- Y tế:
4.4. Ảnh hưởng của cháy rừng đến thành phần và mật độ những loài động
động vật sống trong đất ở các lâm phần nghiên cứu.
Sinh vật đất nói chung và các loài động vật sống trong đất nói riêng cũng là một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Giun đất không chỉ cày xới làm đất tơi xốp, mà còn tích luỹ trong cơ quan của chúng một lượng Canxi, Kali không nhỏ. Hoạt động của Kiến có ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất như cải thiện kết cấu đất, làm giàu dinh dưỡng cho đất. Ngược lại sự xuất hiện của Dế mèn, Bọ hung,... lại là không có lợi. Chúng thường phá hoại rễ, cành, lá cây rừng, còn Mối thường xâm nhập những cây suy yếu.
Chính vì vậy, sự biến đổi về thành phần, mật độ các loài động vật sống trong đất phụ thuộc nhiều vào tính chất đất cũng như cấu trúc thảm thực vật rừng.
Kết quả điều tra thành phần và mật độ các loài động vật sống trong đất được tổng hợp theo bảng 4.14.
64
Bảng 4.14: Thành phần và mật độ các loài động vật sống trong đất ở độ sâu 0 – 15 cm tại các lâm phần nghiên cứu.
Lâm phần
nghiên cứu Giun Kiến Mối Động
vật khác Thông mã vĩ Hiện trạng MT (%) MTD (con/m2) MT (%) MTD (con/m2) MT (%) MTD (con/m2) 9 tuổi Chưa cháy 73,3 1,6 73,3 0,73 40 0,6 Bọ hung, Dế mèn, Gián Sau cháy 2 tháng 53,3 1,3 56,7 0,8 76,0 0,9 Sau cháy 17 tháng 63,3 1,6 53,3 0,6 53,3 0,87 3 tuổi Chưa cháy 66,7 1,3 53,3 0,47 53,3 0,5 Bọ hung, Dế mèn, Gián Sau cháy 3 tháng 46,0 0,87 66,7 0,8 70,0 1,3 Sau cháy 18 tháng 65,3 1,4 58,3 0,5 57,3 0,8
Qua số liệu trên cho thấy, thành phần loài động vật sống trong đất ở các trạng thái rừng nghiên cứu là đồng nhất. Chủ yếu là Giun, Mối, Kiến và một số loài động vật khác như: Dế mèn, Bọ hung, Gián,...
Kết quả ở bảng 4.14 thấy rằng, ở trạng thái rừng Thông 9 tuổi và 3 tuổi, mật độ tương đối cũng như mật độ tuyệt đối của Giun ở trạng thái rừng đã qua cháy thấp hơn trạng thái rừng chưa qua cháy. Giun là loài động vật thân mềm,
65
thích hợp ở nơi đất tơi xốp, có hàm lượng mùn cao, đời sống của chúng phụ thuộc rất lớn vào độ ẩm của đất. Nên sau khi cháy rừng, dưới tác dụng của nhiệt độ, cơ thể bị mất nước đột ngột làm một phần Giun bị chết. Mặt khác, do hàm lượng mùn bị phá vỡ, đất chặt hơn gây bất lợi cho sự tồn tại và phát triển của Giun. Chính vì vậy mà mật độ Giun tại trạng thái rừng đã qua cháy thấp hơn so với rừng chưa qua cháy. Nhưng sau đó đất và thực vật tại trạng thái rừng đã qua cháy dần dần được khắc phục theo thời gian làm cho mật độ Giun tăng lên đáng kể.
Mối là loài côn trùng sống có tính chất xã hội, thích hợp ở nơi đất ẩm thấp, tối tăm. Đặc biệt là thường xâm nhập và phá hoại các cây suy yếu hoặc thông qua vết thương của cây. Theo kết quả ở bảng 4.14, mật độ Mối ở trạng thái rừng đã qua cháy cao hơn mật độ Mối ở trạng thái rừng đối chứng. Như vậy cháy rừng đã ảnh hưởng đến sinh lý bên trong của cây, làm sây xát thân cây, khả năng sinh trưởng và tính chống chịu của cây giảm, tạo điều kiện cho Mối xâm nhập và phá hoại, nó cũng là nguồn thức ăn phong phú cho Mối. Đó là nguyên nhân làm cho mật độ Mối ở trạng thái rừng đã qua cháy cao hơn so với rừng chưa qua cháy. Mật độ Mối tiếp tục tăng lên sau những tháng đầu tiên ở trạng thái rừng đã qua cháy. Vì lúc đó nguồn thức ăn nhiều, điều kiện thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của Mối, nhưng sau đó những cây suy yếu, những cây chết đã được chặt bỏ và thu dọn, điều kiện thuận lợi bị suy giảm dẫn đến mật độ của Mối giảm xuống. Ở trạng thái rừng chưa qua cháy, mật độ Mối cũng giảm xuống nhưng với tốc độ chậm hơn. Hiện tượng này một phần là do cháy rừng đã ảnh hưởng đến khu vực lân cận, một phần là do một số tổ Mối đã di chuyển sang khu vực đã cháy.
Cũng như Mối, Kiến là loài có tính chất xã hội. Kiến có thể di chuyển nhanh và sống ở các lớp đất sâu trong thời gian dài. Kiến là loài có khả năng di chuyển nhanh, chịu được khô hạn. Mặt khác sau khi cháy, thức ăn từ xác
66
chết các loài côn trùng, động vật nhỏ là yếu tố quan trọng giúp Kiến tồn tại và phát triển nhanh hơn so với trạng thái rừng chưa qua cháy.
Còn các loài động vật khác như: Dế mèn, Bọ hung, Gián,... trên các trạng thái rừng nghiên cứu rất ít và không có sự chênh lệch nhiều nên tôi không đi sâu phân tích vấn đề này.
Qua những phân tích trên, có một số nhận xét sau:
- Thành phần các loài động vật sống trong đất ở độ sâu 0 – 15 cm tại các trạng thái rừng nghiên cứu là đồng nhất, chủ yếu là Giun, Kiến, Mối.
- Sau khi cháy mật độ Giun sống trong đất ở độ sâu 0 – 15 cm tại các trạng thái rừng nghiên cứu giảm xuống, sau đó dần dần được phục hồi trở lại.
- Mật độ Kiến và Mối sống trong đất ở độ sâu 0 – 15 cm tại các trạng thái rừng nghiên cứu đều tăng ngay sau khi cháy, nhưng lại giảm dần sau khi cháy 17 – 18 tháng.