Phƣơng pháp thử nghiệm nhân giống loài Bình vôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài bình vôi (stepania rotunda lour ) làm cơ sở để bảo tồn tại vườn quốc gia cát bà​ (Trang 39 - 44)

Nhân giống bằng hạt

Căn cứ vào đặc điểm sinh học của loài Bình vôi. Nhóm nghiên cứu sẽ căn cứ vào các thời điển sinh học của loài nhƣ: Thời gian ra hoa, thời gian đậu quả, thời

gian quả chín và thời gian rụng quả của loài Bình vôi. Ở từng thời điểm nêu trên sẽ đánh dấu và ghi nhận vào biểu điều tra. Lựa chọn thời điểm phù hợp nhất của loài ở ngoài tự nhiên để tiến hành thu giống hạt giống.

Tiến hành thực nghiệm nhân giống bằng phƣơng pháp gieo hạt loài Cây Bình Vôi.

* Thu hái hạt giống

Thu hái hạt giống khi quả hạt có dấu hiệu chín hình thái hay chín sinh lý thì tiến hành thu hái hạt giống.

* Sơ chế hạt giống

- Hạt cây Bình vôi dạng quả hạch, hình cầu, hơi dẹt, màu đỏ khi chín. Khi thu hái quả về tiến hành ủ nơi râm mát 2 đến 3 ngày mềm, sau đó trà sát cà đãi trong nƣớc sạch để loại bỏ vỏ và thịt quả. Lấy hạt để ráo nƣớc rồi bảo quản hoặc xử lý ngay để gieo.

*Thực nghiệm phương pháp xử lí hạt nảy mầm

Thử nghiệm với 4 phƣơng thức xử lý hạt khác nhau để theo dõi quá trình nảy mầm. Gieo 100 hạt mỗi phƣơng thức cùng một thời điểm biểu 11.

Biểu 11: Phƣơng thức xử lý hạt ảnh hƣởng tới quá trình nảy mầm

S TT Nội dung Tổng số hạt Quá trình nảy mầm Tổng số hạt nảy mầm Tỷ lệ % nảy mầm T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 1

Thu hái quả gieo ngay

100

2

Sát sạch thịt quả rồi gieo ngay

100

3

Sát sạch thịt quả ngâm nƣớc 35o

– 50o rồi gieo ngay

100

4

Sát sạch thịt quả phơi tới khô rồi gieo

* Gieo hạt giống

- Diện tích gieo: 10m2 /phƣơng thức.

- Làm luống để gieo ƣơm: luống dài 2 m, rộng 0,4 – 0,5 m.

- Hạt đƣợc gieo sau đó phủ đất dày 0,5cm lên trên bề mặt luống vì hạt mỏng. Sau đó phủ một lớp trấu hay rơm sạch lên luống.

- Sau khi gieo cần tƣới nƣớc khoảng 2 - 3lít nƣớc /m2 luống. Khi cây mầm nhú lên khỏi mặt đất phải dỡ bỏ vật che phủ và tiến hành làm giàn che với chế độ che sáng 50% để tạo điều kiện cho cây mầm sinh trƣởng.

Nhân giống bằng hom

* Cơ sở khoa học của việc nhân giống vô tính bằng hom

Sinh sản có cơ sở dựa vào phân bào nguyên nhiễm. Tế bào mẹ sinh ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mình. Do đó thực vật sinh sản sinh dƣỡng duy trì đƣợc các đặc điểm di truyền của cơ thể mẹ và ổn định qua nhiều thế hệ.

Kỹ thuật nhân giống sinh dƣỡng (vegatative propagation) là quá trình tạo cây con từ một bộ phận sinh dƣỡng của cây nhƣ lá, củ, thân, mô phân sinh hoặc sự tiếp hợp các bộ phận dinh dƣỡng (ghép) để tạo thành cây mới. Theo nghĩa rộng thì nhân giống sinh dƣỡng bao gồm nhân giống bằng hom, ghép cây và nuôi cấy mô – tế bào. Trong đó phƣơng pháp nhân giống bằng hom là phƣơng pháp dùng một phần lá, một đoạn thân, hoặc đoạn rễ để tạo ra cây mới gọi là cây hom là phƣơng pháp nhân giống giữ nguyên đƣợc tính trạng của cây mẹ (do có kiểu gen hoàn toàn giống cây mẹ ban đầu), đơn giản có hệ số nhân lớn, tƣơng đối rẻ tiền nên ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhân giống cây rừng, cây ăn quả, cây cảnh…

Nhân giống bằng hom phụ thuộc vào loại hom đƣợc sử dụng mà các bộ phận còn thiếu đó có sự khác nhau nhƣng nhìn chung các bộ phận còn thiếu là rễ cây (phần dƣới mặt đất) và các bộ phận trên mặt đất nhƣ thân, lá… Khả năng ra rễ có ý nghĩa quyết định thành bại trong giâm hom, tuy nhiên sự hình thành rễ lại phụ thuộc vào các đặc điểm di truyền của loài cây, bộ phận lấy làm giống và dòng cây mẹ, chất điều hoà sinh trƣởng, điều kiện giâm hom, giá thể… Vì vậy ngƣời ta phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hom ra rễ.

