Biến dị về sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng thân cây giữa các xuất xứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến dị di truyền và đánh giá tăng thu di truyền cho các vườn giống keo lá liềm (acacia crassicarpa) tại vùng bắc trung bộ​ (Trang 39 - 41)

- Pilodyn: Được dùng để đánh giá gián tiếp tỷ trọng gỗ (hình vẽ 3.1) Đối với Keo lá liềm, đường kính kim pilodyn được sử dụng là 2mm Trước kh

4.2.1. Biến dị về sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng thân cây giữa các xuất xứ

giữa các xuất xứ

Nhìn chung, khi so sánh sinh trưởng và chỉ tiêu chất lượng thân cây, Keo lá liềm trong vườn giống Phong Điền có sinh trưởng chậm hơn rất nhiều so với vườn giống Cam Lộ. Tăng trưởng bình quân Keo lá liềm tại Phong Điền chỉ đạt 1,62 dm3/năm. Trong khi tăng trưởng bình quân của Keo lá liềm tại vườn Cam Lộ đạt 8.71 dm3/năm, gấp hơn 5 lần so với vườn Phong Điền. Xét riêng vườn Phong Điền, qua kết quả phân tích cho thấy sau 4 năm không có sự phân hoá rõ rệt về sinh trưởng của đường kính, chiều cao và thể tích giữa các xuất xứ. Cụ thể đường kính biến động từ 5,21 cm đến 4,82 cm, chiều cao từ 4,89 m đến 4,57 m, thể tích từ 5,72 dm3 đến 4,62 dm3 (Bảng 4.8).

Nếu xem xét về giá trị thực tế của các chỉ tiêu, đứng đầu về sinh trưởng thể tích là xuất xứ Bimadebum (V = 5,72 dm3/cây); kế tiếp là xuất xứ Gubam Village (V = 5,70 dm3/cây). Một điều

ảnh 4.3: Vườn giống Keo lá liềm(Acacia. crasicarpa)

ngạc nhiên là các lô hạt sinh trưởng về thể tích lớn nhất tại vườn giống Cam Lộ - Quảng Trị lại là các lô hạt sinh trưởng kém nhất tại vườn giống Phong Điền - Thừa Thiên Huế đó là lô hạt Đông Nam Bộ (V = 4,62 dm3/cây) sau 4 năm.

Bảng 4.8. Sinh trưởng của các xuất xứ Keo lá liềm vườn giống tại Phong Điền - Thừa Thiên Huế sau 4 năm (2/2002 - 12/2006) Xếp hạng Xuất xứ D1,3(cm) H (m) V (dm3)

1 Bimadebum WP-PNG 5,19 4,84 5,72

2 Gubam Village WP-PNG 5,21 4,89 5,70

3 Bensbach WP-PNG 5,16 4,82 5,59 4 Samllerr Irian JY-INDO 5,05 4,88 5,39 5 Oriomo PNG 5,01 4,70 5,14

6 Đông Nam Bộ VN 4,82 4,57 4,62

TBVG 5,07 4,78 5,36

F.pr 0,392 0,069 0,525

Chỉ tiêu chất lượng thân cây của các xuất xứ trong vườn Phong Điền được trình bày ở bảng 4.9. Kết quả phân tích thống kê cho thấy độ thẳng thân có sự phân hóa rõ rệt giữa các xuất xứ. Song chỉ số độ thẳng thân tương đối thấp và dao động trong khoảng 1,45 đến 1,85 trong khi đó hệ số biến động tương đối cao, dao động từ 58,35 đến 84,28%. Các xuất xứ có thể tích thân cây lớn thì chỉ số độ thẳng thân cũng cao nhưng lại có biến động lớn về độ thẳng thân. Kết quả có thể khẳng định rằng nếu chọn lọc cá thể ưu trội về độ thẳng thân sẽ đem lại kết quả hoàn toàn có triển vọng cho sản xuất. Tuy nhiên, cây trong vườn giống này có số thân trung bình khá cao (trên 2 thân/cây) và sinh trưởng lại kém. Vì vậy Hà Huy Thịnh và các cộng sự (2006) [13] đã kết luận rằng nguyên nhân dẫn tới các hiện tượng trên là chưa rõ ràng và có thể

Bảng 4.9. Các chỉ tiêu chất lượng thân cây của các xuất xứ Keo lá liềm tại vườn giống tại Phong Điền - Thừa Thiên Huế sau 4 năm (2/2002 - 12/2006)

Xếp hạng Xuất xứ V (dm3) Độ thẳng thân

X V(%)

1 Bimadebum WP-PNG 5,72 1,78 78,39

2 Gubam Village WP-PNG 5,70 1,85 81,93

3 Bensbach WP-PNG 5,59 1,64 75,44 4 Samllerr Irian JY-INDO 5,39 1,59 58,35

5 Oriomo PNG 5,14 1,87 84,28

6 Đông Nam Bộ VN 4,62 1,45 65,42

TBVG 5,36 1,78 78,39

F.pr 0,525 <.001

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến dị di truyền và đánh giá tăng thu di truyền cho các vườn giống keo lá liềm (acacia crassicarpa) tại vùng bắc trung bộ​ (Trang 39 - 41)