Tính chất lý học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cháy rừng đến đất và một số chỉ tiêu cấu trúc rừng thông mã vĩ (pinus massoniana lamb) tại huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 46 - 51)

- Y tế:

4.2.1. Tính chất lý học

Kết quả nghiên cứu tính chất lý học của đất rừng ở các lâm phần nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.4.

37

Bảng 4.4: Kết quả phân tích một số tính chất vật lý của đất ở các lâm phần nghiên cứu

Lâm phần nghiên cứu

Độ sâu lớp đất Độ chặt Thành phần cơ giới Kết cấu Màu sắc Chuyển lớp Độ ẩm (%) Độ xốp (%) Thông mã vĩ Hiện trạng 9 tuổi Chưa cháy 0 – 15 Xốp Thịt nhẹ Viên Xám vàng Không rõ 45,19 57,25 20 - 40 Xốp Thịt nhẹ Viên Xám vàng 45,33 51,82 Sau cháy 2 tháng

0 – 15 Hơi chặt Thịt nhẹ Viên Xám đen

Rõ 38,56 53,07 20 - 40 Hơi chặt Thịt nhẹ Hạt Vàng xám 38,97 51,16 Sau cháy 17 tháng 0 – 15 Hơi chặt Thịt nhẹ Hạt Xám vàng Không rõ 35,06 54,55 20 - 40 Xốp Thịt nhẹ Hạt Xám vàng 35,81 52,71 3 tuổi

Chưa cháy 0 – 15 Xốp Thịt nhẹ Viên Xám vàng Không rõ 32,61 52,02 20 - 40 Xốp Thịt nhẹ Viên Xám vàng 32,65 47,46 Sau cháy 3 tháng 0 – 15 Chặt Cát pha Hạt Xám đen Rõ 26,40 46,56 20 - 40 Hơi chặt Thịt nhẹ Viên Vàng nhạt 27,82 45,03 Sau cháy 18 0 – 15 Hơi xốp Thịt nhẹ Hạt Xám vàng Không 28,14 42,33

38

Qua số liệu ở bảng 4.4 cho thấy:

Đất rừng chưa qua cháy tơi xốp hơn đất rừng đã qua cháy. Điều này là do đám cháy đã thiêu cháy hầu hết lớp vật liệu cháy dưới tán làm mất đi lớp thảm tươi cây bụi che phủ trên bề mặt, đất bị phơi ra. Mặt khác sau khi rừng cháy, độ che phủ giảm, các chất hữu cơ ở trạng thái dễ hòa tan khi gặp mưa lớn, quá trình rửa trôi xói mòn đất diễn ra mạnh nên không còn độ xốp như ở rừng chưa qua cháy.

Thành phần cơ giới ở các trạng thái rừng hầu hết đều là thịt nhẹ, có kết cấu từ dạng viên đến hạt. Riêng ở độ sâu 0 – 15 cm của trạng thái rừng Thông 3 tuổi đã qua cháy có thành phần cơ giới là cát pha. Như vậy, về thành phần cơ giới hầu như không bị tác động nhiều ở trạng thái rừng Thông 9 tuổi chưa qua cháy và đã qua cháy. Còn trạng thái rừng Thông 3 tuổi đã lại có sự thay đổi và rõ nhất ở độ sâu 0 – 15 cm.

Màu sắc của đất rừng sau khi cháy thường có màu xám đen, trong khi đó đất rừng chưa qua cháy vẫn giữ được màu sắc ban đầu. Do đó, sự chuyển lớp ở đất rừng đã qua cháy thường rõ hơn ở đất rừng chưa qua cháy.

Về độ ẩm và độ xốp: Sự biến đổi độ ẩm và độ xốp của đất ở các lâm phần nghiên cứu được biểu diễn ở biểu đồ 4.1 và biểu đồ 4.2.

