Rừng tự nhiên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an (Trang 25 - 27)

Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình, tác động của con người, rừng tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu có một kiểu rừng là kiểu rừng kín thường xanh

mưa ẩm nhiệt đới (kiểu rừng phụ thứ sinh), ở độ cao dưới 700 m so với mực nước biển. Với 1.135,4 ha rừng, phân bố chủ yếu xung quanh hồ Vực Mấu. Kiểu rừng này mới được thay thế cho rừng nguyên sinh qua quá trình khai thác kiệt, phát nương làm rẫy. Có trữ lượng thấp nhưng thành phần lồi khá đa dạng về thành phần lồi, trong đó có nhiều lồi cây có giá trị kinh tế cao, nguồn gen quý hiếm, gồm có các lồi cây như: Giẻ xanh (họ Giẻ); Giổi xanh (họ Ngọc lan - Mangnoliaceae); Săng lẻ (họ Săng lẻ - Lythaceae); Máu chó lá to (họ Máu chó - Myristicaceae); Trám (họ Trám - Burseraceae); Lim xanh, Lim xẹt (họ Vang - Caesalpiniaceae); Trai lý ( họ Măng cụt- Clusiaceae) Chò chỉ (họ Dầu - Dipterocarpaceae); Màng tang (họ Re - Lauraceae); Kim giao (họ Kim giao - Podocarpaceae); Ràng ràng mít (họ Đậu - Fabaceae); Lát hoa, Gội tía (họ Xoan - Meliaceae)...

Tổ thành loài trong kiểu rừng này khá phức tạp chịu ảnh hưởng của : + Thành phần loài trong khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa: Tiêu biểu là các loài thuộc họ Dẻ (Fabaceae), họ Re(Lauraceae), họ Ngọc lan (Mangnoliaceae), Kim giao (họ kim giao - Podocarpaceae). + Thành phần loài trong khu hệ thực vật Malaysia - Indonesia tiêu biểu là các loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae).

+ Khu hệ thứ 3 gồm một số đại diện vùng khô ấn Độ - Miến Điện mà

tiêu biểu là các loài cây thuộc họ Bàng (Combretaceae), họ Bông gạo (Bombacaceae).

Theo kết quả điều tra của Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ thì rừng tự nhiên của huyện Quỳnh Lưu có 72 họ, 202 chi với 403 loài thực vật bậc cao thuộc hai ngành hạt trần và hạt kín, được phân bố như sau:

- Ngành Thơng (Pynopyta): Có 2 họ, 2 chi, 2 lồi chiếm 1%. - Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta): Có 70 họ, 200 chi, 401 lồi chiếm 99%.

Trong đó nổi bật về số lượng lồi là các họ: Thầu dầu, Long não, Dâu tằm, Đậu, Vang.

Có 3 lồi thực vật q hiếm thuộc nhóm IIA (hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại): Lim xanh, Re hương, Trai lý.

Ngoài những giá trị trên, thảm thực vật rừng tự nhiên cịn có nhiều lồi cây dược liệu như: Sa nhân, Hoài sơn, Chè vằng...Và các loài cây làm cảnh khác [16], [2], [15].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)