Xuất biện pháp tỉa thưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến dị di truyền và đánh giá tăng thu di truyền cho các vườn giống keo lá liềm (acacia crassicarpa) tại vùng bắc trung bộ​ (Trang 50 - 54)

- Pilodyn: Được dùng để đánh giá gián tiếp tỷ trọng gỗ (hình vẽ 3.1) Đối với Keo lá liềm, đường kính kim pilodyn được sử dụng là 2mm Trước kh

4.4. xuất biện pháp tỉa thưa.

Tỉa thưa di truyền là một biện pháp bắt buộc phải tiến hành trong công tác quản lý vườn giống. Trong tỉa thưa di truyền, các gia đình có sinh trưởng và chỉ tiêu chất lượng kém sẽ được loại bỏ khỏi vườn giống nhằm thu được hạt giống có chất lượng sau này và đảm bảo đầy đủ không gian dinh dưỡng cho các cây còn lại phát triển và sai quả. Trong khuôn khổ đề tài này việc tỉa thưa

Theo Eldrige và cộng sự (1993), mật độ cuối cùng của vườn giống từ hạt đối với các loài Keo và Bạch đàn tốt nhất là 200 cây/ha với tối thiểu 50 gia đình để đảm bảo sự đa dạng di truyền. Theo Williams và cộng sự (2002) [33] mỗi gia đình trong vườn giống chỉ để lại từ 4-5 cá thể trong một vườn giống để hạn chế thụ phấn cận huyết.

Tại vườn giống ở Cam Lộ - Quảng Trị gồm 105 lô hạt, mỗi gia đình có 3 cây và lặp lại 6 lần, việc tỉa thưa theo kiểu hình đã được tiến hành vào năm 2005 và chỉ giữ lại một cá thể tốt nhất/gia đình/lập. Hiện tại, vườn giống này cần sớm tiến hành tỉa thưa di truyền càng sớm càng tốt. Tỉa thưa di truyền phải được dựa trên các giá trị chọn giống của từng gia đình để loại bỏ các gia đình có giá trị chọn giống thấp. Đề tài xin đề xuất danh sách các gia đình tốt cần giữ lại (Bảng 4.16). Tuy nhiên ở lần tỉa thưa di truyền đầu tiên này, cường độ tỉa thưa nên vừa phải, tức là nên loại bỏ khoảng 20- 30% số gia đình xấu ra khỏi vườn giống. Lập địa tại Cam Lô có nhiều gió lớn nên tỉa thưa với cường độ cao sẽ dễ tạo nhiều khoảng trống, từ đó khi gặp gió mạnh các cây còn lại dễ bị đổ.

Đối với vườn giống ở Phong Điền - Thừa Thiên Huế hiện chưa tiến hành tỉa thưa theo kiểu hình nên trước mắt cần phải tiến hành tỉa thưa này trước. Chọn một cá thể tốt nhất trong số 4 cá thể/gia đình/ô, tỉa bỏ 3 cây xấu.

ảnh 4.5: Gia đình 90 tại vườn giống Cam Lộ – Quảng Trị sau khi đã tỉa thưa kiểu hình

Bảng 4.16. Danh sách các gia đình cần giữ lại của vườn giống Cam Lộ - Quảng Trị

Xếp hạng Xuất xứ Gia đình Thể tích Đtt Pilodyn Dttt

1 Đông Nam Bộ 156 4,422 0,228 -0,092 0,077

2 SSO Laulau Viti 153 2,404 0,045 0,284 0,001

3 Gubam Village 7 2,087 0,134 -0,255 0,058 4 Suixi Guandong 150 1,800 0,052 -0,103 0,064 5 Bimadebum 75 1,791 -0,151 0,397 0,077 6 Samlleberr Irian 42 1,750 0,002 0,172 0,040 7 Bimadebum 79 1,544 0,046 0,717 -0,030 8 Bimadebum 97 1,474 0,133 0,071 0,013 9 SPA Hainan 144 1,405 -0,028 -0,032 0,041 … … … 67 SPA Hainan 139 -0,338 -0,062 -0,404 -0,039 68 Bimadebum 83 -0,384 0,001 0,021 0,028 69 Bimadebum 90 -0,387 0,173 0,460 0,022 70 Oriomo 46 -0,393 0,121 0,591 0,034 71 Oriomo 64 -0,401 -0,205 -0,263 0,076 72 Bimadebum 81 -0,427 0,076 -0,768 0,059 73 Bensbach 20 -0,450 -0,125 0,149 0,097 74 Bimadebum 73 -0,472 -0,066 -0,067 -0,003 75 Oriomo 62 -0,547 0,094 -0,031 -0,050 76 Samlleberr Irian 41 -0,570 0,029 0,175 0,007 77 Bensbach 37 -0,576 -0,023 0,050 0,076

Chương 5

Kết luận và khuyến nghị 5.1. Kết luận.

