và đánh giá tăng thu di truyền cho các vườn giống keo lá liềm (acacia crassicarpa) tại vùng bắc trung bộ​ (Trang 27 - 30)

- Pilodyn: Được dùng để đánh giá gián tiếp tỷ trọng gỗ (hình vẽ 3.1) Đối với Keo lá liềm, đường kính kim pilodyn được sử dụng là 2mm Trước kh

4.1.1. Biến dị sinh về trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng thân cây giữa các xuất xứ

giữa các xuất xứ

Đối với cải thiện giống cho các loài Keo, các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thân cây là những chỉ tiêu đánh giá quan trọng. Biến động của các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng sẽ phản ánh mức độ cải thiện giống nói chung và xây dựng vườn giống nói riêng. Sau 5 năm sinh trưởng của vườn giống Cam Lộ đã được kết quả như sau:

Bảng 4.1. Sinh trưởng của các xuất xứ Keo lá liềm tại vườn giống Cam Lộ - Quảng Trị sau 5 năm (2/2001 - 12/2006)

Xếp hạng Xuất xứ (cm)D1.3 (m)H (dmV3/cây) 1 Đông Nam Bộ VN 11,05 11,29 59,25 2 Suixi Exp ST Guandong CHIN 10,66 10,43 48,48 3 SSO Laulau Viti Levu FIJI 10,39 10,49 47,36 4 SPA Hainan CHIN 10,54 10,36 47,28 5 Oriomo PNG 10,39 10,44 46,94 6 Gubam Village PNG 10,33 10,30 46,25 7 Samlleberr Irian JY –INDO 10,24 10,23 45,73 8 Bimadebum PNG 10,23 10,21 45,43

9 Bensbach PNG 10,02 9,94 42,19

TBVG 10,43 10,47 47,66

F.pr <.001 0.002 <.001

Qua kết quả của bảng 4.1 cho thấy sau 5 năm có sự phân hoá rõ rệt về sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích giữa các xuất xứ. Cụ thể sinh

trưởng đường kính biến động từ 10,02 cm đến 11,05 cm, chiều cao biến động từ 9,94 m đến 11,29 m, thể tích biến động từ 42,19 dm3 đến 59,25 dm3/cây.

Điều thú vị là sinh trưởng của các cây hậu thế có nguồn gốc từ các cây chọn lọc trong vườn giống và rừng trồng khảo nghiệm trước đây đều có sinh trưởng tốt hơn so với các lô hạt từ nơi nguyên sản. Đứng đầu là các lô hạt cây trội thu hái từ Đông Nam Bộ - Việt Nam (V = 59,25 dm3/cây).

Kế tiếp là các lô hạt được thu hái từ các vườn giống tại Trung Quốc và FiJi. Đó là Suixi Exp ST Guandong của Trung Quốc (V = 48,48 dm3/cây) và SSO Laulau Viti Levu của FiJi (V =47,36 dm3/cây). Như vậy các lô hạt thu hái từ các vườn giống hoặc từ các cây trội chọn lọc trong các khu khảo nghiệm giống đều có sinh trưởng nhanh hơn so với các xuất xứ từ nơi nguyên sản.

Hai xuất xứ có sinh trưởng nhanh nhất trong số các xuất xứ từ nơi nguyên sản là Oriomo (V = 46,94 dm3/cây), tiếp theo là Gubam Village (V = 46,25 dm3/cây) và kém nhất là Bensbach của PNG (V = 42,19 dm3/cây). Điều này cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003) và Lê Đình Khả và công sự (2005) đã chỉ ra rằng các xuất xứ Derideri, Oriomo, Gubam,

ảnh 4.1: Vườn giống Keo lá liềm(Acica. crassicapa)

Mata và Wemenever là các xuất xứ có triển vọng cho Việt Nam nói chung và Đông Hà nói riêng.

