- Y tế:
4.1.3. Tình hình cháy rừng ở khu vực xã Minh Quang, huyện TamĐảo
Qua kết quả báo cáo của Trạm kiểm lâm Minh Quang [23] cho thấy, trong 7 năm gần đây, rừng tự nhiên trên địa bàn không bị cháy mà chỉ xảy ra cháy trên diện tích rừng trồng, trảng cỏ, cây bụi, trong đó cháy rừng trồng chiếm tỷ lệ rất cao (95,2% số vụ cháy trên địa bàn xã).
Mùa khô ở khu vực này thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, lớp thực bì dưới tán rừng là cỏ tranh, lau lách, ràng ràng rất rậm rạp. Khi chúng chết đi, kết hợp với cành khô, lá rụng tạo nên một lượng vật liệu cháy lớn, rất dễ bén lửa. Vì vậy chỉ cần có nguồn lửa là dễ xảy ra cháy rừng và có nguy cơ cháy lớn lan tràn nhanh trên diện rộng.
33
Số vụ cháy và diện tích rừng bị thiệt hại do cháy được tổng hợp ở bảng 4.3.
Bảng 4.3: Thống kê số vụ và diện tích rừng bị cháy tại xã Minh Quang (2004 – 2010)
STT Năm Số vụ cháy Tổng diện tích cháy
(ha) 1 2004 01 1,4 2 2005 02 7,5 3 2006 02 7,8 4 2007 03 3,7 5 2008 04 8,7 6 2009 07 10,5 7 2010 02 7,5 Tổng 21 42,6
(Nguồn:Thống kê của Trạm kiểm lâm Minh Quang 2010)
Qua kết quả trên, có thể đánh giá Minh Quang là vùng trọng điểm cháy của huyện Tam Đảo. Trong một xã với diện tích không lớn lắm nhưng lại có nhiều khu vực bị cháy và cháy với diện tích không nhỏ. Mặc dù loại rừng bị cháy thường là rừng trồng song có thể thấy công tác PCCCR của xã cần phải được xây dựng lại một cách có hiệu quả hơn. Có thể thấy diện tích bị cháy chủ yếu tập trung vào rừng chưa bàn giao đó là những diện tích rừng chưa được giao cho người dân quản lý, do đó cần phải có biện pháp quản lý kịp thời.
Các nguyên nhân chính gây ra cháy rừng trên địa bàn được Trạm kiểm lâm Minh Quang được thống kê như sau:
- Do trẻ em chăn trâu bò đốt lửa gây cháy rừng. - Do người dân đốt ong, lấy nhộng.
34
Mặc dù nguyên nhân cháy rừng đều do con người gây ra, nhưng từ trước đến nay các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa điều tra và xác định được đối tượng gây cháy nào. Khu vực xảy ra cháy rừng thường ở nơi có độ dốc cao, xa khu dân cư đi lại khó khăn nên khi phát hiện cháy rừng, cán bộ kiểm lâm và những người đi chữa cháy rừng đến được hiện trường đám cháy thì các đối tượng gây cháy rừng đã không còn ở đó nữa.
4.1.4. Đặc điểm đám cháy xảy ra ở các đối tượng nghiên cứu
Các đám cháy được nghiên cứu trong đề tài là những đám cháy xảy ra trong thời gian gần nhất của thời điểm nghiên cứu tại xã Minh Quang. Trong quá trình điều tra các đám cháy, chúng tôi đã được đi cùng đoàn cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh Vĩnh Phúc và công an xã đến hiện trường đám cháy xác minh lại. Dưới đây là kết quả ghi nhận qua quan sát thực tế kết hợp với phỏng vấn người dân và cán bộ tham gia chữa cháy:
- Đám cháy thứ nhất là đám cháy được phát hiện vào khoảng 2 giờ ngày 26/12/2009. Theo điều tra của các cơ quan chức năng, có nhiều khả năng đám cháy đã bùng phát trước đó 3 giờ. Địa điểm xảy ra vụ cháy là tại bản Xạ Hương với diện tích cháy là 1,5 ha. Loại rừng bị cháy là rừng trồng Thông mã vĩ 3 tuổi (trồng năm 2007). Đám cháy có hình elip. Điểm xuất phát của đám cháy từ giữa sườn và lan lên phía đỉnh. Những dấu vết còn lại trên diện tích bị cháy cho thấy đây là một đám cháy có cường độ tương đối lớn, ngọn lửa đã làm cháy hoàn toàn thân và tán lá Thông. Chiều cao ngọn lửa có thể lên đến khoảng 1,5m. Thông non trồng bị cháy 100%, chỉ còn lại 10 cây Thẩu tấu còn sống sót. Nguyên nhân đám cháy, theo điều tra ban đầu và kết hợp phỏng vấn người dân thì cháy là do đèn trời được thả vào đêm 25/12/2009. Đến thời điểm điều tra sau cháy 3 tháng chưa đánh giá được chính xác khả năng có thể phục hồi của Thông.
35
Hình 4.1: Trạng thái rừng Thông 3 tuổi bị cháy ngày 26/12/2009
- Đám cháy thứ hai điều tra được là đám cháy xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 12/01/2010. Địa điểm cháy là tại khu vực đập Bản Long với diện tích thiệt hại 1,6 ha. Loại rừng bị cháy là rừng trồng Thông mã vĩ 9 tuổi. Đám cháy thuộc vào loại cháy tán, có hình elip nhưng đám cháy lan không đồng đều trên toàn diện tích rừng cháy. Theo điều tra thì hướng đám cháy bắt đầu từ một điểm trên đường mòn trên đỉnh, sau đó cháy lan từ trên đỉnh xuống theo sườn phía Bắc tây bắc. Mức độ thiệt hại: tán lá của tầng cây cao bị ảnh hưởng trung bình trên 30% , trong đó 16 cây (mật độ 320cây/ha) có tán lá bị cháy trên 50% và 3 cây tán lá bị cháy hoàn toàn, lớp cây tái sinh và cây bụi thảm tươi phía dưới tán rừng bị chết khoảng 45%. Theo lực lượng kiểm lâm cho biết thì nguyên nhân của vụ cháy rừng này là do người dân đi tìm Trâu đốt lửa làm tín hiệu cho nhau biết và sơ ý gây ra cháy rừng.
36
Hình ảnh về cháy rừng Thông mã vĩ 3 tuổi được thể hiện ở hình 4.2.
Hình 4.2: Trạng thái rừng Thông 9 tuổi bị cháy ngày 12/01/2010