Ảnh hưởng của đốt trước tới lớp cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp đốt trước vật liệu cháy tới điều kiện đất và sinh vật dưới rừng thông nhựa (pinus merkusii jungh and de vrieses) tại tĩnh gia thanh hóa​ (Trang 68 - 75)

4.3.2.1. Thời gian ngay sau khi tiến hành đốt

Ngay sau khi đốt, lớp thảm tươi, cây bụi, cây tái sinh ở cả ba phương pháp thí nghiệm đều bị tác động mạnh. Hầu hết những loài cây này bị cháy xém, vàng úa. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt về mức độ tổn thương của lớp thảm tươi, cây bụi và cây tái sinh ở các ô nghiên cứu với các biện pháp đốt khác nhau.

4.3.2.2. Thời gian sau khi đốt trước 3 tháng a. Mật độ

Kết quả điều tra mật độ của các loài cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh được tổng hợp tại bảng 4.9.

Bảng 4.9: Mật độ các loài cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh trước và sau khi đốt

Stt Loài Mật độ trước khi đốt (cây/ha) Mật độ sau khi đốt (cây/ha) Nguồn gốc tái sinh

OTC01 OTC02 OTC03 OTC01 OTC02 OTC03 1 Thông nhựa 2640 2800 2960 0 0 0 2 Thành ngạnh 2880 2960 2640 1600 1120 960 Chồi 3 Bồ cu vẽ 1120 1040 960 0 0 0 4 Ba bét 1600 1280 1120 0 0 0 5 Lá nến 1760 1760 1760 0 0 0 6 Hoa dẻ thơm 560 480 560 640 0 0 Chồi 7 Bời lời nhớt 1280 1040 880 800 0 0 Chồi 8 Sim 3680 4400 4800 2640 1440 1360 Chồi 9 Mẫu đơn đỏ 1600 2240 2560 720 560 560 Chồi

10 Lấu 4320 4000 4480 0 0 0

11 Mua 3680 3920 4240 2480 1120 1360 Chồi 12 Hà thủ ô trắng 1120 880 880 560 400 400 Chồi 13 Cỏ lào 2080 1840 1600 0 0 0 14 Lòng bong 1440 1200 1360 1280 1120 1120 Chồi 15 Mâm xôi 1200 1360 1600 400 0 0 Chồi 16 Dây chạc chìu 6400 5760 5440 0 0 0 17 Dương xỉ 2240 2320 2240 2000 1280 1520 Chồi 18 Ràng ràng 1920 1920 2000 1920 1040 1280 Chồi

19 Sp1 1520 1680 1600 0 0 0

20 Sp2 1520 1440 1520 0 0 0

Kết quả điều tra cho thấy, lớp thảm tươi, cây bụi dưới rừng thông tại khu vực nghiên cứu khá phát triển (với 16 loài) với mật độ khá cao, tạo thành lớp thảm khá dày. Ngoài ra còn có 04 loài cây tái sinh, bao gồm: Thông nhựa. Thành ngạnh. Bời lời nhớt và Lá nến. Mật độ của các loài cây tái sinh đạt từ 1280 cây/ha (Bời lời nhớt)

đến 2880 (Thành ngạnh). Trong đó Thông tái sinh hạt là chủ yếu. còn những loài khác đều tái sinh chồi.

Ở thời gian 3 tháng sau khi đốt, đã có một số loài cây bị chết và chưa thể phục hồi. Ngoài ra những loài cây khác cũng giảm đáng kể về mật độ. Tuy nhiên sự biến đổi về mật độ và thành phần của chúng không thật đồng nhất ở các OTC với những phương pháp đốt thử nghiệm khác nhau, cụ thể như sau:

- Với phương pháp đốt toàn diện (OTC 01): Sau 3 tháng không thấy sự xuất hiện của 9 loài: Thông, Bồ cu vẽ, Ba bét, Lá nến, Lấu, Cỏ lào, Dây chạc chìu, Sp1 và SP2. Với phương pháp đốt theo dải (OTC 02) và đốt theo đám (OTC 03): Đều không thấy sự xuất hiện của 12 loài gồm: Thông, Bồ cu vẽ, Ba bét, Lá nến, Hoa dẻ, Bời lời nhớt, Lấu, Mâm xôi, Cỏ lào, Dây chạc chìu, Sp1 và SP2. Đám cháy đã làm những cây tái sinh này chết và chưa phục hồi lại được.

Qua kết quả điều tra này cũng cho thấy, cường độ đám cháy khác nhau sẽ làm lớp thảm thực vật này tổn thương ở các mức độ khác nhau.

- Sự giảm về mật độ của các loài cây sau khi cháy ở các OTC cũng không đồng nhất. Nhìn chung ở OTC 01 có mật độ các loài là lớn hơn so với hai ô kia. Hầu hết những cây còn lại đều là tái sinh chồi.