39

LP đối chứng Đợt điều tra I Đợt điều tra II 0 10 20 30 40 50 60 70 0 - 15 20 - 40 0 - 15 20 - 40 0 - 15 20 - 40 Độ sâu lớp đất (cm ) % Độ ẩm Độ xốp

Biểu đồ 4.1: Biến đổi độ ẩm và độ xốp của đất ở rừng Thông 9 tuổi

LP đối chứng Đợt điều tra I Đợt điều tra II 0 10 20 30 40 50 60 0 - 15 20 - 40 0 - 15 20 - 40 0 - 15 20 - 40 Độ sâu lớp đất (cm) % Độ ẩm Độ xốp

Biểu đồ 4.2: Biến đổi độ ẩm và độ xốp của đất ở rừng Thông 3 tuổi

Nhìn vào số liệu ở biểu 4.4, biểu đồ 4.1 và biểu đồ 4.2 có thể thấy rằng: Độ ẩm và độ xốp của đất ở các trạng thái rừng đã qua cháy và chưa qua cháy có sự khác biệt và tăng theo độ sâu tầng đất. Sự khác biệt này được thể hiện rõ nét ở độ ẩm đất, còn đối với độ xốp của đất có sự chênh lệch không đáng kể. Cụ thể, ở rừng Thông 9 tuổi, ở độ sâu 0 – 15 cm, sau cháy 2 tháng độ ẩm của đất giảm 6,63% và sau khi cháy 17 tháng độ ẩm của đất giảm 10,13% so

40

với lâm phần đối chứng (chưa qua cháy). Còn ở độ sâu 20 – 40 cm, độ ẩm của đất giảm đi nhưng mức độ giảm ít hơn, sau cháy 2 tháng độ ẩm của đất giảm 6,36% và sau cháy 17 tháng độ ẩm của đất giảm 9,52% so với lâm phần đối chứng (chưa qua cháy).

Độ ẩm của đất rừng sau khi cháy giảm đi rất nhiều so với rừng không bị cháy, đặc biệt ở đợt điều tra I (sau cháy 2 – 3 tháng), nhưng lại tăng lên ở đợt điều tra II (sau cháy 17 – 18 tháng), với mức độ tăng là 1,74% ở lâm phần Thông mã vĩ 3 tuổi bị cháy ở độ sâu 0 – 15 cm và 1,1% ở độ sâu 20 – 40 cm.

Rừng Thông 9 tuổi ở trạng thái rừng đã qua cháy và chưa qua cháy đều có độ ẩm cao hơn rừng Thông 3 tuổi ở cả trạng thái rừng đã qua cháy và chưa qua cháy. Điều này là do ở các trạng thái rừng đã qua cháy, hầu hết lớp thực vật che phủ, bảo vệ đất đã bị cháy. Dưới tác động của nhiệt độ đám cháy, đất bị đốt nóng làm tăng lượng bốc hơi nước của đất dẫn đến đất trở lên khô hơn so với trạng thái rừng chưa qua cháy. Bên cạnh đó, ở những khu vực này không còn lớp thảm thực vật che phủ làm cho đất tiếp xúc trực tiếp và chịu tác động của bức xạ mặt trời càng làm tăng cường độ bốc hơi và khả năng giữ nước kém. Chính vì thế làm cho độ ẩm của rừng đã qua cháy bị giảm đi rất nhiều so với rừng chưa qua cháy. Đồng thời, khi rừng bị cháy, đất bị tác động nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh và đặc biệt là động năng hạt mưa, quá trình rửa trôi, xói mòn diễn ra mạnh đã làm cho đất không còn độ xốp như rừng chưa qua cháy. Sau khi cháy 17 – 18 tháng thì hoàn cảnh rừng đã dần được khôi phục làm cho đất rừng không bị phơi trống, lượng nước bốc hơi cũng giảm đi làm cho độ ẩm và độ xốp của đất tăng lên nhiều, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng.

Như vậy, có thể thấy rõ cháy rừng đã tác động, làm giảm độ ẩm cũng như độ xốp của đất. Ảnh hưởng này chủ yếu thông qua việc làm mất hoặc hạn chế lớp thảm thực bì, lớp khô, thảm mục, từ đó tác động đến quá trình thủy

41

văn cũng như các quá trình khác. Trong thời gian hơn một năm sau khi cháy, cùng với sự phục hồi của lớp thảm thực vật, độ ẩm và độ xốp của đất cũng được cải thiện nhưng vẫn còn thấp hơn khá nhiều so với các lâm phần chưa qua cháy, đặc biệt ở lớp đất mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của cháy rừng đến đất và một số chỉ tiêu cấu trúc rừng thông mã vĩ (pinus massoniana lamb) tại huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)