- Lực cắt Pz khi phay có thể được xác định bằng công thức thực nghiệm:
3.3.1. Ảnh hưởng của bề rộng và chiều sâu cắt đến lực cắt PZ
Theo một số nghiên cứu phương trình quan hệ giữa lực cắt PZ và các thông số a, b có dạng:
PZ = cbxay (3.22) Trong đó: a - bề rộng cắt;
b- Chiều sâu cắt
Khi gia công các loại vật liệu như thép, gang và đồng thì các số mũ x =1,0; y = 0,75 và c= 150 ÷ 200.
Nguyên nhân làm cho lực cắt tăng chậm khi tăng chiều dày cắt a được giải thích như sau:
Khi tăng chiều dày cắt lực tác dụng lên một đơn vị chiều dài lưỡi cắt tăng, do đó nhiệt độ cắt tăng, còn lực ma sát, co rút phoi và khả năng của vật liệu gia công chống lại biến dạng dẻo giảm.
Biến dạng dẻo và ứng suất phân bố theo chiều dày của phoi không đều. Chúng tập trung chủ yếu ở lớp bề mặt trước của dao, vì vậy tăng chiều dày cắt làm giảm lớp bề mặt có biến dạng lớn nhất.
Lực ma sát F1 ở mặt sau của dao là một trong các thành phần để tính lực cắt khơng thay đổi hoặc thay đổi rất ít khi thay đổi chiều dày cắt.
Như vậy lực cắt này càng nhỏ khi bề rộng cắt càng nhỏ và chiều dày cắt càng lớn.
Để xác định gần đúng lực cắt PZ xuất phát từ tiết diện của lớp cắt đôi khi người ta dùng lực cắt đơn vị p (kG/mm2), có nghĩa là, lực cắt trên 1 mm2
tiết diện cắt: f P P z (3.23) Ở đây: f- tiết diện (diện tích) lớp cắt (mm2
), f = ab.
Khi biết lực cắt đơn vị p (cho vật liệu gia công và điều kiện cắt xác định) có thể tính được PZ = pf (Kg). Vì lực cắt PZ phụ thuộc vào a và b, cho nên lực cắt đơn vị p là đại lượng biến đổi tùy thuộc vào các thông số của lớp cắt.
Lực cắt đơn vị tăng khi chiều dày cắt giảm. Lực cắt đơn vị khi tiện phụ thuộc vào chiều dày cắt và dao động trong khoảng 600 ÷ 800 Kg/mm2
Cần lưu ý rằng, không nên cắt với chiều sâu cắt nhỏ hơn 0,02 mm bởi vì hầu như tồn bộ lớp cắt bị trượt vì có bán kính cong của mũi dao.