vật sống trong đất thời gian trước và sau khi đốt
Đất là môi trường sống quan trọng của nhiều loại động vật. Khi môi trường đất bị tác động bởi một yếu tố nào đó chẳng hạn như nhiệt độ đất tăng lên do các đám cháy rừng hoặc các đám cháy có kiểm soát thì môi trường sống của các loài động vật này cũng bị ảnh hưởng. Khi nhiệt độ môi trường đất tăng lên quá cao, dẫn đến việc các loài động vật sống trong đó bị tê liệt hoặc bị chết, làm cho thành phần và mật độ của chúng trong đất bị thay đổi.
Như vậy với cường độ cháy của ba đám cháy đốt có kiểm soát như trên đã làm nhiệt độ của môi trường đất tăng. Từ đó ảnh hưởng các loài động vật trong đất bị chết. Kết quả điều tra các loài động vật sống trong đất trước và sau khi đốt được tổng hợp ở bảng 4.7 và được thể hiện qua hình 4.6.
Bảng 4.7: Thành phần và mật độ các loài động vật sống trong đất trước và sau khi thí nghiệm đốt trước OTC Phương pháp đốt Thành phần loài
Mật độ tuyệt đối (con, tổ/m2) Mật độ tương đối (%)
Trước đốt Sau đốt 1 ngày Tỉ lệ giảm (%) Sau đốt 3 tháng Tỉ lệ
tăng (%) Trước đốt Sau đốt 1 ngày Sau đốt 3 tháng
1 Đốt toàn diện Nhện 3,8 1,2 68.4 1,6 25.0 100 100 80 Gián đất 2,2 0,2 90.9 1,2 83.3 100 20 100 Kiến 1,0 0,4 60.0 0,8 50.0 100 40 80 Mối 0,8 0,2 75.0 0,8 75.0 80 20 80 Rết 2,0 0 100.0 1,0 100.0 100 0 100 Cuốn chiếu 2,2 0 100.0 0,6 100.0 60 0 60 Giun đất 1,6 0,6 62.5 0,8 25.0 80 60 80 2 Đốt theo dải Nhện 3,6 0,8 77.8 1,2 33.3 100 80 100 Gián đất 2,6 0,2 92.3 1,0 80.0 100 20 100 Kiến 1,0 0,2 80.0 0,6 66.7 100 20 60 Mối 0,4 0,2 50.0 0,8 75.0 40 20 80 Rết 2,4 0,2 91.7 0,8 75.0 80 20 80 Cuốn chiếu 2,6 0 100.0 0,6 100.0 100 0 60 Giun đất 2,0 0,6 70.0 1,0 40.0 100 60 100 3 Đốt theo đám Nhện 3,6 0,8 77.8 1,2 33.3 100 60 100 Gián đất 2,2 0,2 90.9 1,0 80.0 100 20 100 Kiến 1,0 0,2 80.0 1,0 80.0 100 20 100 Mối 0,4 0,4 0.0 0,4 0.0 40 40 40 Rết 1,8 0,2 88.9 0,4 50.0 60 20 40 Cuốn chiếu 2,2 0 100.0 0,8 100.0 100 0 80 Giun đất 2,2 0,6 72.7 1,0 40.0 100 60 100
Hình 4.6: Mật độ tuyệt đối các loài động vật sống trong đất ở ba OTC trước khi đốt
a, Thời gian trước khi đốt
Đề tài đã xác định có 7 loài động vật sinh sống trong đất ở khu vực nghiên cứu bao gồm: Nhện, gián đất, kiến, mối, rết, cuốn chiếu và giun đất. Trong đó tầng thảm mục có số loài và mật độ cao hơn so với tầng đất, bởi vì đất rừng thông khu vực nghiên cứu là đất feralit phát triển trên đá sa thạch thành phần cát nhiều nên không thuân lợi cho động vật sống trong đất. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ tuyệt đối của các loài sống trong đất giữa ba OTC tương đối đồng nhất với nhau, dao động từ 1,6-3,8con/m2 và 0,4-1,0 tổ/m2.
Để kiểm tra sự thuần nhất về mật độ các loài động vật sống trong đất của ba ô nghiên cứu trước khi đốt, nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn Kruskal – Wallis [21].
