a) Công tác khoan
Máy khoan lỗ khoan lớn (khoan lần 1): chọn máy khoan BMK-5 để khoan tạo lỗ. Số lượng máy khoan cần sử dụng là: 03 chiếc.
Máy khoan lỗ khoan nhỏ (khoan lần 2): khi phá vỡ đất đá lần 1 bằng phương pháp khoan nổ mìn, không thể tránh được hiện tượng phát sinh đá quá cỡ. Vì vậy, việc sử dụng máy khoan lỗ khoan nhỏ để tạo lỗ khoan phục vụ công tác phá vỡ đá quá cỡ là cần thiết.Lựa chọn máy khoan RH-571-35 để khoan tạo lỗ. Số lượng máy khoan cần sử dụng là: 04 chiếc.
Máy nén khí: sử dụng máy nén khí 375 CFMAT (do Mỹ sản xuất) có công suất nén khí 10,6 m3/phút. Số lượng máy nén khí cần sử dụng là 03 chiếc; 3 máy khoan lớn BMK-5, 04 máy khoan con RH-571-35 và 03 máy nén khí 375 CFMAT.
b) Công tác nổ mìn
Mỏ sử dụng công nghệ nổ mìn theo phương pháp: phương pháp nổ mìn điện, phân đoạn bằng không khí (hoặc đất sét), kích nổ bằng kíp điện vi sai, mạng tam giác đều. Đấu ghép mạng nổ theo sơ đồ nối tiếp. Thuốc nổ sử dụng là ANFO (cho lỗ khoan lớn) và AD1 dạng thỏi (cho lỗ khoan nhỏ). Phương tiện nổ
sử dụng là kíp điện thường, máy nổ mìn điện, và dây điện.
Tổng hợp các thông số khoan và nổ mìn được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.4: Tổng hợp các thông số khoan, nổ mìn
TT Tên các thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Đường kính lỗ khoan d mm 105
2 Đường cản chân tầng W m 4,0
3 Chiều sâu lỗ khoan Llk m 16,5
4 Chiều sâu khoan thêm Lth m 1,0
5 Khoảng cách giữa các lỗ a m 4,0 6 Khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan b m 3,5 7 Chỉ tiêu thuốc nổ đơn vị q kg/m3 0,33 8
Lượng thuốc cho 1 lỗ + Hàng trong + Hàng ngoài Qlk1 Qlk2 kg/lỗ 79,2 69,3 9
Chiều cao cột thuốc + Hàng trong + Hàng ngoài Lt1 Lt2 m 9,6 8,4 10
Chiều cao cột bua + Hàng trong + Hàng ngoài Lb1 Lb2 m 3,8 5,4 11 Khối lượng thuốc nổ 1 năm Qtn tấn/năm 104 12
Khoảng cách an toàn khi nổ mìn: - Đối với người
- Đối với công trình
m m
300 150
Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư cải tạo, mở rộng nâng cao công suất khai thác đá vôi làm VLXD thông thường tại mỏ đá Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, VVMI, 2015.
c) Công tác san gạt
Do mỏ áp dụng hệ thống khai thác chia lớp bằng, gạt chuyển nên khối lượng san gạt của mỏ hàng năm chỉ bao gồm gom gạt đất phủ, san gạt đường và phục vụ máy xúc. Hiện tại mỏ đang sử dụng máy gạt D.50A công suất 100CV.
d) Công tác bốc xúc
Sử dụng máy xúc PC.300-7, có dung tích gầu E = 1,5 ÷ 2,0 m3
để phục vụ công tác xúc bốc của mỏ. Hiện tại mỏ đang sử dụng 02 máy xúc PC.300-7.
e) Công tác vận tải
Vận tải trong mỏ: sử dụng hình thức vận tải bằng ô tô tự đổ. Sử dụng ô tô Hyundai HD-270, tải trọng 15 tấn, số lượng ô tô cần thiết là 03 chiếc. Vận tải ngoài mỏ: vận tải sản phẩm đi tiêu thụ bằng xe của khách hàng.
g) Quy trình công nghệ chế biến đá
Đối với mỏ Tà Lài chế biến khoáng sản chính là công việc tổ chức đập, nghiền và sàng phân loại thành các loại đá khác nhau theo yêu cầu của thị trường. Quy trình công nghệ chế biến đá được mô tả trong hình sau:
Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ chế biến đá làm VLXD
Việc cấp liệu cho trạm nghiền sàng được thực hiện trực tiếp bằng ôtô (chở đá từ khai trường khai thác về bun ke của trạm nghiền). Đá thành phẩm sẽ được máy xúc lật xúc lên ô tô vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Hiện tại mỏ đang sử dụng máy xúc lật bánh lốp phục vụ trạm nghiền có mã hiệu ZL 40B. Thiết bị nghiền sàng đang sử dụng tại mỏ là tổ hợp nghiền sàng Nga có công suất 120 tấn/giờ.