4.1.2.1. Ranh giới tính trữ lượng
Ranh giới tính trữ lượng đá vôi mỏ Tà Lài được xác định như sau:
- Ranh giới trên mặt tính trong diện tích mỏ đ ược cấp. Mức cao nhất là +430m.
4.1.2.2. Kết quả tính trữ lượng
Trữ lượng đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường đã tính toán trong mỏ là 3.840.292 m3, trong đó cấp 121 là 3.604.060 m3, cấp 122 là 23.623 m3
. Tổng trữ lượng đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường chi tiết được trình bày ở bảng 4.02. Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả tính trữ lƣợng Số TT Tên khối và cấp trữ lƣợng Tuyến mặt cắt Khoảng cách giữa các tuyến (m) Diện tích (m2) Thể tích (m3) Hệ số 0.9 1 1 -121 17.445 2 T.1 3.271 3 2-121 100 928.620 4 T.2 19.435 5 3-121 100 1.682.678 6 T.3 14.843 7 4-121 100 1.089.243 8 T.4 8.308 9 5-121 106.777 10 1-122 17.843 Tổng trữ lƣợng (m3) 3.842.606 3.458.345
Nguồn:Phòng quản lý Tài nguyên nước và Khoáng sản. 4.1.3. Phương pháp khai thác.
4.1.3.1. Phương án mở mỏ
a) Vị trí mở vỉa
năm, đồng thời với hệ thống khai thác dự kiến áp dụng và để phù hợp với vị trí mặt bằng chế biến và nghiền sàng đã xây dựng và moong khai thác hiện có. Trên cơ sở đó, vị trí mở mỏ được xác định tại phía Tây Nam khai trường (tại vị trí đang khai thác hiện nay của mỏ), với hướng phát triển khai trường từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Tại vị trí này, việc khai thác sẽ được tiến hành trong 5 năm. Sau đó, nhằm đáp ứng việc tăng công suất khai thác của mỏ, việc mở mỏ sẽ tiếp tục được thực hiện tại trung tâm mỏ.
b) Phương pháp mở vỉa
Phương án mở vỉa phù hợp với hệ thống khai thác và đặc điểm địa hình mỏ là mở vỉa bằng hào trong bán hoàn chỉnh. Thực chất của công tác mở vỉa này là tạo các tuyến đường để đưa các thiết bị khoan, máy xúc, máy gạt lên mặt bằng công tác đầu tiên làm việc.
Việc mở mỏ sẽ được tiến hành ở 2 giai đoạn:
* Giai đoạn 1:
Nhằm phục vụ khai thác trong 5 năm khai thác đầu tiên của mỏ.
Trong giai đoạn này, việc mở mỏ sẽ được tiến hành bằng việc cải tạo tuyến đường di chuyển thiết bị hiện có của khai trường.Tuyến đường này sẽ được cải tạo lên đến mức +365. Tại đây, tiến hành bạt tầng tại mức +365, tạo mặt bằng công tác cho thiết bị hoạt động.
* Giai đoạn 2:
Khi giai đoạn 1 kết thúc, việc mở mỏ sẽ được tiến hành tại trung tâm mỏ nhờ tuyến đường di chuyển thiết bị. Tuyến đường này được thi công nối từ tuyến đường di chuyển thiết bị hiện có của khai trường mức +320 lên mức +400. Khi lên đến cao độ +400, tiến hành bạt đỉnh núi để tạo mặt bằng công tác đầu tiên phục vụ khai thác giai đoạn 2.
a)Theo thiết kế mỏ đã được Công ty phê duyệt:
* Trình tự khai thác
Trên cơ sở đặc điểm của địa chất, địa hình khu vực, kế hoạch khai thác và phù hợp với hệ thống khai thác dự kiến lựa chọn áp dụng, trình tự khai thác của mỏ được lựa chọn như sau:
Sau khi cải tạo và mở tầng, khai trường được chuyển sang thời k sản xuất. Những tầng khai thác đầu tiên sẽ được mở tại mặt bằng bạt đỉnh mức +365m. Tiếp đó, tuyến công tác sẽ được phát triển dần xuống phía dưới. Những lớp khấu tiếp sau sẽ được tiến hành từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong, cho đến khi đạt biên giới cuối cùng.
Sau khi kết thúc khai thác năm thứ 5, việc khai thác sẽ được chuyển sang giai đoạn 2 ứng với năm thứ 6 với công suất lớn hơn. Trong năm thứ 6 mỏ tiếp tục khấu các tầng của kết thúc năm thứ 5 xuống dưới mức +235.