Kết quả kiểm tra về mật độ tuyệt đối của các loài điều tra trước khi đốt trên ba OTC xác định được χ2(Asymp.Sig)= 0,773 > 0,05. Như vậy mật độ tuyệt đối của các loài động vật sống trong đất của 3 OTC chưa có sự sai khác (phần phụ biểu 01). 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4
Nhện Gián đất Kiến Mối Rết Cuốn
chiếu Giun đất Axis Title OTC01 OTC02 OTC03 Mật độ (Con, tổ/m2) TP.loài
Trong cả ba ô nghiên cứu, nhện là loài phổ biến nhất, với mật độ trung bình từ 3,6 – 3,8 con/m2, sau đó là sự xuất hiện của gián đất (2,2 -2,6 con/m2), rết (1,8 – 2,4 con/m2). Đặc biệt là giun đất cũng khá nhiều với mật độ 1,6 – 2,2 con/m2. Sự có mặt của giun đất rất quan trọng, tác động tới độ xốp của đất. Ngoài ra giun đất là sinh vật rất nhạy cảm với nhiệt độ cao, nên nó cũng là sinh vật có thể phản ánh ảnh hưởng của đám cháy tới đất.
b, Thời gian sau đốt 1 ngày
Kết quả điều tra ở bảng 4.7 cho thấy, sau khi đốt 1 ngày cả mật độ tuyệt đối và mật độ tương đối của tất cả các loài động vật ở các OTC đều giảm rõ rệt.
+ Phương pháp đốt toàn diện (OTC 01): không phát hiện thêm loài khác, nhưng cũng không thấy xuất hiện 2 loài rết và cuốn chiếu. Còn mật độ tuyệt đối của các loài khác đều giảm từ 60% (kiến) đến 90,9%, loài giun giảm 62,5%.
Với mật độ tương đối, ở các OTC này vẫn thấy sự có mặt của loài nhện trên tất cả các ODB điều tra nhưng với số lượng ít, còn với các loài khác chỉ số này giảm từ 20% (giun) đến 100% (loài cuốn chiếu và loài rết).
+ Phương pháp đốt theo dải (OTC 02): Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự suy giảm rất rõ và mật độ của các loài động vật điều tra được so với trước khi đốt. Loài cuốn chiếu không thấy xuất hiện trong ô điều tra. Các loài khác có mức giảm về mật độ tuyệt đối từ 50% (loài mối) đến 92,3% (loài gián đất). Mật độ tuyệt đối của giun giảm 70%.
Về mật độ tương đối của các loài cũng suy giảm từ 20% (loài nhện và mối) đến 80% (loài gián đất và kiến) và 100% (cuốn chiếu).
+ Phương pháp đốt theo đám (OTC 03): mật độ tuyệt đối của loài mối không thay đổi và không thấy xuất hiện loài cuốn chiếu. Các loài khác có tỉ lệ giảm mạnh từ 72,7% (loài giun đất) đến 90,9% (loài gián đất).
Với mật độ tuyệt đối cũng như OTC 02 loài cuốn chiếu giảm lớn nhất (100%). Các loài khác giảm từ 40% (loài nhện, rết, giun đất) đến 80% ( loài gián đất, kiến) và loài mối mật độ không giảm.
Mật độ tuyệt đối các loài động vật sống trong đất ở ba OTC sau khi đốt một ngày giảm đi rõ rệt. Để kiểm tra ba mật độ ở OTC 01, 02, 03 sau đốt 1 ngày có sai khác hay không? Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố, kết quả phân tích trình bày tại phụ biểu 02. Với F(Sig) = 0,950 > 0,05. Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng mật độ tuyệt đối giữa 3 OTC là chưa có sự sai khác. Do đó ba phương pháp đốt thí nghiệm ở ba OTC có ảnh hưởng không khác nhau tới mật độ tuyệt đối động vật sống trong đất sau khi đốt trước một ngày.
c, Thời gian sau khi đốt 3 tháng
+ Phương pháp đốt toàn diện (OTC 01): Kết quả cho thấy mật độ tuyệt đối của các loài đều tăng, loài cuốn chiếu và rết tăng 100%, các loài khác mức độ tăng giao động từ 25% ( loài giun đất) đến 83,3% (loài gián đất).
Mật độ tuyệt đối loài nhện tăng lên 25% nhưng mật độ tương đối lại giảm 20%, không có sự xuất hiện của loài này trong một ODB. Các loài khác mức độ tăng từ 20% (loài giun đất) đến 100 % (loài rết).
+ Phương pháp đốt theo dải (OTC 02): loài cuốn chiếu mật độ tăng nhiều nhất 100%, các loài khác giao động từ 33,3% (loài nhện) đến 80% (loài gián đất).
Mật độ tương đối cũng tăng khác nhau giao động từ 20% đến 80%. + Phương pháp đốt theo đám (OTC 03): tại OTC này, mật độ loài mối không thay đổi, các loài khác tăng từ 33,3% (loài nhện) đến 80% (loài gián đất, kiến) và cuốn chiếu tăng 100%.
