Hệ số di truyền của các tính trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến dị di truyền và đánh giá tăng thu di truyền cho các vườn giống keo lá liềm (acacia crassicarpa) tại vùng bắc trung bộ​ (Trang 33 - 34)

- Pilodyn: Được dùng để đánh giá gián tiếp tỷ trọng gỗ (hình vẽ 3.1) Đối với Keo lá liềm, đường kính kim pilodyn được sử dụng là 2mm Trước kh

4.1.3.1. Hệ số di truyền của các tính trạng

Qua kết quả phân tích và tính toán cho thấy hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của các chỉ tiêu sinh trưởng trong vườn giống Keo lá liềm tại Cam Lộ - Quảng Trị tương đối thấp, cụ thể là hệ số di truyền về đường kính 0,096 ±

0,003, chiều cao 0,049 ± 0,001, thể tích 0,076 ± 0,002. Trong khi đó hệ số di truyền của các chỉ tiêu chất lượng thân cây mức trung bình và cao hơn hệ số di truyền của các chỉ tiêu sinh trưởng, cụ thể hệ số di truyền của độ thẳng thân 0,210 ± 0,009, duy trì trục thân 0,216 ± 0,013. Đặc biệt hệ số di truyền của pilodyn ở mức cao (0,40± 0,002). Kết quả chi tiết được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Hệ số di truyền của sinh trưởng và các chỉ tiêu chất lượng thân cây của vườn giống

Chỉ tiêu h2 ±SE Đường kính 0,096 ±0,003 Chiều cao 0,049 ±0,001 Thể tích 0,076 ±0,002 Độ thẳng thân 0,210 ±0,009 Duy trì trục thân 0,216 ±0,013 Pilodyn 0,400 ±0,002 TBVG 0,119

Có thể nói, hệ số di truyền của các tính trạng sinh trưởng và chỉ tiêu chất lượng của vườn giống Keo lá liềm ở Cam Lộ - Quảng Trị là tương đối thấp. Song cũng cần phải nói thêm rằng với mục tiêu chính là xây dựng vườn giống còn khảo nghiệm hậu thế là mục tiêu kết hợp nên mặc dù vật liệu giống Keo lá liềm được sử dụng là tương đối đa dạng về mặt di truyền song số lượng của các gia đình cho từng xuất xứ tham gia khảo nghiệm lại có biến động rất lớn (1-26 gia đình) nên chưa thực sự đại diện cho cấu trúc quần thể của xuất xứ đó và ảnh hưởng của các nhân tố xuất xứ, biến động xuất xứ chưa được phản ánh chính xác trong việc ước lượng hệ số di truyền.

Để có thể ước lượng một cách chính xác hơn khả năng di truyền các tính trạng của Keo lá liềm cần thiết phải thiết lập thêm các khảo nghiệm hậu thế khác với số lượng các gia đình cho từng xuất xứ phải tương đối đồng đều và mang tính đại diện cho cấu trúc quần thể của xuất xứ đó. Tuy nhiên khi hệ số di truyền thấp, việc chọn lọc các gia đình kết hợp với chọn lọc cá thể trong các gia đình có sinh trưởng nhanh và chất lượng tốt trong vườn giống có thể đem lại hiệu quả tốt cho các bước cải thiện giống sau này (Hà Huy Thịnh và các cộng sự, 2006) [13].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến dị di truyền và đánh giá tăng thu di truyền cho các vườn giống keo lá liềm (acacia crassicarpa) tại vùng bắc trung bộ​ (Trang 33 - 34)