Để quá trình sản xuất không bị gián đoạn, trước khi kết thúc khai thác năm thứ 06 cần tiến hành thi công xây dựng tuyến đường di chuyển thiết bị lên mức +400. Việc thi công tuyến đường này phải hoàn thành trước khi năm sản xuất thứ 06 kết thúc.
Trình tự khai thác sẽ được tiến hành từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong cho đến khi đạt biên giới cuối cùng.
* Hệ thống khai thác
Hệ thống khai thác là một giải pháp kỹ thuật tổng hợp để thực hiện các khâu công nghệ trong quá trình khai thác nhằm đảm bảo các thiết bị hoạt động có hiệu quả nhất. Đối với mỏ đá vôi đặc trưng của hệ thống khai thác là trình tự khấu các lớp đá vôi phù hợp với đặc điểm địa hình, nhu cầu nguyên liệu cung cấp cho thị trường,... Hệ thống khai thác được áp dụng đối với mỏ đá vôi Tà Lài là: Khai thác theo lớp xiên xúc chuyển. Đá sau khi nổ mìn trên các tầng,
một phần được văng xuống mặt bằng chân tuyến nhờ năng lượng nổ mìn.Phần còn lại sẽ được máy xúc xúc đổ xuống chân tuyến, nhận tải tại mặt bằng tiếp nhận đá phía chân tuyến mức +235, được máy xúc xúc lên ô tô chuyển về trạm nghiền.
Bảng 4.3: Các thông số của hệ thống khai thác
TT Tên thông số HTKT Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Chiều cao tầng khai thác H m 15
2 Chiều cao tầng kết thúc Hkt m 30
3 Góc nghiêng sườn tầng khai thác độ 75
4 Góc nghiêng sườn tầng kết thúc kt độ 75
5 Góc dốc bờ công tác γct độ 59
6 Góc dốc bờ mỏ γ độ 59
7 Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu Bmin m 15
8 Chiều rộng mặt tầng kết thúc b m 5,0
9 Chiều rộng dải khấu A m 6,0
10 Chiều rộng bề mặt tầng kết thúc Bkt m 10
11 Chiều dài luồng xúc Lx m 35
Nguồn:Phòng quản lý Tài nguyên nước và Khoáng sản.
b) Kết quả kiểm tra thực tế:
Công ty đã không thực hiện khai thác theo thiết kế mỏ đã được phê duyệt, mới làm đường đưa máy xúc lên mặt tầng tại cốt +350m. Tuy nhiên tại các vị trí khác chưa hình thành các tầng khai thác và các thông số kỹ thuật chưa đúng theo các thông số kỹ thuật đã được xác định trong hồ sơ thiết kế mỏ, góc nghiêng sườn tầng khai thác lớn hơn 750. Hiện trường khai thác còn có đá treo trên sườn tầng khai thác.
Hình 4.2: Hiện trạng khai thác đá tại mỏ
4.1.4. Công nghệ khai thác, chế biến
a) Công tác khoan
Máy khoan lỗ khoan lớn (khoan lần 1): chọn máy khoan BMK-5 để khoan tạo lỗ. Số lượng máy khoan cần sử dụng là: 03 chiếc.
Máy khoan lỗ khoan nhỏ (khoan lần 2): khi phá vỡ đất đá lần 1 bằng phương pháp khoan nổ mìn, không thể tránh được hiện tượng phát sinh đá quá cỡ. Vì vậy, việc sử dụng máy khoan lỗ khoan nhỏ để tạo lỗ khoan phục vụ công tác phá vỡ đá quá cỡ là cần thiết.Lựa chọn máy khoan RH-571-35 để khoan tạo lỗ. Số lượng máy khoan cần sử dụng là: 04 chiếc.
Máy nén khí: sử dụng máy nén khí 375 CFMAT (do Mỹ sản xuất) có công suất nén khí 10,6 m3/phút. Số lượng máy nén khí cần sử dụng là 03 chiếc; 3 máy khoan lớn BMK-5, 04 máy khoan con RH-571-35 và 03 máy nén khí 375 CFMAT.
b) Công tác nổ mìn
Mỏ sử dụng công nghệ nổ mìn theo phương pháp: phương pháp nổ mìn điện, phân đoạn bằng không khí (hoặc đất sét), kích nổ bằng kíp điện vi sai, mạng tam giác đều. Đấu ghép mạng nổ theo sơ đồ nối tiếp. Thuốc nổ sử dụng là ANFO (cho lỗ khoan lớn) và AD1 dạng thỏi (cho lỗ khoan nhỏ). Phương tiện nổ
sử dụng là kíp điện thường, máy nổ mìn điện, và dây điện.
