Đặc điểm lớp cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp đốt trước vật liệu cháy tới điều kiện đất và sinh vật dưới rừng thông nhựa (pinus merkusii jungh and de vrieses) tại tĩnh gia thanh hóa​ (Trang 46 - 47)

Kết quả điều tra về tình hình sinh trưởng của lớp thực vật này dưới tán rừng thông ở khu vực nghiên cứu như ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Đặc điểm sinh trưởng lớp cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh

OTC Độ che phủ trung bình (%) Chiều cao trung bình (cm) Loài cây chủ yếu 01 85 79,4

Sim, Mua, Dây chạc chìu, Ràng ràng, Thành ngạnh, Lấu, Thông nhựa, mâm xôi…

02 85 79,3

03 85 79,3

Tb 85 79,3

Tại cả ba OTC, thành phần cây bụi thảm tươi là khá đồng nhất, chủ yếu gồm các loài sim, mua, chạc chìu, ràng ràng, thành ngạnh, thông tái sinh… đây là những loài thường phân bố nơi có tầng đất mỏng, đất chua, nghèo chất dinh dưỡng và nhiều đá lẫn. Lớp thực vật này có độ che phủ trung bình tương đối cao (85%) và chiều cao trung bình cũng khá cao đạt 79,3cm. Tuy nhiên nhưng có sự biến động lớn về chiều cao giữa các loài cây, thấp nhất là thông tái sinh

cao trung bình chỉ là 30cm và cao nhất là cây mâm xôi cao trung bình 130cm. Cùng với lớp thảm khô, thảm mục, tầng cây bụi, thảm tươi đã tạo thành lớp vật liệu dễ bắt lửa và dễ cháy vào mùa khô. Đây là mối nguy hiểm nhất đối với khả năng cháy rừng tại khu vực nghiên cứu.

Kết quả điều tra ở các OTC cho thấy khả năng tái sinh các loài cây gỗ dưới tán rừng thông ở khu vực nghiên cứu nói chung đều kém. Thành phần cây tái sinh chủ yếu là thông, ngoài ra còn có một số ít loài cây khác như: Thành ngạnh, bời lời nhớt, lá nến.

Tuy Thông tái sinh có mật độ khá lớn (2800 cây/ha) nhưng sinh trưởng không tốt và chỉ đạt chiều cao khoảng 30-40cm, không gặp thông có chiều cao hơn. Điều này có thể do thảm thực bì tại đây cao và có độ che phủ lớn, ánh sáng chiếu xuống phía dưới ít, đất nghèo chất dinh dưỡng làm cho cây thông tái sinh này không sinh trưởng vượt qua được tán của tầng cây bụi, thảm tươi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp đốt trước vật liệu cháy tới điều kiện đất và sinh vật dưới rừng thông nhựa (pinus merkusii jungh and de vrieses) tại tĩnh gia thanh hóa​ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)