Đối với đơn vị hoạt động khoáng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi tà lài, xã tân mỹ, huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 92 - 113)

4.3.2.1. Giảm thiểu tác động do bụi, khí thải và tiếng ồn

Trong giai đoạn này khí thải chủ yếu phát sinh từ hoạt động khoan nổ mìn và hoạt động vận chuyển, chế biến (nghiền, sàng) đá.

a) Công đoạn khoan và nổ mìn

Biện pháp 1: Nhằm hạn chế các tác động của bụi chủ yếu là biện pháp quản lý và các khâu kỹ thuật trong công tác khoan nổ mìn như hộ chiếu nổ mìn được lập trên cơ sở thi công đúng yêu cầu kỹ thuật, khối lượng thuốc nổ đúng

theo tính toán trên độ cứng của đất đá khu vực... để đảm bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất lượng bụi và khí thải phát sinh ra môi trường đảm bảo theo đúng quy chuẩn Quốc gia QCVN 02: 2008/BCT.

Biện pháp 2: Thay thế biện pháp nạp bua đang thực hiện bằng bua nước được chế tạo từ Polietilen, có chiều dày thành bua khoảng 0,2 mm; có chiều dài 250 - 400 mm và đường kính vào khoảng 25 - 30 mm. Các bua nước có thể nắp đậy tự động sau khi chứa đầy nước hoặc cần buộc 1 đầu hay buộc cả hai đầu. Thuốc nổ được nạp ở cuối lỗ khoan, bua nước ở giữa và ngoài cùng là bua đất sét; Sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai, so sánh với quy chuẩn Quốc gia QCVN 02: 2008/BCT, thì quy mô và phương pháp nổ mìn vi sai khai thác đá đều đảm bảo an toàn cho các công trình gần nhất cần bảo vệ và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

b) Công đoạn khai thác và đập nghiền

Bụi phát sinh chủ yếu là từ công tác khoan nổ mìn, san gạt, nghiền sàng, xúc bốc và vận chuyển đá. Riêng công tác khoan nổ mìn đã có biện pháp phòng chống cụ thể, ở đây chỉ đề cập đến các biện pháp phòng chống bụi mỏ thông thường.

Biện pháp 1: Khai thác đúng theo thiết kế mỏ đã được phê duyệt đảm bảo an toàn theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT; Phun nước ở những khu vực phát sinh bụi. Lượng nước sử dụng trong công tác phun nước vào gương xúc được lấy từ hồ lắng, suối cầu Bắc Hang Chui.

Tại các gương xúc, gương khoan, đường vận chuyển, bụi đất phát sinh là nguồn phát tán trên diện tích rộng nên việc thu gom và xử lý bụi rất khó khăn, hầu như không thực hiện được. Tuy nhiên khi gương khai thác, đường vận chuyển có độ ẩm cao, hầu như không phát sinh ra bụi và không phát tán vào khu vực xung quanh. Vì vậy, khi trời hanh nắng sẽ dùng xe tưới nước, hoặc phun nước trước khi nổ mìn, vận chuyển sản phẩm.

trước khi san gạt xúc bốc, nhằm giảm lượng bụi hình thành do quá trình san gạt, xúc bốc và xây dựng hệ thống nước phun sương khu vực nghiền đập của trạm đập, san gạt bãi chứa và khu văn phòng.

Hình 4.18: Hệ thống phun nƣớc tại trạm đập – Giảm thiểu ô nhiễm bụi Biện pháp 2: Hoàn chỉnh và nâng cấp các tuyến đường trong và ngoài mỏ để giảm bụi do gió cuốn và xe chạy tạo ra, các tuyến đường vận chuyển chính sẽ được rải nhựa hoặc đổ bê tông, ở các tuyến đường này sẽ thường xuyên được tu sửa bảo dưỡng. Trong quá trình sử dụng đoạn đường nào bị xuống cấp thì thường xuyên bảo trì và tu bổ.

Hình 4.19: Xe chở nƣớc tƣới đƣờng – Giảm thiểu ô nhiễm bụi

Khí thải của phương tiện vận tải ngoài mỏ, máy khí nén và nổ mìn chứa các chất ô nhiễm bao gồm: bụi, khói, khí độc: SO2, NO2. CO, VOC.