Tổng hợp các thông số khoan và nổ mìn được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.4: Tổng hợp các thông số khoan, nổ mìn
TT Tên các thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Đường kính lỗ khoan d mm 105
2 Đường cản chân tầng W m 4,0
3 Chiều sâu lỗ khoan Llk m 16,5
4 Chiều sâu khoan thêm Lth m 1,0
5 Khoảng cách giữa các lỗ a m 4,0 6 Khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan b m 3,5 7 Chỉ tiêu thuốc nổ đơn vị q kg/m3 0,33 8
Lượng thuốc cho 1 lỗ + Hàng trong + Hàng ngoài Qlk1 Qlk2 kg/lỗ 79,2 69,3 9
Chiều cao cột thuốc + Hàng trong + Hàng ngoài Lt1 Lt2 m 9,6 8,4 10
Chiều cao cột bua + Hàng trong + Hàng ngoài Lb1 Lb2 m 3,8 5,4 11 Khối lượng thuốc nổ 1 năm Qtn tấn/năm 104 12
Khoảng cách an toàn khi nổ mìn: - Đối với người
- Đối với công trình
m m
300 150
Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư cải tạo, mở rộng nâng cao công suất khai thác đá vôi làm VLXD thông thường tại mỏ đá Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, VVMI, 2015.
c) Công tác san gạt
Do mỏ áp dụng hệ thống khai thác chia lớp bằng, gạt chuyển nên khối lượng san gạt của mỏ hàng năm chỉ bao gồm gom gạt đất phủ, san gạt đường và phục vụ máy xúc. Hiện tại mỏ đang sử dụng máy gạt D.50A công suất 100CV.
d) Công tác bốc xúc
Sử dụng máy xúc PC.300-7, có dung tích gầu E = 1,5 ÷ 2,0 m3
để phục vụ công tác xúc bốc của mỏ. Hiện tại mỏ đang sử dụng 02 máy xúc PC.300-7.
e) Công tác vận tải
Vận tải trong mỏ: sử dụng hình thức vận tải bằng ô tô tự đổ. Sử dụng ô tô Hyundai HD-270, tải trọng 15 tấn, số lượng ô tô cần thiết là 03 chiếc. Vận tải ngoài mỏ: vận tải sản phẩm đi tiêu thụ bằng xe của khách hàng.
g) Quy trình công nghệ chế biến đá
Đối với mỏ Tà Lài chế biến khoáng sản chính là công việc tổ chức đập, nghiền và sàng phân loại thành các loại đá khác nhau theo yêu cầu của thị trường. Quy trình công nghệ chế biến đá được mô tả trong hình sau:
Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ chế biến đá làm VLXD
Việc cấp liệu cho trạm nghiền sàng được thực hiện trực tiếp bằng ôtô (chở đá từ khai trường khai thác về bun ke của trạm nghiền). Đá thành phẩm sẽ được máy xúc lật xúc lên ô tô vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Hiện tại mỏ đang sử dụng máy xúc lật bánh lốp phục vụ trạm nghiền có mã hiệu ZL 40B. Thiết bị nghiền sàng đang sử dụng tại mỏ là tổ hợp nghiền sàng Nga có công suất 120 tấn/giờ.
4.1.5. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành
- Đối với bụi khí thải: Công ty đã đầu tư lắp đặt các thiết bị tưới nước dập
Nghiền thô Nghiền tinh Phân loại Thành Phẩm Đá nguyên liệu
bụi như máy bơm nước, hệ thống vò phun nước và trồng cây xanh.
- Đối với nước mưa chảy tràn: Đã xây dựng hệ thu gom nước mưa chảy tràn vào ao lắng.
- Đối với nước thải sinh hoạt: đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại ba ngăn.
- Đối với chất thải rắn thông thường:
+ Đối với chất thải sinh hoạt: Đã trang bị thiết bị thhu gom và thuê Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Tiến Hòa có địa chỉ tại thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn vận chuyển và xử lý.
+ Chất thải rắn sản xuất: Được thu gom và đổ thải tại bãi thải Phía Nam khu mỏ.
- Đối với chất thải nguy hại: Công ty đã có Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại Mã số QLCTNH:20.000032T. Đã trang bị thiết bị, kho chứa lưu giữ CTNH có mái tre và thuê Hợp tác xã và Dịch vụ phúc lợi có địa chỉ tại tổ 11, phường Gia Sàng, Tp Thái Nguyên xử lý.
