Đánh giá mức độ đa dạng sinh học loài thực vật trong thời gian trước và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp đốt trước vật liệu cháy tới điều kiện đất và sinh vật dưới rừng thông nhựa (pinus merkusii jungh and de vrieses) tại tĩnh gia thanh hóa​ (Trang 75 - 78)

và sau khi áp dụng biện pháp đốt trước

Khi tiến hành thử nghiệm các biện pháp đốt trước VLC, đám cháy đã gây ảnh hưởng tới nhiều đối tượng trong đó có tầng cây bụi, thảm tươi. Đây vừa là đối tượng cần thiết để đám cháy xảy ra vừa là đối tượng bị ảnh hưởng bởi đám cháy sau khi tràn qua. Tại khu vực nghiên cứu là rừng trồng thuần loài đều tuổi.Thành phần cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh ở đây được xem là sau

khi đám cháy tràn qua số lượng và mật độ các loài cây bụi, thảm tươi mọc trở lại có đa dang hơn so với mức độ đa dạng ban đầu trước khi đốt.

Đề tài đã sử dụng hai phương pháp đánh giá đa dạng sinh học thường được dùng nhất. Đó là phương pháp chỉ số đa dạng loài và phương pháp chỉ số đa dạng Simpson.

Kết quả điều tra và tính toán theo phương pháp chỉ số đa dạng loài tại bảng 4.12.

Bảng 4.12: Kết quả đánh giá mức độ đa dạng loài ở tầng cây tái sinh theo phương pháp Chỉ số đa dạng loài

Chỉ số đa dạng loài

Trước khi đốt Sau khi đốt

Số loài Số cây Chỉ số Số loài Số cây Chỉ số OTC01 20 557 0,036 11 188 0,058

OTC02 20 554 0,036 8 101 0,079

OTC03 20 565 0,035 8 107 0,074

Trung bình 0,035 0,070

Dựa vào số liệu điều tra bảng 4.12 chỉ số loài đa dạng cao hơn lại là tầng cây bụi thảm tươi tái sinh sau khi đốt trước, trạng thái OTC 02 sau cháy cao nhất là 0,079 và thấp nhất là trạng thái cây bụi, thảm tươi trước khi đốt ở OTC 03.

Với cách đánh giá chỉ tiêu đa dạng loài như trên cho kết quả chưa hoàn toàn chính xác. Sau khi đám cháy tràn qua đã làm cho trạng thái tầng cây bụi, thảm tươi tái sinh giảm mạnh như ở OTC 01, cả số loài cây từ 20 xuống 11 và số lượng cây thế nhưng chỉ số đa dạng sinh học lại cao hơn.

Và cách đánh giá này cho thấy rằng chúng ta không xác định được vai trò của thành phần cây đang tái sinh trở lại có giống như trạng thái ban đầu trước khi đốt hay là khác và vai trò của các loài là như nhau, vì không biết chính xác số lượng của từng loài. Để khắc phục những tồn tại của chỉ số trên đề tài tiếp tục sử dụng công thức tính thứ hai. Kết quả điều tra và tính toán theo công thức của Simpson tại bảng 4.13.

Bảng 4.13: Kết quả đánh giá mức độ đa dạng loài ở tầng cây tái sinh theo phương pháp chỉ số đa dạng Simpson

Chỉ số đa dạng Simpson

Trước khi đốt Sau khi đốt

Số loài Số cây Chỉ số Số loài Số cây Chỉ số OTC01 20 557 0,93 11 188 0,88

OTC02 20 554 0,93 8 101 0,86

OTC03 20 565 0,93 8 107 0,86

Trung bình 0,93 0,87

Theo kết quả tính toán chỉ số Simpson tại bảng 4.13 và được biểu diễn ở hình 4.8 ta thấy rằng chỉ số đa dạng tính theo công thức Simpson cho kết quả khá chính xác, trạng thái thực bì trước khi đốt đa dạng hơn so với trạng thái thực bì sau khi đốt. Dưới tác động của các đám cháy khác nhau ở các OTC. OTC 01 có cường độ cháy thấp nhất thì có số loài và chỉ số cao nhất so với OTC 02 và OTC 03.

Hình 4.8: Chỉ số đa dạng sinh học quần xã thực bì tính theo công thức Simpson trước và sau khi đốt trước

0,82 0,84 0,86 0,88 0,9 0,92 0,94

OTC01 OTC02 OTC03

Axis Title

TĐ SĐ

Chỉ số Simpson

Theo các chỉ số trên sau khi thực hiện các biện pháp đốt trước có kiểm soát mức độ đa dạng sinh học loài thực vật của các ô thí nghiệm có suy giảm đáng kể về thành phần loài, mật độ và mức độ đa dạng sinh học. Với OTC 01 mức độ suy giảm là ít nhất và mức độ phục hồi là cao nhất.

Với khối lượng VLC lớn trên 10 tấn/ha, đã áp dụng ba cách thực hiện đốt trước VLC như trên để đảm bảo an toàn cho rừng và dễ kiểm soát. Đối với cách đốt toàn diện, khi thực hiện người chỉ huy hiện trường phải có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, lựa chọn thời điểm đốt thích hợp và ước lượng được độ ẩm VLC để đảm bảo đám cháy đốt trước là có kiểm soát. Diện tích rừng cần phát và thu gom VLC cháy là nhỏ nhất và dễ áp dụng trên diện tích rộng. Đối với cách đốt thứ hai và ba đã tiến hành hạ thấp thực bì, làm đường băng, thu gom VLC thành các dải và đám nhỏ hơn, dễ dàng kiểm soát đám cháy hơn nhưng phải chi phí công tham gia phát dọn, thu gom cao và khó áp dụng trên diện tích rừng lớn. Như vậy tùy vào điều kiện cụ thể lựa chọn biện pháp đốt trước hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp đốt trước vật liệu cháy tới điều kiện đất và sinh vật dưới rừng thông nhựa (pinus merkusii jungh and de vrieses) tại tĩnh gia thanh hóa​ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)