Cải thiện năng suất và chất lượng của các loài cây trồng rừng nói chung và Keo lá liềm nói riêng đã trở thành một nhu cầu cấp bách đối với sản xuất lâm nghiệp ở nước ta.Vì lý do đó và cùng với sự ra đời của quy chế quản lý giống, việc xây dựng, điều chế và quản lý chất lượng di truyền của các vườn giống nhằm cung cấp giống có chất lượng cao cho các chương trình trồng rừng là một vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa lớn về mặt khoa học và thực tiễn.

Keo lá liềm là một loài mới được quan tâm và phát triển trong những năm gần đây, nên các nghiên cứu cải thiện giống đối với loài cây này mới chỉ là những bước ban đầu. Vườn giống ở Cam Lộ - Quảng Trị (gồm có 105 lô hạt, trồng năm 2001) và vườn giống ở Phong Điền - Thừa Thiên Huế (gồm 107 gia đình của 6 xuất xứ, trồng năm 2002) là 2 trong số 3 vườn giống đầu tiên của loài cây này được xây dựng tại Việt Nam. Mặc dù còn một số hạn chế nhất định về nguồn vật liệu giống dùng để xây dựng như số lượng, tính đại diện của các xuất xứ, gia đình ... Song từ kết quả phân tích đánh giá về mức độ biến dị, khả năng di truyền của một số chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng hình dạng thân cây có thể rút ra một số kết luận sau đây:

1. Tại thời điểm 5 tuổi, sinh trưởng đường kính, chiều cao, thể tích của các xuất xứ Keo lá liềm ở vườn giống Cam Lộ đã có sự phân hóa rất rõ rệt. Ngược lại, tại vườn giống Phong Điền (4 tuổi) sự sai khác giữa các xuất xứ về các chỉ tiêu này là không đánh kể.

2. Tại vườn giống Cam Lộ các lô hạt thu hái từ các vườn giống và khu khảo nghiệm giống có sinh trưởng nhanh hơn các xuất xứ nơi nguyên sản, đứng đầu là lô hạt thu từ Đông Nam Bộ tiếp đó là các lô hạt thu từ vườn giống

Trung Quốc, Fiji, Inđonesia. Trong các xuất xứ nguyên sản thì xuất xứ Oriomo và Gubam tỏ ra có triển vọng hơn các xuất xứ Bimadebum và Bensbach.

3. Vườn giống Phong Điền thì các xuất xứ Bimadebum, Gubam tỏ ra có triển vọng hơn so với các xuất xứ khác và đặc biệt là nòi địa phương Đông Nam Bộ lại có sinh trưởng kém nhất.

4. Sai khác về sinh trưởng và các chỉ tiêu chất lượng hình dạng thân cây của các gia đình ở cả hai vườn giống đều rất rõ rệt. Các gia đình sinh trưởng nhanh có thể tích gần gấp 2 lần các gia đình sinh trưởng kém. Đáng chú ý là trong số các gia đình sinh trưởng nhanh nhất đều có mặt các gia đình của các xuất xứ nguyên sản, bao gồm cả các xuất xứ có sinh trưởng kém và một số lô hạt hỗn hợp.

5. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của các tính trạng sinh trưởng và chỉ tiêu chất lượng thân cây ở cả 2 vườn giống đều ở mức thấp . Giá trị cụ thể như sau:

- Vườn giống Cam Lộ: h2

d= 0,096 ± 0,003; h2 h = 0,049 ± 0,001; h2 v = 0,076 ± 0,002; h2 đtt= 0,210 ± 0,009; h2 dttt = 0,216 ± 0,013 và h2 p = 0,40 ± 0,002. - Vườn giống ở Phong Điền: h2

d = 0,027 ± 0,0008; h2

h = 0,057 ± 0,002; h2

v= 0,037 ± 0,0008 và h2

đtt= 0,037 ± 0,001.

6. Phương thức tỉa thưa di truyền hợp lý đối với cả 2 vườn giống là chọn lọc và giữ lại 50 gia đình có giá trị chọn giống cao nhất và tăng thu di truyền lý thuyết đạt được theo phương thức này ở mức thấp tương ứng với G = 3,79 - 4,50%.

7. Tương tác kiểu gen - hoàn cảnh giữa hai vườn giống có sự sai khác rõ nét về chỉ tiêu sinh trưởng, không có sai khác về chỉ tiêu độ thẳng thân. Quần thể chọn giống và vườn giống cần được thiết lập riêng cho từng vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến dị di truyền và đánh giá tăng thu di truyền cho các vườn giống keo lá liềm (acacia crassicarpa) tại vùng bắc trung bộ​ (Trang 50 - 54)