Để giảm thiểu sự ô nhiễm gây ra do khí thải các phương tiện vận tải, áp dụng các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Chỉ sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu hu nh thấp. Thay nhiên liệu có chỉ số octane, cetane thấp bằng nhiên liệu có chỉ số octane, cetane cao phù hợp với thiết kế của xe.

Biện pháp 2: Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị vận tải, máy nén khí, điều chỉnh sửa chữa kịp thời xe máy nhằm đảm bảo để chúng làm việc ở điều kiện thiết bị tốt nhất, an toàn, năng suất cao và sinh ra khí thải độc hại ít nhất. Không chở quá trọng tải quy định, nhằm bảo vệ môi trường chung.

d) Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn

Do khu vực khai thác nằm cách xa khu dân cư nên tác hại của tiếng ồn đến người dân không đáng kể, mà chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân trên công trường, để giảm bớt ảnh hưởng của tiếng ồn đạt quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT không vượt quá 70dBA với các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Có kế hoạch thi công hợp lý, sử dụng các máy móc mới, hạn chế các máy móc có tiếng ồn lớn. Việc sử dụng các máy móc và cơ khí có độ ồn sẽ được giới hạn trong thời gian làm việc nhất định.

Biện pháp 2: Các thiết bị có độ ồn cao như máy nén khí, máy phát điện cần phải lắp thiết bị giảm thanh.

4.3.2.2. Giảm thiểu tác động do nước thải

a) Giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn và nước tháo khô mỏ

Để ngăn chặn nước mưa chảy tràn và nước tháo khô mỏ kéo bụi, đất, cát, chất rắn lơ lửng vào các khu vực khác, gây ảnh hưởng tới môi trường chung. Công ty đã bố trí rãnh thu thoát nước chạy dọc khu vực sân công nghiệp tới ao lắng. Lượng nước này được thu gom và xử lý bằng phương pháp lắng cơ học trước khi thoát ra môi trường.

b) Giảm thiểu tác động do nước thải sinh hoạt

Nước từ khu vệ sinh: tắm rửa, giặt giũ… lượng nước này chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong nước thải sinh hoạt, nồng độ các chất ô nhiễm lại không cao nên có thể thải ra môi trường sau khi qua hệ thống thu gom và xử lý như nước mưa chảy tràn.

Từ khâu chế biến và khâu rửa bát, vệ sinh nhà bếp, chủ yếu chứa dầu mỡ (thực vật, động vật), chất rắn lơ lửng... Loại nước thải này được xử lý qua bể tách mỡ, sau đó tiếp tục được dẫn ra ao lắng để phân hủy sinh học và tách cặn.

Nước thải từ nhà vệ sinh (hố tiêu, hố tiểu) loại nước này có nồng độ các chất ô nhiễm cao, cần phải có giải pháp xử lý hữu hiệu. Hiện nay, có rất nhiều biện pháp xử lý nước sinh hoạt nhưng do tính chất, khối lượng nước thải, đặc điểm khí hậu, địa hình nên Công ty lựa chọn giải pháp xử lý bằng bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình có 02 chức năng: lắng nước thải và lên men cặn lắng. Bể tự hoại có 03 ngăn. Do phần lắng cặn được tập trung trong ngăn thứ nhất nên dung tích ngăn này chiếm đến 50% dung tích toàn bể. Các ngăn thứ hai và thứ ba của bể có dung tích bằng 25% tổng dung tích bể.

Nước thải sau khi xử lý qua bể tự hoại, theo mương dẫn nước chảy vào ao lắng trước khi xả ra ngoài mương thoát nước chung của khu vực.

4.3.2.3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn

a) Giảm thiểu tác động do đất đá thải và cây xanh từ bóc dỡ tầng phủ

Đất đá thải: Đất đá từ quá trình bóc dỡ tầng phủ và đá có xen kẹp đất trong quá trình mở vỉa và khai thác. Khối lượng chất thải này được sử dụng làm đá bây dải đường và vật liệu san lấp.