Mặc dù có sự phân hóa rõ rệt về sinh trưởng giữa các xuất xứ trong vườn giống, nhưng muốn nâng cao mức độ cải thiện của các vườn giống chúng ta không nên chỉ dừng lại ở mức độ chọn lọc xuất xứ mà phải tiến hành chọn lọc các bước cao hơn ở mức độ chọn lọc gia đình và chọn lọc cá thể trong gia đình.

Bảng 4.2. Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của các xuất xứ trong vườn giống Keo lá liềm tại Cam Lộ - Quảng Trị (2/2001 - 12/2006)

Xuất xứ V (dm3) Độ thẳng thân Dttt Pilodyn

X (cm) V(%) X(m) V(%) X(dm3) V(%)

Đông Nam Bộ 59,25 3,75 31,13 4,72 37,14 13,45 20,91 Suixi Guandong 48,48 3,25 32,22 4,53 37,59 13,38 14,11 SSO Laulau Viti 47,36 3,41 29,44 4,25 35,99 13,96 12,94 SPA Hainan 47,28 3,23 29,96 4,52 37,63 13,13 22,40 Oriomo 46,94 3,21 32,91 4,66 37,36 13,02 18,72 Gubam Village 46,25 3,15 31,35 4,46 38,89 13,25 18,65 Samlleberr Irian 45,73 3,27 29,35 4,38 37,05 13,28 21,72 Bimadebum 45,43 3,32 31,31 4,40 39,43 13,46 20,13 Bensbach 42,19 3,11 26,78 4,16 93,50 12,78 19,36 TBVG 47,66 3,30 4,45 13,30 F.pr <.001 0.027 0.104 0.303

Ngày nay trước sức ép của nhu cầu gỗ rừng trồng ngoài các chỉ tiêu sinh trưởng thì các chỉ tiêu chất lượng thân cây cũng rất được quan tâm, đặc biệt đối với công nghiệp gỗ xẻ. Từ số liệu bảng 4.2 cho thấy sau 5 năm chỉ tiêu độ thẳng thân có sự phân hóa rõ rệt, trong khi đó chỉ tiêu độ duy trì trục thân và pilodyn không thấy có sự phân hóa. Pilodyn chính là một chỉ tiêu để

xác định nhanh tỷ trọng trên cây đứng (Wang, 1999) [33]. Đáng chú ý là các xuất xứ có chỉ tiêu sinh trưởng cao thì đồng thời có các chỉ tiêu chất lượng thân cây tốt.

Đứng đầu vẫn là các lô hạt Đông Nam Bộ, tiếp theo là các lô hạt của vườn giống Laulau Viti Levu của FIJI. Chỉ số độ thẳng thân dao động từ 3,11 đến 3,75, chỉ tiêu duy trì trục thân dao động từ 4,16 đến 4,72. Nhìn chung độ vượt của hai chỉ tiêu này so với giá trị trung bình vườn giống là không lớn chỉ khoảng 1,1 lần.

Thông thường các loài Keo có nhiều thân, phân thân sớm và thân không thẳng (Khongsak, 1990) chính vì vậy độ thẳng thân và độ duy trì trục thân lại có ý nghĩa rất lớn trong cải thiện giống cây rừng cho các loài Keo nói chung và Keo lá liềm nói riêng. Tuy trong khuôn khổ của luận văn này tác giả không đánh giá số thân cho các xuất xứ và gia đình. Nhưng trong báo cáo tổng kết đề tài giai đoạn 2001 - 2005 Hà Huy Thịnh và các công sự (2006) [13] kết luận rằng tại 4,5 tuổi, số thân trung bình của các xuất xứ tại Cam Lộ là 1,3. Chỉ số Pilodyn của các xuất xứ giao động trong khoảng 19,36 - 22,40 mm và không sai khác nhau rõ rệt. Điều đó chứng tỏ sai khác về tỷ trọng gỗ giữa các xuất xứ là không đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến dị di truyền và đánh giá tăng thu di truyền cho các vườn giống keo lá liềm (acacia crassicarpa) tại vùng bắc trung bộ​ (Trang 27 - 30)