Nghiên cứu đã áp dụng tiêu chuẩn Kruskal – Wallis để kiểm tra sự thuần nhất của mật độ cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh ở ba OTC trước khi đốt. Kết quả kiểm tra được trình bày tại phụ biểu 06. Với χ2 (Asymp.Sig) = 0,998 >0,05, như vậy mật độ của các loài cây này ở 3 OTC trên là chưa có sự sai khác.

Nghiên cứu cũng áp dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố để kiểm tra sự tác động của 3 phương pháp thí nghiệm có ảnh hưởng khác nhau tới mật độ cây tái sinh hay không? Kết quả kiểm tra cho thấy: F(Sig) = 0,225 > 0,05 (xem phụ biểu 07). Kết quả này cho thấy mật độ cây tái sinh của 3 OTC sau khi đốt là chưa có sự sai khác rõ rệt. Tuy nhiên có thể nhận thấy với

cường độ cháy của OTC 01 là ít ảnh hưởng nhất, OTC 02 là ảnh hưởng nhiều nhất tới mật độ cây tái sinh.

Áp dụng dụng tiêu chuẩn Mann Whitney kiểm tra sự sai khác về mật độ cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh trước khi đốt và sau khi đốt. Kết quả cho thấy, với giá trị Z (Asymp.sig (2-tailed)) của cả 3 OTC đều < 0,05 (tính toán được trình bày tại các phụ biểu 08, 09, 10). Từ đó có thể nhận xét mật độ cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh ở cả ba OTC đều có sự sai khác rõ rệt so với ban đầu. Đám cháy đốt trước là nguyên nhân đã làm giảm mật độ của chúng.

b. Tổ thành

Kết quả xác định công thức tổ thành các loài cây dưới tán rừng ở 03 OTC trước và sau khi áp dụng các biện pháp đốt trước được tổng hợp ở bảng 4.10.

Bảng 4.10: Tổ thành các loài cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh trước và sau khi đốt trước

Phương pháp

thí nghiệm Trạng thái loài Số Công thức tổ thành

Độ che phủ (%)

Đốt toàn diện

Trước khi đốt 20 1,4Ch + 1,0L + 0,8S + 0,8M + 0,6Th + 0,6Tho + 0,5D + 0,5Co

+ 0,4Ra + 0,4La + 0,4B + 0,4Mau + 2,2Lk 85

Sau đốt 3 tháng 11 1,8S + 1,6M + 1,3D + 1,3Ra + 1,1Th + 0,9Lb + 0,5Bl + 0,5Mau

+ 0,4Hd + 0,4Ha + 0,3Ma 20

Đốt theo dải Trước khi đốt 20

1,3Ch + 1,0S + 0,9L + 0,9M + 0,7Th + 0,6Tho + 0,5D + 0,5Mau

+ 0,4Ra + 0,4Co + 0,4La + 0,4Sp1 + 2,0Lk 85

Sau đốt 3 tháng 8 1,8S + 1,6D + 1,4Th + 1,4M + 1,4Lb + 1,3Ra + 0,7Mau + 0,5Ha 10 Đốt theo đám Trước khi đốt 20

1,2Ch + 1,1S + 1,0L + 0,9M + 0,7Tho + 0,6Th + 0,6Mau + 0,5D

+ 0,4Ra + 0,4La + 0,4Co + 0,4Ma + 0,4Sp1 + 1,6Lk 85 Sau đốt 3 tháng 8 1,8D + 1,6S + 1,6M + 1,5Ra + 1,3Lb + 1,1Th + 0,7Mau + 0,5Ha 10 Ghi chú:

Ch: Dây chạc chìu L: Lấu

S: Sim M: Mua

Ma: Mâm xôi B: Ba bét Th: Thành ngạnh D: Dương xỉ Co: Cỏ lào Ra: Ràng ràng La: Lá Nến Ha: Hà thủ ô

Mau: Mẫu đơn Lb: Lòng bong Bl: Bời lời nhớt Hd: Hoa dẻ thơm Sp1: Sp1 Lk: Loài khác Tho: Thông

Kết quả ở bảng 4.10 cho thấy thành phần các loài cây bụi thảm tươi của khu vực nghiên cứu trước khi đốt khá đa dạng, với 20 loài cây tham gia vào công thức tổ thành. Chạc chìu là loại dây leo có số lượng cây lớn nhất, tiếp theo là các loài cây đại diện cho thảm thực bì dưới rừng thông trồng trên đất nghèo chất dinh dưỡng đó là Sim, Mua, Dương xỉ, Ràng ràng...Còn cây tái sinh xuất hiện rất ít dưới rừng thông, với những loài sau: Thông nhựa, Thành ngạnh, bời lời nhớt và Lá nến nhưng có số lượng không nhiều.

