Tác động do bụi, khí độc, tiếng ồn và độ rung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi tà lài, xã tân mỹ, huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 27 - 29)

a) Tác động do bụi:

Bụi chủ yếu là bụi silic phát tán vào trong môi trường không khí với nồng độ và tải lượng khá lớn, nhất là trong khu vực khai thác. Bụi sẽ ảnh hưởng đến

sức khỏe con người cũng như động, thực vật trong vùng.

Bụi phát sinh nhiều ở các khâu khoan lỗ mìn, nổ mìn, dây chuyền chế biến đá và vận chuyển đá ra khu vực chế biến. Nếu không có biện pháp giảm thiểu bụi nhất là công tác khoan, nổ mìn và chế biến đá (nghiền sàng) khi điều kiện thời tiết bất lợi xảy ra (Trời khô hanh, vận tốc gió lớn) bụi sẽ phát tán vào môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép trên diện rộng, có thể ảnh hưởng tới vị trí cách xa khu mỏ. Khi đó người, động vật và cây cối sống trong vùng ảnh hưởng này sẽ bị tác động do bụi.

b) Tác động của bụi đối với con người:

- Bụi vào phổi gây nên những bệnh về hô hấp, có thể gây dị ứng cho những người mẫn cảm với bụi, bịt kín lỗ chân lông gây cản quá trình bài tiết. Đặc biệt với các cơ sở có công nghệ liên quan đến đến bụi đá, xi măng thì khả năng gây bệnh phổi cao, bệnh đường hô hấp tiến triển nhanh gây khó thở rõ rệt, suy phổi điển hình, tràn khí phế mạc,… Ngoài ra, bụi cũng có khả năng gây bẩn nguồn nước, làm ảnh hưởng đến con người, động vật sử dụng trực tiếp hay gián tiếp nguồn nước bị ô nhiễm bụi nói trên.

- Ô nhiễm bụi còn có tác động xấu đến hệ thực vật trong khu vực, biểu hiện thường thấy là cây cối trong khu vực lân cận thường bị phủ lớp bụi trên lá, từ đó gây cản trở quá trình quang hợp của cây cối, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Bụi bám vào các công trình kiến trúc sẽ là nguyên nhân gây bào mòn hóa học các công trình, làm mất mỹ quan và hư hại công trình.

c) Tác động do khí độc hại:

Các khí độc hại sinh ra chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển và bốc xúc, các khí bao gồm CO, SO2, NOx, VOC,… Khí độc hại sinh ra do các phương tiện tham quá trình khai thác, chế biến đá hầu hết chưa vượt quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên khi số lượng máy tham gia tăng lên và thời gian tiếp xúc

với các khí này tăng sẽ tác động đáng kể tới sức khỏe con người cũng như sự phát triển của cây cối trong khu vực dự án.

d) Tác động do tiếng ồn:

Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động nổ mìn, đập đá, chế biến đá, bốc xúc và phương tiện vận chuyển đá… sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, môi trường lao động của công nhân. Khi tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn ở mức cao, người tiếp xúc trực tiếp có thể mắc các bệnh về tai (thủng màng nhỉ, ù tai, điếc…)

đ) Tác động do độ rung:

Quá trình nổ mìn gây chấn động và rung lớn nhất nhưng không liên tục và thời gian tác động ngắn, mức lan tỏa rộng.

Độ rung do các phương tiện vận chuyển, máy đập đá và khoan đá có thời gian tác động lâu dài hơn và liên tục hơn, ảnh hưởng mạnh hơn và trực tiếp nhất tới người lao động. Rung động và chấn động tác động lên con người có thể làm chấn thương các cơ quan trên cơ thể nhất là cơ và xương. Đối với các công trình kiến trúc có thể bị biến dạng, hư hỏng, nứt gãy… khi bị tác động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi tà lài, xã tân mỹ, huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)