Từ các kết quả tiến hành phân tích mẫu môi trường tiến hành đối chiếu, so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành như:
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí;
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
- QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
- QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN 3.1. Điều kiện tự nhiên
Văn Lãng là một huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, tiếp giáp với huyện Văn Quan, Cao Lộc, Tràng Định, Bình Gia, Bằng Tường (Trung Quốc). (Việt Nam) và huyện
Tại Văn Lãng có 4 dân tộc chính sinh sống là Kinh, Tày, Nùng và Hoa. Tổng dân số là 40.172 người (2007), tỷ lệ người dân tộc là 95%.
Diện tích tự nhiên là 56.330,46 hécta. Huyện có 19 xã (Tân Việt, Trùng Quán, Trùng Khánh, Thuỵ Hùng, Thanh Long, Nam La, Hội Hoan, Gia Miễn, Bắc La, Tân Tác, Tân Lang, An Hùng, Thành Hoà, Hoàng Việt, Tân Thanh, Tân Mỹ, Hoàng Văn Thụ, Hồng Thái, Nhạc k ) và 1 thị trấn Na Sầm. Có tổng số 50 trường học, 6 cụm chợ chính là chợ Na Sầm, chợ Tân Thanh, chợ Nà Hình, chợ Hoàng Văn Thụ, và chợ Hội Hoan.
Huyện có chợ biên giới với Trung Quốc, nổi tiếng nhất là chợ cửa khẩu Tân Thanh. Huyện có ngọn núi cao là Khâu Khú thuộc xã Thanh Long, với độ cao khoảng 800m so với mặt nước biển [6].
3.2. Vị trí địa lý
Văn Lãng là một Huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, cách trung tâm Tỉnh Lỵ 30 km, có đường quốc lộ 4A đi qua dài 32km. Có đường biên giới Quốc gia giáp với nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa dài 36 km. Huyện có 20 đơn vị hành chính (19 xã và 1 thị trấn).
Địa giới hành chính như sau: - Phía Bắc giáp huyện Tràng Định.
- Phía Nam giáp huyện Cao Lộc và huyện Văn Quan. - Phía Đông giáp nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
- Phía Tây giáp huyện Bình Gia.
Với vị trí địa lý như trên, rất thuận lợi cho huyện Văn Lãng phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội, từng bước hoà nhập với nền kinh tế của Tỉnh và khu vực. Đặc biệt là phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ tại cửa khẩu và các cặp chợ đường biên giữa huyện Văn Lãng với Thị Xã Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc [6].
3.3. Địa hình
Địa hình chia cắt mạnh, có nhiều núi cao, xen kẽ là các cánh đồng thung lũng hẹp ven sông, suối và núi đá vôi.
Dạng hình núi đất là chủ yếu, có độ dốc trên 250
chiếm 88% diện tích tự nhiên, thích hợp cho trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, một số vị trí thấp có thể phát triển trồng cây ăn quả, trồng hồi…
Dạng địa hình núi đá, chủ yếu ở xã Tân Thanh, Tân Mỹ, Tân Lang, Hoàng Việt, Hoàng Văn Thụ, Trùng Quán, An Hùng với diện tích khoảng 2.800 ha chiếm 4,99% diện tích đất tự nhiên.
Các dải thung lũng hẹp, vùng cánh đồng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, có diện tích 3.505 ha chiếm 6,25% diện tích tự nhiên.
Các dải đồi có độ dốc thấp (8-250) không nhiều, diện tích khoảng 950 ha rất thuận lợi cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày như chè, hồi…[6]
3.4. Khí hậu
Huyện Văn Lãng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.Hàng năm được thể hiện 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, khô hanh và ít mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 240
C.
Lượng mưa bình quân hàng năm: 1.540 mm số ngày có mưa 134 ngày. Do sự phân bố lượng mưa không đồng đều nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại. Hạn hán kéo dài vào mùa khô.
