Đánh giá tương tác kiểu gen-hoàn cảnh ở hai lập địa của hai vườn giống Cam Lộ Quảng Trị và Phong Điền Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến dị di truyền và đánh giá tăng thu di truyền cho các vườn giống keo lá liềm (acacia crassicarpa) tại vùng bắc trung bộ​ (Trang 49 - 50)

- Pilodyn: Được dùng để đánh giá gián tiếp tỷ trọng gỗ (hình vẽ 3.1) Đối với Keo lá liềm, đường kính kim pilodyn được sử dụng là 2mm Trước kh

4.3. Đánh giá tương tác kiểu gen-hoàn cảnh ở hai lập địa của hai vườn giống Cam Lộ Quảng Trị và Phong Điền Thừa Thiên Huế

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của thực vật nói chung và của loài Keo lá liềm nói riêng. Không những ở mức độ loài mà ngay ở các đơn vị phân loại dưới loài như xuất xứ, gia đình và cá thể của cùng một loài cũng có phản ứng rất khác nhau với điều kiện ngoại cảnh, một kiểu gen tốt cũng chỉ thích hợp cho một biên độ sinh thái nhất định. Trong nghiên cứu cải thiện giống cây rừng, việc đánh giá tương tác kiểu gen - hoàn cảnh (Genotype - Environment interaction) là một nội dung hết sức quan trọng nhằm quy hoạch và giới hạn vùng trồng của các vườn giống và thiết lập các quần thể chọn giống cho các vùng khí hậu và lập địa khác nhau.

Do số liệu các xuất xứ trong 2 vườn giống là tương đối ít và chưa thực sự đại diện cho loài A. crassicarpa, mặt khác việc chọn lọc cá thể và số lượng cá thể của từng gia đình trong mỗi vườn giống là tương đối ít nên việc đánh giá tương tác kiều gen - hoàn cảnh tiến hành trong khuôn khổ luận án này chỉ giới hạn ở mức độ gia đình và cũng chỉ có thể tiến hành được ở hai lập địa khác nhau.

Trong số 105 lô hạt của vườn giống Cam Lộ - Quảng Trị và 107 lô hạt của vườn giống Phong Điền - Thừa Thiên Huế, chỉ có 62 lô hạt là giống nhau và có mặt ở cả 2 vườn giống, nên việc đánh giá tương tác kiểu gen - hoàn cảnh cũng chỉ tiến hành được cho 62 gia đình này và kết quả được trình bày ở bảng 4.15 (chi tiết ở phụ biểu 4 và 6).

Bảng 4.15. Bảng Anova phân tích tương tác kiểu gen-hoàn cảnh Chỉ tiêu Nguồn biến động Phương sai Ftính Pr>F Đường kính Lập địa 15705,63 6386,04 <,0001

L,địa*Gđình 3,22 1,31 0,050

Chiều cao Lập địa 17654,65 18400,9 <,0001

L,địa*Gđình 1,93 2,02 <0,001

Thể tích Lập địa 984538,09 6001,34 <,0001

L,địa*Gđình 246,10 1,50 0,008

Độ TT Lập địa 84,93 61,36 <,0001

L,địa*Gđình 1,64 1,19 0,157

Kết quả phân tích cho thấy Keo lá liềm có các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính, chiều cao, thể tích giữa các gia đình ở cả lập địa là hoàn toàn sai khác. Trong khi đó chỉ tiêu độ thẳng thân hoàn toàn không có sự sai khác. Kết quả này khẳng định rằng chương trình cải thiện giống cho Keo lá liềm cần thực hiện tại cả hai lập địa. Tuy nhiên do điều kiện lập địa cuả vùng cát nội đồng rất khắc nghiệt do đó Hà Huy Thịnh và các công sự (2006) [13] cho rằng việc xây dựng vườn giống Keo lá liềm tại Phong Điền - Thừa Thiên Huế không được thành công. Vì vậy kết quả nghiên cứu cải thiện giống tại vườn Cam Lộ - Quảng Trị là rất có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến dị di truyền và đánh giá tăng thu di truyền cho các vườn giống keo lá liềm (acacia crassicarpa) tại vùng bắc trung bộ​ (Trang 49 - 50)