Ở phương pháp đốt toàn diện, sau 3 tháng thành phần các loài động vật đã phục hồi trở lại, dao động 0,6-1,6 con/m2 và 0,8 tổ/m2 và vẫn nhỏ hơn mật
độ tuyệt đối trước khi đốt. Để kiểm tra trong OTC 01 biện pháp đốt trước toàn diện có ảnh hưởng tới mật độ các loài động vật sống trong đất hay không? Đề tài áp dụng phân tích phương sai một nhân tố và kết quả được trình bày tại phụ biểu 03. Với F(sig) = 0,01< 0,05. Đã có sự sai khác về mật độ các loài động vật sống trong đất trước khi đốt và sau khi đốt trước 1 ngày, 3 tháng. Như vậy khi áp dụng biện pháp đốt toàn diện đã làm giảm mật độ tuyệt đối các loài động vật sống trong đất, nhưng đang được phục hồi dần theo thời gian.
Áp dụng phân tích phương sai một nhân tố tương tự đối với hai biện pháp đốt theo dải (OTC 02) và biện pháp đốt theo đám (OTC 03). Theo kết quả bảng 4.7 và phụ biểu 04, 05 giá trị F(sig) <0,05. Hai biện pháp đốt trước này cũng làm giảm mật độ tuyệt đối các loài động vật sống trong đất trước khi đốt, sau khi đốt 1 ngày và sau 3 tháng ở hai ô nghiên cứu tương ứng.
Với mỗi cường độ cháy ở mỗi OTC có tác động tới quẩn thể động vật sống trong đất. Sau khi thực hiện các biện pháp đốt trước có kiểm soát ở các OTC thì mật độ tuyệt đối đã giảm đi rõ rệt và đang được phục hồi sau 3 tháng. Cường độ cháy của OTC 01 thấp nhất và OTC 02 là cao nhất nhưng ở các mức cường độ này đã làm ảnh hưởng tới quẩn thể động vật đất là như nhau.
Nhìn chung sau khi thử nghiệm ba biện pháp đốt toàn diện, đốt theo dải, đốt theo đám thành phần các loài động vật ở cả ba OTC không có sự thay đổi nhiều, loài cuốn chiếu không gặp trong cả ba OTC, còn các loài khác đã sống sót sau đốt, hoặc đã di chuyển đến và xuất hiện trở lại ngay sau khi đốt 1 ngày.Tuy nhiên mật độ tuyệt đối đã giảm rõ rệt.
Trong các ô nghiên cứu, đề tài đã xác định được 7 loài động vật sống trong đất. Riêng đối với các loài kiến và mối, nghiên cứu không xác định được số lượng cá thể của từng loài. Như vậy để đánh giá mức độ đa dạng sinh học trước và sau khi đốt trước, đề tài tiến hành đánh giá sự xuất hiện của các loài
sau mỗi đợt điều tra và tính mật độ tương đối trong mỗi OTC. Số lượng loài xuất hiện được trình bày tại biểu 4.8
Bảng 4.8: Số lượng loài động vật sống trong đất trước và sau đốt trước Số lượng loài Trước đốt Sau đốt 1 ngày Sau đốt3 tháng
OTC01 7 5 7
OTC02 7 6 7
OTC03 7 6 7
Kết quả điều tra cho thấy trước khi đốt khu vực nghiên cứu có 7 loài động vật đất sinh sống. Sau khi đốt trước số lượng loài động vật sống trong đất đã giảm không nhiều giữa các biện pháp đốt. OTC 01 giảm hai loài rết và cuốn chiếu, OTC 02 và 03 chỉ giảm một loài cuốn chiếu. Như vậy, nhiệt độ của các đám cháy đã làm ảnh hưởng đến số loài động vật sống trong đất nhưng không lớn. Tuy nhiên sau 3 tháng hệ động vật sống trong đất đã phục hồi đủ số loài. Số lượng loài xuất hiện trở lại có thể còn sống sót sau đám cháy hoặc là chúng di chuyển từ lâm phần bên cạnh tới cư trú và kiếm thức ăn.
Mật độ tương đối của các loài động vật cũng giảm sau đốt trước. Đối với loài cuốn chiếu sau khi đốt không thấy xuất hiện tại cả ba OTC. Nhện sống sát mặt đất và ẩn nấp dưới các tảng đá lộ đầu do vậy đã không bị chết sau khi đám cháy tràn qua. Có mật độ tương đối cao sau khi đốt
Qua kết quả phân tích trên chung ta thấy, sau khi áp dụng các biện pháp đốt trước mức độ đa dạng các loài động vật sống trong đất ở khu vực nghiên cứu không bị suy giảm, thành phần loài động vật cũng không bị thay đổi và không xuất hiện loài mới so với trước khi đốt.