3.4.1. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ, các chất ô nhiễm môi trường không khí. Điều kiện vi khí hậu, môi trường lao động là những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ con người và đời sống hệ động thực vật. Nhiệt độ không khí được sử dụng để tính toán mức độ lan truyền các chất ô nhiễm môi trường không khí và thiết kế hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Bảng 3.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
Đơn vị tính: 0
C
Năm Tháng TB Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2009 13,4 18,6 19,8 24,5 26,9 27,5 28,5 27,7 25,5 23,4 19,9 14,4 22,5 2010 14,2 15,8 18,5 23,0 24,8 27,2 26,9 27,5 26,0 22,0 19,6 14,5 21,7 2011 13,0 15,3 17,5 22,7 27,4 27,7 27,5 27,2 26,2 23,2 19,5 13,6 21,7 2012 15,3 15,5 18,7 24,0 25,1 27,4 27,8 26,9 25,6 25,3 20,6 14,7 22,2 2013 13,18 19,8 19,4 21,4 25,0 28,2 27,9 27,2 24,7 23,1 17,0 16,7 22,0 2014 11,2 11,3 19,2 23,2 25,0 26,6 27,2 26,9 26,2 24,4 18,0 14,3 21,1 2015 12,5 20,7 19,2 22,9 25,3 27,6 27,6 28,2 27,1 24,0 18,3 17,0 22,5 2016 15,6 18,5 20 21,6 26,6 27,6 28,4 27 26,5 22,5 18 15,5 22,3 2017 9,4 15,2 15,0 21,7 24,6 27,6 28,0 27,0 25,8 22,0 20,5 13,9 20,9 2018 11,3 13,6 18,3 24,8 27,3 27,6 28,0 27,8 25,2 23,7 20,2 15,8 22,0
Nguồn:Trạm khí tượng Thất Khê; Trung tâm KTTV tỉnh Lạng Sơn, 2018. 3.4.2. Độ ẩm không khí
- Độ ẩm không khí là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm môi trường không khí. Các hợp chất CO2, CO, H2S, SO2,... rất khó phát tán trong điều kiện có độ ẩm cao mà thường tồn tại ở tầng thấp, ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp của con người.
+ Độ ẩm tương đối cao nhất 91% (01/2012) + Độ ẩm tương đối thấp nhất 71,8% (11/2009) + Độ ẩm trung bình năm 83,2%
Độ ẩm không khí trong khu vực thay đổi không đáng kể trong năm, độ ẩm thường lớn trong khoảng từ tháng V đến tháng IX, cao nhất vào tháng VII – VIII, với giá trị tại nhiều thời điểm lên tới gần 90%.
Bảng 3.2: Độ ẩm tƣơng đối trung bình các tháng trong năm
Đơn vị tính: %
Năm
Tháng
TB Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2009 84,0 85,0 83,0 83,0 84,0 85,0 83,0 87,0 87,0 81,0 78,0 78,0 83,0 2010 82,0 83,0 81,0 82,0 81,0 84,0 87,0 86,0 85,0 81,0 84,0 80,0 83,0 2011 86,0 83,0 84,0 83,0 84,0 87,0 86,0 87,0 84,0 83,0 86,0 83,0 85,0 2012 82,0 89,0 86,0 81,0 81,0 86,0 86,0 87,0 81,0 81,0 80,0 80,0 83,0 2013 76,7 78,6 86,2 80,5 81,4 83,0 83,4 85,5 85,2 82,4 78,3 86,2 82,0 2014 86,7 77,2 81,0 83,6 82,3 86,2 86,1 86,4 84,9 84,2 83,6 82,7 84,0 2015 77,5 81,5 81,5 83,5 85,9 86,7 86,5 83,4 82,7 83,5 71,8 75,5 82,0 2016 83,0 75,0 77,0 85,0 84,0 82,0 81,0 86,0 86,0 81,0 82,0 84,0 82,0 2017 83,0 81,0 79,0 87,0 83,0 83,0 83,0 84,0 85,0 86,0 84,0 79,0 83,0 2018 89,9 87,0 86,0 81,0 84,0 86,0 84,0 82,0 84,0 83,0 86,0 82,0 85,0
Nguồn:Trạm khí tượng Thất Khê; Trung tâm KTTV tỉnh Lạng Sơn, 2018. 3.4.3. Mưa
Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VIII (trung bình 293,41 mm), tháng có lượng mưa ít nhất là tháng XII (trung bình 25,65 mm). Tổng lượng mưa ngày lớn nhất là 129 mm (24/08/2011).
Đơn vị tính: mm
Năm Tháng TB Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2009 59,4 57,4 21,7 68,4 328,2 277,3 129,2 251,3 112,3 27,1 0,0 4,5 1336,8 2010 38,5 20,0 32,0 102,4 307,0 125,0 357,7 182,8 115,8 0,6 46,9 12,3 1341,0 2011 48,7 53,0 146,3 103,3 220,3 548,5 308,4 423,6 221,1 1,9 110,2 67,0 2252,3 2012 10,9 73,3 28,8 117,1 247,0 162,0 347,1 516,5 91,2 25,3 92,8 8,2 1720,2 2013 9,5 61,2 33,8 120,1 188,0 175,1 139,9 274,3 92,8 27,7 22,7 23,4 1168,5 2014 54,4 56,4 36,1 132,6 68,9 530,6 288,3 427,0 322,2 93,1 173,5 3,2 2186,3 2015 9,9 9,6 19,8 211,3 242,6 192,1 169,8 258,2 75,3 17,8 2,6 2,1 1211,1 2016 143,5 9,4 17,7 196,6 250,3 170,3 208,6 165,3 211,7 21,4 5,6 74,9 1475,3 2017 25,1 13,0 69,7 37,5 106,6 232,8 154,2 165,1 142,3 168,5 1,2 19,2 1135,2 2018 77,7 24,7 41,0 48,1 234,9 212,5 320,2 270,0 68,5 57,4 40,2 41,7 1436,9
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khu vực đạt 1.414 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất trong năm là tháng VIII, đạt trung bình 174 giờ/tháng. Tháng có số giờ nắng ít nhất trong năm là tháng III, trung bình 50 giờ/tháng.