4.2. Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi tại mỏ đá vôi Tà Lài đến môi trƣờng
4.2.1. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường nước 4.2.1.1. Chất lượng môi trường nước mặt 4.2.1.1. Chất lượng môi trường nước mặt
Để đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã tiến hành lấy mẫu nước mặt tại suối cầu Bắc Hang Chui. Kết quả phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt được thể hiện trong bảng 4.5.
Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt tại suối cầu Bắc Hang Chui
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Phƣơng pháp phân tích QCVN 08- MT:2015/ BTNMT (cột B1) 1 pH - 6,74 7,13 7,06 TCVN 6492-2011 5,5 - 9,0 2 BOD5 (200C) mg/l 2,8 10,5 12,2 TCVN 6001- 1:2008 15 3 COD mg/l 15,5 18,5 25,09 TCVN 6491:1999 30 4 Ôxy hòa tan (DO) mg/l 4,8 6,12 5,2 TCVN 7324:2004 ≥ 4 5 TSS mg/l 10 33 38,4 TCVN 6625:2000 50 6 TDS mg/l 264 453 485 SOP.QT.N.07 - 7 NH4+- N mg/l 0,08 0,38 0,173 TCVN 6179:1996 0,9 8 NO2-- N mg/l 0,006 0,025 0,034 TCVN 6178:1996 0,05 9 NO3-- N mg/l 2,1 3,05 2,358 TCVN 6180:1996 10 10 As mg/l <0,002 0,0005 <0,0023 SMEWW 3113B:2012 0,05
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Phƣơng pháp phân tích QCVN 08- MT:2015/ BTNMT (cột B1) 11 Cd mg/l <0,0003 0,0008 <0,0006 SMEWW 3113B:2012 0,01 12 Pb mg/l <0,0025 0,0005 <0,0015 SMEWW 3113B:2012 0,05 13 Zn mg/l <0,05 0,035 <0,04 SMEWW 3113B:2012 1,5 14 Hg mg/l <0,0003 <0,000 3 <0,0003 SMEWW 3113B:2012 0,001 15 Fe mg/l 0,28 0,43 0,015 SMEWW 3113B:2012 1,5 16 Dầu mỡ khoáng (*) mg/l 0,8 0,7 0,5 SMEWW 5520 B: 2012 1 17 Coliform MPN/ 100ml 2.300 3.900 4.300 TCVN 6187-2:1996 7.500 Ghi chú:
QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1;
“-”: Không quy định
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2016, 2017 và 2018 so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT cho thấy các chỉ tiêu cơ bản trong mẫu nước mặt trong 3 năm liên tiếp như: pH giao động từ 6,74 - 7,13, DO giao động từ 4,18 - 6,12 mg/l, TSS giao động từ 10 - 38,4 mg/l, COD giao động từ 15,5 - 25,09 mg/l, BOD5 giao động từ 2,8 - 12,2 mg/l và các chỉ tiêu kim loại nặng được tìm thấy với hàm lượng khá thấp và đều nhỏ hơn giới hạn cho phép. Điều này cho thấy đơn vị luôn thực hiện tốt biện pháp xử lý nước mặt, đảm bảo chất lượng nước thải ra đạt Quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên năm 2018 hàm lượng của các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng theo thời gian. Hàm lượng BOD5 COD và TSS tại suối cầu Bắc Hang Chui đều ở mức cao, nước có dấu hiệu ô nhiễm
đình, hoạt động thi công tuyến đường trong khu vực phi thuế quan phía bên bờ suối đã ảnh hưởng đến chất lượng nước tại suối cầu Bắc Hang Chui.
- Độ pH: Qua kết quả phân tích chất lượng nước mặt nêu trên cho thấy, độ pH của mẫu nước mặt tại khu vực mỏ đá vôi Tà Lài (nước suối tại Cầu Bắc Hang Chui) 3 năm liên tiếp 2016, 2017, 2018 giao động từ 6,74 - 7,13 nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Từ đó cho thấy, các hoạt động khai thác và chế biến của mỏ ít làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt khu vực mỏ.
- Oxy hòa tan (DO): Hàm lượng DO cho thấy lượng oxy hòa tan trong nước mặt tại nước suối Cầu Bắc Hang Chui cả 3 năm 2016, 2017, 2018 đều đạt giá trị khá cao, đạt tiêu chuẩn theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Nguyên nhân là do điểm lấy mẫu nằm trong khu vực có nguồn nước không ổn định, chảy liên tục.
- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng TSS
Từ kết quả phân tích chất lượng nước khu vực mỏ và biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS cho thấy, tổng chất răn lơ lửng (TSS) đo được tại nước suối cầu