Đánh giá hiện trạng phát triển vốn rừng: 1 Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an (Trang 45 - 48)

c) Cơ sở hạ tầng chủ yếu:

4.1.3. Đánh giá hiện trạng phát triển vốn rừng: 1 Đánh giá chung:

4.1.3.1. Đánh giá chung:

Những năm vừa qua, nhờ có các chủ trương chính sách đổi mới của Nhà nước, có nhiều dự án đầu tư vào ngành lâm nghiệp huyện Quỳnh Lưu (PAM 4304, 327, 661, Dự án trồng RNM của Hội chữ thập đỏ Nhật Bản, KWF4...) và khi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu và khai thác rừng trồng của người dân được luật pháp quy định, bảo hộ theo đúng pháp luật đang diễn ra trong bối cảnh nhu cầu và thị trường gỗ nguyên liệu từ rừng trồng tăng lên không ngừng, sẽ là động lực quan trọng cho họ tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng trong những năm tới. Điều đó đặt ra cho các nhà quản lý là bên cạnh việc chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chủ trương chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp còn phải quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên rừng.

Phong trào trồng rừng, phát triển kinh tế trang trại, bước đầu thu được nhiều kết quả khả quan: Đất trống đồi núi trọc dần được phủ xanh bằng rừng cây bản địa, rừng NLG, trang trại trồng cây ăn quả, vườn rừng... Đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, khả năng phịng hộ mơi trường, tạo nên những vùng có cảnh quan sinh thái đẹp.

Chất lượng rừng trồng được nâng lên nhờ các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao và ngày càng đa dạng về loài cây trồng, từng bước đáp ứng được yêu cầu của các hộ trồng rừng.

Việc trồng cây phân tán đã trở thành phong trào phổ biến trong cộng đồng dân cư. Số lượng cây trồng phân tán trên địa bàn hàng năm đạt khoảng một triệu cây các lồi(tương đương 500,0 ha rừng trồng), qua đó khơng những đã giúp cho các hộ dân giải quyết được một phần nhu cầu gỗ, củi, giảm áp lực lên rừng tự nhiên, mà cịn góp phần bảo vệ mơi trường sống, tạo ra cảnh quan xanh sạch đẹp cho khu vực.

Bảng 4.3: Diễn biến tài nguyên rừng huyện giai đoạn 1990 - 2006 Đơn vị: Ha TT Loại rừng Năm 1990 2002 2006 1 Rừng tự nhiên 411,0 1.467,1 1.135,4 2 Rừng trồng 4.641,0 8.129,8 11.318,2 Tổng cộng 5.052,0 9.596,9 12.4533,6

Qua số liệu trên, chúng ta thấy được giai đoạn 1990 - 2002: Diện tích rừng tồn huyện tăng 378,7 ha/năm (rừng tự nhiên tăng 88,0 ha/năm, rừng trồng tăng 290,7 ha/năm).

Từ năm 2000 - 2006: diện tích rừng tăng 2.856,7ha, trong đó rừng tự nhiên giảm 331,7 ha (trung bình 55,28 ha/năm), rừng trồng tăng 3.044,2 ha (trung bình 507,36 ha/năm).

Nguyên nhân suy giảm rừng tự nhiên: Do kinh phí cho cơng tác quản lý bảo vệ rừng hạn hẹp, các trang thiết bị PCCCR thiếu đồng bộ, nhu cầu đất canh tác nơng nghiệp, một số người dân cịn thiếu hiểu biết, hiệu quả kinh tế trước mắt của rừng tự nhiên kém... Nên số diện tích rừng tự nhiên (rừng nghèo kiệt, rừng phục hồi) còn lại trên đất tương đối bằng thuộc quyền quản lý sử dụng của các hộ gia đình, đã bị họ phá đi để trồng rừng nguyên liệu, làm màu hoặc bị khai thác làm gỗ củi, than [8], [17].

4.1.3.2. Rừng tự nhiên:

Hậu quả của việc khai thác rừng tự nhiên trái phép, cùng với việc phát rừng làm nương rẫy của người dân địa phương trước đây, đã làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp, chỉ còn lại những lâm phần nghèo kiệt hoặc rừng phục hồi có trữ lượng thấp, tổ thành rừng phức tạp. Phần lớn diện tích trên tập trung ở các xã phía Tây Bắc của huyện và do Ban QLRPH huyện Quỳnh Lưu (được thành lập theo quyết định số 07/QĐ - UBND. NN ngày 02/1/2007 của

UBND tỉnh Nghệ An) chịu trách nhiệm quản lý.

4.1.3.3. Rừng trồng:

Diện tích rừng trồng qua các năm tăng nhanh, chất lượng khá, tăng trưởng ở mức độ trung bình.

+ Rừng trồng cây bản địa (rừng phịng hộ):

- Thơng nhựa: Có diện tích lớn nhất với 3.916,8 ha (trong đó có 1.847,0 ha Thơng đang đang khai thác nhựa). Hơn 70% diện tích Thơng nhựa được trồng trước năm 1995. Tuy nhiên, do dịch Sâu róm thông liên tục xảy ra với chu kỳ 1 lần/một năm, gây nhiều tổn thất về kinh tế và môi trường nên chủ trương chung của tỉnh Nghệ An cũng như huyện Quỳnh Lưu là không phát triển thêm diện tích Thơng và cho phép chuyển đổi những diện tích rừng Thơng có mật độ cây/ha chỉ cịn  400 cây (bị chết vì dịch Sâu róm thơng) sang trồng cây khác.

- Các loài cây bản địa khác như: Lim xanh, Gió, Trám... Được thiết kế trồng hỗn giao (Cây bản địa + Keo) trên đất rừng phòng hộ theo dự án 661.

- Đối với đai rừng phòng hộ ven biển được Hội chữ thập đỏ Nhật Bản đầu tư trồng rừng ngập mặn (Đâng, Trang, Sú, Vẹt) ở bãi lầy ngập mặn, cửa sông, chân đê biển.

+ Rừng trồng cây NLG:

Các loài cây được đưa vào trồng rừng NLG trên rừng sản xuất như : Keo lá tràm (A. auriculiformis), Keo tai tượng (A. mangium), Keo lai (A. hybrid), Bạch đàn trắng (E. camaldulensis)... Với nhiều giống khác nhau.

Vì hạn chế về kinh phí, do vậy cơng tác trồng rừng thâm canh thực hiện khơng đồng bộ, do đó các lâm phần rừng Bạch đàn tái sinh chu kỳ thứ 2, có năng suất chất lượng thấp, tính chất đất rừng bị suy giảm nghiêm trọng... Nên

xu hướng hiện nay của các hộ dân là chuyển sang trồng các lồi Keo có hiệu quả hơn về kinh tế và môi trường, đảm bảo SXLN của huyện theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)