- Y tế:
4.3.1. Ảnh hưởng của cháy rừng đến sinh trưởng và phát triển của
cây cao
Tầng cây cao là thành phần chủ yếu đáp ứng nhu cầu về mặt kinh tế trong công tác kinh doanh rừng. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên tiểu hoàn cảnh rừng, ảnh hưởng tới tính chất đất cũng như sinh trưởng và phát triển của lớp thảm tươi cây bụi và cây tái sinh dưới tán rừng.
Thành phần, mật độ và đặc điểm sinh trưởng phát triển của tầng cây cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nguy cơ cháy rừng và sự phát sinh, phát triển của đám cháy nếu có cháy rừng xảy ra.
51
Bảng 4.8: Sinh trưởng của Thông mã vĩ trên các lâm phần nghiên cứu
Lâm phần nghiên cứu Mật độ (Cây/ha) Độ tàn che Hvn (m) Hdc (m) Dt (m) 1.3 D (cm) Sinh trưởng Thông mã vĩ Hiện trạng Tốt TB Xấu 9 tuổi Chưa cháy 1.275 0,51 9,45 3.80 1,85 8,80 16,61 61,06 22,32 Sau cháy 2 tháng 737 0,38 6,50 4,94 1,64 10,60 12,94 35,91 50,35 Sau cháy 17 tháng 720 0,40 6,72 5,24 1,71 10,69 13,56 36,74 40,30 3 tuổi Chưa cháy 1.280 0,27 2,38 1,09 1,16 4,94 15,62 56,25 28,12 Sau cháy 3 tháng 200 0,1 2,56 1,03 1.02 5,09 7,14 17,14 75,71 Sau cháy 18 tháng 320 0,15 2,72 1,06 1,44 5,87 8,62 19,02 72,36 Qua số liệu điều tra tại bảng 4.8 đề tài có một số nhận xét:
- Mật độ cây ở hầu hết các trạng thái rừng như vậy là khá cao, nhưng cũng giảm đi nhiều so với mật độ trồng ban đầu là 1.500 cây/ha. Ở trạng thái rừng Thông 9 tuổi và 3 tuổi đã qua cháy đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngọn lửa làm mật độ cây giảm xuống khá nhiều. Ở rừng Thông 9 tuổi, sau khi cháy 2 tháng mật độ giảm xuống còn 737cây/ha, sau khi cháy 17 tháng thì mật độ giảm hơn một chút với 720cây/ha. Số cây chết do bị cháy ở cả hai ô điều tra là 15 cây (150 cây/ha), còn một số ít gần đường đi đã bị người dân chặt.
Ở trạng thái rừng Thông 3 tuổi, đám cháy thiêu trụi hoàn toàn tán cây Thông trồng chỉ còn lại 10 cây Thẩu tấu là loài cây có khả năng chịu lửa sống sót. Sau khi cháy 3 tháng, chồi của những cây Thẩu tấu đã bắt đầu xuất hiện,
52
còn phần lớn tán cây Thông vẫn chưa xanh trở lại. Do đó kết quả ở biểu 4.8 là kết quả điều tra được của những cây Thẩu tấu còn sống, sau khi cháy 3 tháng mật độ giảm xuống còn 200cây/ha, nhưng sau khi cháy 18 tháng mật độ lại tăng lên được 320 cây/ha, gồm Thông và Thẩu tấu. Như vậy ở hai ô điều tra chỉ có khoảng 12 cây Thông (120cây/ha) phục hồi lại. Đám cháy đã làm chết 90 % Thông non.
Mật độ cao làm cho khả năng sinh trưởng và phát triển của các cây không đồng đều. Nếu xảy ra cháy rừng thì khả năng lan tràn đám cháy càng nhanh và càng nguy hiểm. Tuy nhiên, mật độ cao cũng giúp độ ẩm không khí phía bên dưới tán rừng được duy trì ổn định hơn. Như vậy, có thể nói mật độ vừa là nhân tố hạn chế xảy ra cháy rừng, nhưng cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình cháy nhanh hơn nếu cháy rừng xảy ra. Vì thế, ngay từ giai đoạn trồng rừng thì ta phải thiết kế mật độ sao cho phù hợp với từng loài cây trồng. Hoặc lựa chọn loài cây trồng hợp lý để tạo băng xanh cản lửa, làm giảm nguy cơ cháy rừng xuống mức thấp nhất.