* Tiêu chuẩn hom

Lấy hom từ cây mẹ sinh trƣởng tốt, không sâu bệnh, chiều dài hom khoảng 20cm (01 đốt). Hom đƣợc cắt ngâm vào thuốc bột Benlate kết hợp với than hoạt tính nồng độ 0,3% thời gian 15 phút, sau đó vớt vật liệu hom ra khay cho ráo nƣớc. Khi giâm hom chấm gốc hom vào dung dịch thuốc kích thích sao cho phủ kín mặt gốc của hom và cấy ngay vào luống.

* Cơ sở vật chất phục vụ thí nghiệm

+ Giá thể giâm hom.

Giá thể giâm hom là cát sông và tầng đất B. Trƣớc khi cấy hom vào luống giâm tiến hành xử lý thể nền (phun dung dịch Benlat nồng độ 6g/11 lít nƣớc cho 50m2) để giảm thiểu nguy cơ của nấm bệnh hại.

+ Vật liệu giâm hom: Các dây có chứa chồi ngủ cây Bình vôi + Chất điều hòa sinh trƣởng IBA

* Tiến hành thí nghiệm và chăm sóc:

+ Tiến hành thí nghiệm: tiến hành bố trí 3 công thức với các chất điều hòa sinh trƣởng ở các nồng độ khác nhau và công thức đối chứng. Mỗi công thức này tiến hanh trên 2 loại thể nền: thể nền 1 (Đất tầng B + cát ẩm với tỉ lệ 50:50); thể nền 2 (đất tầng B + mùn cƣa đã để mục với tỉ lệ 70:30).

Việc bố trí thí nghiệm nhƣ sau:

* Công thức 1 (ĐC): Không sử dụng thuốc kích thích sinh trƣởng, bố trí cho cả 2 loại thể nền 1 và 2.

* Công thức 2 (CT1): Hom giâm đƣợc xử lý bằng dung dịch IBA, nồng độ 500 ppm, bố trí cho cả 2 loại thể nền 1 và 2.

* Công thức 3 (CT2): Hom giâm đƣợc xử lý bằng dung dịch IBA, nồng độ 1000 ppm, bố trí cho cả 2 loại thể nền 1 và 2.

* Công thức 4 (CT3): Hom giâm đƣợc xử lý bằng dung dịch IBA, nồng độ 1.500 ppm, bố trí cho cả 2 loại thể nền 1 và 2.

Lập bảng theo dõi các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình giâm hom và số liệu thu thập cho nghiên cứu giâm hom đƣợc ghi theo bảng 12, tiến hành với 3 lần lặp

Biểu 12: Ảnh hƣởng của IBA, loại thể nền đến kết quả thí nghiệm. Công thức Thí nghiệm (CTTN) Loại thể nền Số hom TN

Số hom ra chồi Số chồi /hom

Chiều dài chồi /hom N % ĐC Thể nền 1 30 Thể nền 2 30 500ppm Thể nền 1 30 Thể nền 2 30 1000ppm Thể nền 1 30 Thể nền 2 30 1500ppm Thể nền 1 30 Thể nền 2 30

Các số liệu đƣợc thu thập, đo đếm đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê toán học và bằng phần mềm Excel cài trên máy tính.

Một số chỉ tiêu đƣợc xác định nhƣ sau:

Tính các đặc trƣng mẫu tỷ lệ (X%): Hom sống, hom chết, hom ra chồi theo công thức:

Số hom (sống, chết, ra chồi)

Tỷ lệ (X%) = --- x 100% Tổng hom thí nghiệm

Tính giá trị trung bình và các đặc trƣng mẫu cho các chỉ tiêu: Số chồi trung bình/hom, chiều dài chồi. Sử dụng chƣơng trình Excel để tính toán.

Kiểm tra ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến khả năng ra chồi, số chồi trung bình/hom, chiều dài chồi trung bình/hom bằng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai 2 nhân tố (Dùng bảng tính tự động của Bùi Mạnh Hƣng để tính toán và phân tích số liệu)

Đánh giá ảnh hƣởng của các chất và các loại thể nền, sau đó đƣa ra nhận xét về công thức thí nghiệm tốt nhất.

Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô

* Giai đoạn khử trùng mẫu, tạo nguồn nguyên liệu khởi đầu

Thí nghiệm 1 : Nghiên cứu ảnh hƣởng của chế độ khử trùng đến đoạn thân cây bình vôi

- CT1 : Khử trùng bằng Presept (5g/l) trong 5 phút - CT2 : Khử trùng bằng Presept (5g/l) trong 7 phút - CT3 : Khử trùng bằng HgCl2 0,2% trong 5 phút - CT1 : Khử trùng bằng HgCl2 0,2% trong 7 phút

* Giai đoạn tái sinh và nhân nhanh chồi

Thí nghiệm 2 : Nghiên cứu ảnh hƣởng của BA đến quá trình tái sinh chồi và hệ số nhân nhanh chồi của cây Bình vôi

- CT1: MS + 30 g/l sucrose +100mg/l Inositol + 6 g/l aga (Đối chứng) - CT2: MS +30 g/l sucrose+100mg/l Inositol+ 6 g/l aga +0,1 mg/l BA - CT3: MS +30g/lsucrose +100mg/l Inositol +6 g/l aga +0,2 mg/l BA - CT4: MS + 30g/lsucrose+100mg/l Inositol + 6 g/l aga + 0,3 mg/l BA

* Xử lý nội nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài bình vôi (stepania rotunda lour ) làm cơ sở để bảo tồn tại vườn quốc gia cát bà​ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)