Chế độ nắng khu vực Văn Lãng được thể hiện trong Bảng sau:
Bảng 3.4: Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm
Đơn vị tính: giờ
Năm Tháng TB Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2009 107,4 98,7 83,5 118,3 152,1 164,0 234,7 159,5 149,6 137,9 139,4 108,4 1653,5 2010 35,6 67,5 54,0 110,1 131,2 163,8 105,3 193,2 164,3 169,5 111,1 155,3 1460,9 2011 36,5 31,9 43,0 86,6 188,9 107,2 197,7 147,7 175,7 136,7 88,7 89,2 1329,8 2012 65,0 34,1 26,8 109,0 161,9 127,9 149,7 137,5 181,0 146,9 131,1 110,9 1381,8 2013 59,9 112,4 41,9 83,5 178,7 195,9 199,6 171,9 140,8 144,8 179,8 48,0 1557,2 2014 62,0 22,7 81,1 87,1 122,0 104,9 160,4 158,7 169,7 105,7 142,1 109,6 1326,0 2015 97,6 107,8 50,8 96,6 134,1 166,6 166,2 223,2 176,6 126,9 154,0 73,4 1573,8 2016 55,9 130,4 66,6 76,4 111,6 114,7 185,4 160,7 158,9 127,8 130,9 77,5 1396,8 2017 13,8 49,9 28,2 62,3 156,4 137,0 183,6 185,5 148,6 91,6 142,6 94,9 1294,4 2018 4,5 13,3 25,8 137,1 159,2 91,1 155,9 204,9 125,5 123,2 72,3 54,5 1167,3
Lượng bốc hơi trung bình năm giai đoạn 2009-2018 là 758 mm. Lượng bốc hơi thấp nhất ở các tháng I - II từ 43,2 mm đến 48,9 mm/tháng. Lượng bốc hơi lớn nhất vào tháng VII (76,5mm/tháng).
3.4.6. Dông nhiệt
Số ngày xuất hiện dông bão chủ yếu trong mùa mưa, trong đó tháng VI và tháng VIII là những tháng có số ngày có dông cao nhất. Đối với tháng VI (trung bình 15 ngày), tháng VIII (trung bình 14 ngày). Những tháng không xuất hiện ngày có dông là tháng XII và tháng I.
Bảng 3.5: Số ngày có dông nhiệt trong năm
Năm Tháng Tổng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2009 0 1 0 7 14 10 1 14 5 1 0 0 53 2010 0 0 1 7 9 13 10 15 10 0 1 0 66 2011 0 2 3 5 11 18 12 15 5 1 0 0 72 2012 0 0 1 3 10 18 13 13 5 4 2 0 69 2013 0 3 1 6 4 17 8 16 4 0 0 0 59 2014 0 0 2 5 6 11 13 13 6 0 1 0 57 2015 0 0 2 5 7 16 9 14 6 0 0 0 59 2016 0 0 1 8 8 12 11 18 12 1 0 0 71 2017 0 1 0 3 4 17 11 12 5 0 0 0 53 2018 0 0 2 3 11 16 10 12 6 0 2 0 62
3.4.7. Chế độ gió
Tốc độ gió trung bình trong năm biến đổi từ 0,8 ÷ 2m/s. Tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 8 m/s. Hàng năm thỉnh thoảng vẫn có các trận gió bão kèm theo mưa lớn. Hai hướng gió chủ đạo chính trong năm là hướng Đông Bắc và Đông Nam. Tại trạm khí tượng Thất Khê - Lạng Sơn, tần suất gió theo hướng Bắc là lớn nhất.