Sau 3 tháng thực hiện biện pháp đốt trước có kiểm soát ở các OTC, khu vực nghiên cứu đã có sự xuất hiện trở lại của cây bụi thảm tươi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với biện pháp đốt toàn diện số loài cây tái sinh điều tra được 11 loài, giảm 9 loài so với trước khi đốt trước. Ở hai biện pháp đốt theo dải và đốt theo đám, có 8 loài cây tái sinh, giảm 12 loài so với trước khi đốt. Trong đó, đa phần là phương thức tái sinh chồi và chưa bắt gặp các loài cây tái sinh từ hạt. Như vậy, các biện pháp đốt trước đã làm ảnh hưởng tới tổ thành cây tái sinh ở thời điểm sau 3 tháng.

Thành phần các loài cây chủ yếu cũng có nhiều thay đổi so với trước khi đốt, dây chạc chìu không tham gia vào công thức tổ thành sau khi đốt, mà xuất hiện nhiều loài cây dễ cháy, sinh trưởng hàng năm như là: Dương xỉ, Ràng ràng, lòng bong…

Độ che phủ của thảm thực bì khu vực nghiên cứu trước khi đốt là khá cao (trung bình 85%). Sau khi áp dụng các biện pháp đốt trước độ che phủ của thảm thực bì giảm đi rất mạnh OTC01 (20%), OTC02, 03 (10%). Độ che phủ giảm đi, mặt đất bị tác động nhiều bởi điều kiện môi trường, tính chất của đất tại khu vực nghiên cứu bị thay đổi nhiều, hình thành tầng cây bụi, thảm tươi dễ cháy hơn.

4.3.2.3. Sinh trưởng của các loài cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh trước và sau khi đốt

Kết quả điều tra tình hình sinh trưởng của tầng cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh sau 3 tháng đốt trước được trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.11: Sinh trưởng các loài cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh

OTC Trước khi đốt Sau khi đốt

Hbq (cm) Sinh trưởng Hbq (cm) Sinh trưởng

01 79,4 Trung bình 33,3 Tốt

02 79,3 Trung bình 18,1 Tốt

03 79,3 Trung bình 18,8 Tốt

Sinh trưởng của tầng cây bụi, thảm tươi theo thời gian như hình 4.7.

Hình 4.7: Chiều cao bình quân của tầng cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh trước và sau khi đốt trước

Kết quả bảng 4.11 và Hình 4.7. Sinh trưởng của tầng cây bụi, thảm tươi trước và sau khi thí nghiệm các biện pháp đốt trước có kiểm soát có sự khác nhau. Trước khi đốt trước trạng thái thực bì của cả 3 OTC có sự tương đồng nhau, chiều cao bình quân chênh lệnh không đáng kể và được nhận xét là sinh trưởng trung bình. Đối với trạng thái thực bì tái sinh sau khi thí nghiệm đốt trước có sự khác

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

OTC01 OTC02 OTC03

Axis Title

TĐ SĐ

Hbp (cm)

nhau giữa 3 OTC, theo so sánh ở trên mật độ cây tái sinh chưa có sự sai khác thế nhưng chiều cao bình quân thì khác nhau OTC 01 cao nhất đạt 33,3 cm, có 11 loài cây tái sinh chủ yếu bằng tái sinh chồi. OTC 02 là thấp nhất đạt 18,1 cm, có 8 loài cây tái sinh chủ yếu tái sinh chồi. Tuy nhiên mức độ sinh trưởng của cả ba OTC đều được đánh giá là tốt.

Sau khi đốt VLC của OTC 01 đã cháy không hết một số cây có kích thước thân cành lớn còn lại không bị chết sau đám cháy. Do vậy, thảm thực bì được phục hồi nhanh và có chiều cao nhất trong ba OTC. OTC 02 và 03 thực hiện biện pháp hạ thấp thực bì đã cháy triệt để hơn lượng VLC còn lại không đáng kể. Do vậy, các gốc cây cũng bị hạ thấp, phần nằm dưới mặt đất còn sống. Sau khi đốt cây vẫn tái sinh được nhưng có chiều cao thấp hơn nhiều so với OTC 01.

Cây tái sinh cả ba OTC đều sinh trưởng tốt vì một số lý do như sau: Thứ nhất sau khi thực bì đã cháy mật độ các loài cây đã giảm đi đáng kể, số lượng cây còn lại không bị cạnh tranh về ánh sáng, không gian dinh dưỡng dưới mặt đất cũng như trên mặt đất. Thứ hai qua quá trình đốt cháy thảm thực bì dày, đã giải phóng rất nhiều chất hữu cơ khó tiêu thành dễ tiêu bổ sung dinh dưỡng cho đất, cùng với các chất dinh dưỡng được phân hủy từ thảm thực bì còn lại sau cháy như rễ cây của các loài đã bị chết. Với hai lý do như vậy cây tái sinh của cả 3 OTC sinh trưởng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp đốt trước vật liệu cháy tới điều kiện đất và sinh vật dưới rừng thông nhựa (pinus merkusii jungh and de vrieses) tại tĩnh gia thanh hóa​ (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)