Rác thải tại khu vực khai thác chủ yếu là cây cỏ, cây bụi sống bám trên núi và rơi xuống khi nổ mìn. Lượng chất thải này không nhiều sẽ thu gom tập trung tại chân núi và đốt.

b) Biện pháp giảm thiểu tác động do đất đá thải từ quá trình chế biến đá

Lượng đá không đạt yêu cầu phát sinh trong quá trình nghiền sàng nằm trong tổng khối lượng sản phẩm đá bây, đá mạt có thể sử dụng để san lấp mặt đường nên tác động không đáng kể.

c) Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt phát sinh tại mỏ được Công ty thu gom vào các thùng đựng rác, chất liệu Composite. Hàng ngày, thuê Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Tiến Hòa có địa chỉ tại thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn vận chuyển và xử lý.

4.3.2.4. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn nguy hại

Chất thải nguy hại (CTNH) trong quá trình khai thác, chế biến chủ yếu gồm: Dầu nhớt thải được sử dụng để bôi trơn bánh xích của xe máy cơ giới và các thiết bị khác, một phần thu gom vào các phuy chứa có nắp đậy và tiêu hủy xử lý; giẻ lau do sửa chữa và lau chùi máy bị nhiễm dầu nhớt, Công ty sẽ thu gom vào thùng phuy có nắp đậy, dung tích 50l, khi đủ khối lượng 1 đợt xe vận chuyển sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom và xử lý.

Chất thải nhiễm vật liệu nổ, thùng chứa vật liệu nổ sẽ được thu gom theo quy định. Đơn vị sẽ xây dựng kho chứa chất thải nguy hại riêng nằm trong khu vực kho vật tư, hợp đồng với các đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.

Đối với các bình acquy cũ sẽ được tập trung lại và theo định k nhà cung cấp sẽ thu gom và xử lý theo quy định.

4.3.2.5. Trồng cây, tạo thảm thực vật quanh khu mỏ

Trồng và chăm sóc cây xanh xung quanh mỏ, hai bên lề đường vận chuyển nhằm hấp thụ và ngăn cản sự phát tán bụi ra môi trường xung quanh.Đây là biện pháp bảo vệ môi trường rất hiệu quả và có chi phí nhỏ nhất, chiều rộng dải cây xanh rộng từ 10-20m.

Biện pháp này thực sự có tác dụng tốt để giảm thiểu bụi phát tán sang khu vực xung quanh trong quá trình khai thác và vận chuyển.

Hạn chế phát quang lớp phủ thực vật; trồng lại cây và phục hồi nhanh chóng thảm thực vật tại những vùng đất đã bóc lớp phủ thực vật; tránh những tuyến có độ nhạy cảm cao; khống chế tốc độ và lưu lượng nước bằng cách tăng cống thoát và chọn vị trí đặt cống thích hợp, tránh dòng chảy xói.

Trồng cây tại những vùng đất lộ và tại các mái dốc nhằm giảm sạt lở và giữ ổn định mái dốc. Điều này phải được thực hiện càng sớm càng tốt trong quá trình xây dựng và trước khi xâm thực trở nên mạnh mẽ. Thảm thực vật (cỏ) được lựa chọn, đáp ứng nhu cầu chống xói mòn phải có khả năng tạo ra liên kết bề mặt như là một lớp áo giáp chống xói lở và bào mòn.

Để giữ ổn định mái dốc nhằm chống xói mòn cần phải thiết kế các dạng mái dốc, thoát nước phù hợp. Sử dụng kỹ thuật để duy trì các mái dốc thật sự cần thiết khi: mái dốc không ổn định vì quá cao và quá dốc; có những đe doạ xói lở do những nứt nẻ cục bộ hoặc do việc thoát nước khó khăn. Máng thu nước và đập tràn thường được sử dụng khống chế nước chảy xuống mặt dốc. Tạo bậc để giảm độ dốc. Kè đá và chèn đá xen lẫn trồng cây vào mặt mái dốc làm tường chắn, gia cố đất tạo ra tường chắn với những neo sâu vào đất, phun bê tông.

Để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi phát sinh từ khu vực nghiền sàng tiến hành trồng cây xanh khu vực trạm nghiền sàng và khu văn phòng mỏ.

Đối với những khu vực có mật độ mỏ cao tăng cường trồng cây xanh ở khu vực tiếp giáp giữa các mỏ nhằm giảm sự cộng hưởng về bụi và khí thải.