THÁNG 1 THÁNG 2 THÁNG 3
THÁNG 4 THÁNG 5 THÁNG 6
Nguồn:Trạm khí tƣợng Thất Khê; Trung tâm KTTV tỉnh Lạng Sơn, 2018 Hình 3.1: Hoa gió từ tháng 1 đến tháng 6 tại trạm khí tƣợng
THÁNG 7 THÁNG 8 THÁNG 9
THÁNG 10 THÁNG 11 THÁNG 12
Nguồn:Trạm khí tƣợng Thất Khê; Trung tâm KTTV tỉnh Lạng Sơn, 2018 Hình 3.2: Hoa gió từ tháng 7 đến tháng 12 tại trạm khí tƣợng
Thất Khê - Lạng Sơn
3.4.8. Các dạng thời tiết đặc biệt
- Gió mùa Đông Bắc
Gió mùa đông Bắc là những khí áp cao hình thành từ lục địa châu Á thổi qua Hoa Nam (Trung Quốc) vào miền Bắc nước ta theo hướng đông bắc từ tháng IX đến tháng V. Giữa mùa đông lạnh, số đợt gió mau hơn và sức gió mạnh hơn của các đợt so với đầu và cuối mùa. Mỗi đợt gió mùa Đông Bắc tràn về ảnh hưởng tới thời tiết địa phương từ 3 tới gần chục ngày, với đặc trưng là nhiệt độ
không khí hạ thấp đột ngột, rồi bị "nhiệt đới hoá" mà ấm dần lên. Có những đợt gió mùa đông bắc tràn về đầu mùa hoặc cuối mùa đông gặp không khí nhiệt đới nóng ẩm gây nhiễu loạn thời tiết, sinh ra giông tố, lốc xoáy, kèm mưa đá, tàn phá các địa phương khi chúng tràn qua.
- Sương muối
Thường vào tháng XII và tháng I năm sau, khi kết thúc các đợt gió mùa Đông Bắc, trời nắng hanh, đêm không mây, lặng gió, gây ra bức xạ mặt đất rất mạnh. Nhiệt độ không khí hạ thấp nhanh có thể xuống dưới 0o
C. Hơi nước trong không khí giáp mặt đất ngưng kết dạng tinh thể muối, đọng lại gây thời tiết lạnh buốt gọi là sương muối. Sương muối có thể làm ngưng trệ quá trình trao đổi chất của thực vật, đông cứng các mô nên những thực vật thân mềm nhiệt đới bị chết, tác hại đến hệ hô hấp của người và động vật.
- Nồm
Vào mùa đông, xen giữa các đợt lạnh có những ngày nóng bức bất thường hay xảy ra vào mùa xuân, độ ẩm không khí lên đến trên 90%, gây hiện tượng hơi nước đọng ướt át nền nhà, làm ẩm mốc các đồ dùng, thực phẩm, sâu bệnh phái triển... gọi là thời tiết nồm.
- Mây mù
Vào cuối mùa xuân (khoảng tháng III - IV), nhất là ở những thung lũng kín, sườn núi khuất gió hay có hiện tượng mây mù dày đặc, tầm nhìn mắt thường không quá 5m. Đôi khi cả ngày không có ánh nắng mặt trời (trực xạ O%). Dạng thời tiết này làm ngưng trệ quá trình sinh trưởng của cây cối vì không quang hợp được.
3.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
3.5.1. Tài nguyên đất
Đất đai của Huyện gồm 8 loại chính sau:
- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): 26.200 ha chiếm 46,71% đất tự nhiên. - Đất vàng nhạt trên đá cát ( Fq): 3.500 ha chiếm 6,24% diện tích đất tự nhiên.
- Đất vàng đỏ trên đá macma axít (Fa): 20.450 ha chiếm 36,46% diện tích tự nhiên.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): 850 ha chiếm 1,52% diện tích tự nhiên.
- Đất màu vàng trên phù xa cổ (F/P): 40 ha chiếm 0,07% diện tích tự nhiên. - Đất phù xa ngòi suối (Py): 100 ha chiếm 0,18% diện tích tự nhiên. - Đất phù xa (P): 509,42 ha chiếm 0,91% diện tích tự nhiên.
- Đất dốc tụ (D): 1050 ha chiếm 1,87 % diện tích tự nhiên. + Sông suối: 592,58 ha chiếm 1,06% diện tích tự nhiên. + Núi đá: 2.800 ha chiếm 4,99% diện tích tự nhiên. Tổng diện tích đất tự nhiên của Huyện là: 56.092,2 ha.
Tiềm năng đất đai của Huyện còn khá lớn với 26.090,3 ha đất đồi núi chưa sử dụng, là nguồn lực để khai đưa vào phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.
3.5.2. Tài nguyên rừng
Theo tài liệu thống kê năm 2005, đất có rừng của Huyện khá lớn 17.132,95 ha chiếm 30,54% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:
- Diện tích rừng tự nhiên:14.248,49 ha chiếm 83% diện tích đất có rừng. - Diện tích rừng trồng: 2.884,46 ha chiếm 17% diện tích đất có rừng.
3.5.3. Tài nguyên nước
Huyện Văn Lãng có nguồn nước ngầm và nước mặt khá lớn, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Huyện có 2 sông lớn chảy qua đó là: Sông K Cùng và sông Văn Mịch. Có hệ thống suối dày đặc, có 4 suối lớn là suối Tân Mỹ, Khuổi Slin, Khuổi Rào, Thanh Long và hệ thống mạng lưới các khe suối có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Ngoài