- Độ tàn che và chiều cao vút ngọn trung bình ở trạng thái rừng Thông mã vĩ 9 tuổi chưa qua cháy và đã qua cháy có sự khác biệt khá nhiều so với rừng Thông mã vĩ 3 tuổi chưa qua cháy và đã qua cháy. Ở rừng Thông 9 tuổi chưa qua cháy, tuy là rừng trồng nhưng có thể thấy chiều cao của cây không tương đồng nhau, có sự phân biệt về cấu trúc tầng tán, độ tàn che là khá cao. Sau khi cháy, dưới tác động của đám cháy làm cho độ tàn che và chiều cao vút ngọn của rừng Thông 9 tuổi giảm xuống khá nhiều, lần lượt là 10,18% và 2,95m so với lâm phần đối chứng. Sau khi cháy 17 tháng thì độ tàn che và chiều cao vút ngọn của rừng có tăng lên nhưng không nhiều, lần lượt là 1,04% và 0,22 m nhưng vẫn còn thấp hơn khá nhiều so với giá trị trung bình này của rừng đối chứng. Còn ở trạng thái rừng Thông 3 tuổi, cây còn bé, cấu trúc chủ yếu một tầng, chiều cao của cây thấp, chưa khép tán nên độ tàn che
53
rất thấp (trung bình là 0,27 với rừng chưa bị cháy). Sau khi cháy 3 tháng, độ tàn che của lâm phần này hầu như bằng không do toàn bộ tán Thông và phần lớn tán cây Thẩu tấu bị cháy, 18 tháng sau khi cháy có sự phục hồi tán của những cây Thẩu tấu và một số cây Thông non nên độ tàn che của chúng có tăng hơn một chút nhưng cũng còn rất thấp. Điều này đã tạo điều kiện rất lớn cho lớp thảm tươi, cây bụi phát triển trên những diện tích này.
- Chiều cao dưới cành là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát sinh và phát triển của đám cháy. Theo nhiều nghiên cứu, chiều cao dưới cảnh tỷ lệ thuận với khả năng lan tràn từ đám cháy mặt đất lên cháy tán khi cháy rừng xảy ra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều cao dưới cành cao nhất ở trạng thái rừng Thông 9 tuổi chưa qua cháy là 4,94m và chiều cao dưới cành thấp nhất ở trạng thái rừng Thông 3 tuổi sau khi cháy 3 tháng là 1,03m.
- Khi đường kính tán càng lớn thì độ che phủ càng cao, sẽ làm tăng độ ẩm của không khí dưới tán tầng cây cao và làm giảm nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngược lại, đường kính tán càng thấp thì ánh sáng mặt trời có thể chiếu xuống mặt đất, sấy khô các vật liệu cháy và gia tăng nguy cơ cháy rừng. Với đường kính tán ở các trạng thái rừng đã điều tra được như vậy là không lớn. Sinh trưởng của đường kính tán ở các trạng thái rừng Thông 9 tuổi sau cháy 2 tháng giảm rõ rệt, trung bình giảm 0,21m. Tuy nhiên hơn một năm sau khi cháy, chỉ tiêu này đã tăng trung bình là 0,07m nhưng vẫn chưa đạt tới giá trị trung bình này của rừng đối chứng. Sinh trưởng và phát triển của đường kính tán ở các trạng thái rừng Thông 9 tuổi chưa qua cháy và đã qua cháy không có sự chênh lệch nhau nhiều. Điều này chứng tỏ, rừng thông 9 tuổi sau khi cháy đã phục hồi lại khá nhanh theo thời gian.
54