4.3.2.6. Bảo vệ sức khỏe người lao động

- Điều kiện khai thác phức tạp, tiềm ẩn các nguy cơ gây các tai nạn lao động. Vì vậy mọi hoạt động được thực hiện đúng quy phạm khai thác mỏ, đúng định k tổ chức huấn luyện an toàn hàng năm cho CBCNV trong mỏ. Các công nhân trực tiếp sản xuất đều tiếp xúc thường xuyên với môi trường ở những nơi phát sinh bụi, nên sẽ áp dụng các giải pháp phòng ngừa bệnh bụi phổi, bệnh đau mắt:

+ Trang bị quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, kính bảo hộ lao động, bịt tai đối với các công nhân trực tiếp tham gia thi công nổ mìn.

+ Tiến hành kiểm tra an toàn lao động vệ sinh công nghiệp. Kiểm tra môi trường lao động trong các phân xưởng hàng tháng, hàng quí.

+ Tổ chức khám sức khoẻ định k hàng năm cho công nhân, phân loại sức khoẻ. Hàng năm tổ chức kiểm tra việc nhiễm bụi cát silic, bụi khoáng chất cho công nhân.

+ Khống chế nồng độ bụi, khí độc, tiếng ồn bằng các biện pháp đã đề xuất, để tránh các bệnh nghề nghiệp do quá trình khai thác mỏ gây nên.

+ Đào tạo và cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn lao động. - Do hoạt động sản xuất có liên quan đến các yếu tố dễ gây nên các sự cố về tai nạn lao động, nên khi sản xuất, các mỏ cần áp dụng những biện pháp an toàn lao động sau đây để giảm thiểu tai nạn lao động:

+ Thường xuyên kiểm tra các điều kiện làm việc, đường vận chuyển, tuyến đê ngăn, bờ mỏ và các yếu tố khác.

+ Trang bị bảo hộ lao động (áo quần, mũ, găng tay, giầy...) cho công nhân. + Có trang bị y tế cấp cứu kịp thời khi công nhân bị tai nạn lao động. + Có xe cứu thương s n sàng cấp cứu tai nạn lao động, ốm đau.

+ Tuân thủ luật xây dựng và Qui phạm kĩ thuật khai thác mỏ lộ thiên (TCVN 5326-2008); Qui phạm kĩ thuật an toàn khai thác và chế biến đá lộ thiên TCVN 5178-2004; Quy phạm an toàn về bảo quản vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ, QCVN 02:2008/BCT.

4.3.2.7. Bảo vệ cảnh quan môi trường

Việc triển khai dự án khai thác mỏ không thể tránh khỏi các tác động tiêu cực đến cảnh quan môi trường. Tuy nhiên, việc triển khai kế hoạch phục hồi đất đai và cảnh quan môi trường sẽ giảm thiểu những tác động tiêu cực ở mức thấp nhất. Cụ thể là các biện pháp:

- Trồng cây phủ xanh các khu vực đất trống và trên các khai trường tại những vị trí thích hợp nhằm làm giảm tác động rửa trôi, xói mòn đất do mưa lũ, đồng thời góp phần làm giảm thiểu sự phát tán bụi trong khai trường cũng như tạo môi trường cảnh quan tốt hơn trong khu vực khai thác.

- Xây dựng kế hoạch hoàn phục đất đai, thảm thực vật trong toàn bộ khu mỏ. Ngoài ra công tác bảo vệ cảnh quan môi trường ở mỏ đá còn gắn liền với các giải pháp xử lý và quản lý chất thải một cách khoa học, hợp lý bằng cách tập trung quản lý chất thải rắn; nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường, xây dựng hệ thống thoát nước mưa, định hướng dòng chảy …

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn”có thể rút ra các kết quả chính như sau:

- Về công tác bảo vệ môi trường đơn vị khai thác đá vôi: Đã hoàn thành các thủ tục đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường, đã được xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trương. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động để tiết kiệm chi phí đầu tư, nhiều hạng mục phục vụ cho việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường bị cắt bớt dẫn đến các sự cố về môi trường, đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của người dân trên địa bàn.

- Về môi trường nước và không khí tại khu vực khai thác, chế biến đá vôi tại khu vực xung quanh mỏ đá Tài Lài đang chịu ảnh hưởng nhiều của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi, đặc biệt là môi trường không khí đang có dấu hiệu ô nhiễm.

- Môi trường nước: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt và nước thải tại khu vực mỏ đa số các chỉ tiêu đều có hàm lượng nhỏ hơn giới hạn cho phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi tà lài, xã tân mỹ, huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 92 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)