Đặc điểm cấu trúc rừng nơi loài phân bố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài bình vôi (stepania rotunda lour ) làm cơ sở để bảo tồn tại vườn quốc gia cát bà​ (Trang 72 - 80)

Từ những kết quả điều cây Bình vôi xuất hiện ở một số dạng sinh cảnh sau: 1) Rừng nguyên sinh thƣờng xanh mƣa ẩm trên núi đá vôi

Có diện tích 1.045,2 ha, chiếm 6% tổng diện tích đất thảm thực vật rừng. Kiểu rừng này phân bố thành thảm tƣơng đối lớn và tập trung ở các độ cao dƣới 300 m tại khu vực trung tâm VQG.

(2) Rừng thứ sinh nghèo thƣờng xanh mƣa ẩm trên núi đá vôi

Có diện tích 4.900,2 ha, chiếm 27% diện tích đất thảm thực vật rừng. Đây là kiểu rừng thứ sinh nghèo lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi khá phổ biến và chiếm diện tích lớn nhất so với tất cả các loại thảm trên quần đảo Cát Bà. Phân bố thành từng mảng tƣơng đối lớn, rải rác ở các độ cao từ 100m - 300 m

(3) Rừng thƣờng xanh mƣa ẩm phục hồi trên núi đá vôi

Hình 4.8: Rừng nguyên sinh thƣờng ẩm trên núi đá vôi

(Nguồn ảnh: Nguyễn Văn Dinh, (2016))

Hình 4.9: Rừng thứ sinh nghèo thƣờng xanh mƣa ẩm trên núi đá vôi

Hình 4.10: Rừng thƣờng xanh mƣa ẩm phục hồi trên núi đá vôi

(Nguồn ảnh: Nguyễn Văn Dinh, (2016))

* Về đặc điểm cấu trúc tổ thành cây gỗ trên núi đá vôi nơi có loài Củ Bình vôi phân bố:

Tầng cây rừng trên núi đá vôi là tầng sinh thái chính của rừng Cát Bà, không chỉ quyết định đến kích thƣớc của rừng mà còn quyết định đến thành phần, chất lƣợng cây tái sinh. Bình vôi là loài cây ƣa sáng nhẹ, sống dƣới tán rừng, thân thƣờng vƣơn tới tầng cao của cây rừng. Vì vậy, điều tra tầng cây trên núi đá vôi là cơ sở để xây dựng mô hình trồng loài cây nghiên cứu dƣới tán rừng và độ tàn che thích hợp. Do địa hình ở đây dốc, hiểm trở nên chỉ lập đƣợc OTC 500m2, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu của cây thu đƣợc kết quả sau:

Bảng 4.10: Tổ thành tầng cây cao QXTV rừng nơi có cây Bình vôi phân bố ÔTC Công thức tổ thành 1 10,03Str + 8,92 Đqv + 7,49Mc + 7,11Ttr + 6,47Nr + 6,33Tn + 6,16 Xc + 4,77Mck + 41,72Lk 2 24,71Dd + 18,56Co + 18,15Sđ + 12,09Kđ + 6,90Nt + 19,58Lk 3 25,08Đbđ + 15,17Co + 10,34Mt + 8,04Lmx + 7,23KD + 34,13Lk 4 19,70Kđ + 14,10Co + 12,69Mct + 7,77Nr + 6,57Ttr + 6,43R + 6,30Mcđ + 5,09Lmx + 21,35Lk 5 16,41Co + 14,32Cđ + 10,48Kđ + 10,15Va + 7,66Nr + 7,60Lkh + 6,99Dg + 6,62Cđ + 6,14S + 13,61Lk 6 20,64Gl + 15,94Kđ + 15,64Co + 14,48Va + 13,00MCt + 7,03Lkh + 6,79Sc + 6,48Cđ 7 50,67Cđ + 18,80Tn + 10,43Lmx+ 20,10Lk 8 21,70Mct + 8,95N + 7,65 Ct + 6,79Mđ + 6,01Cb + 6,01Sđ + 5,54Dbc + 5,54Tr + 5,10Co + 26,72Lk 9 19,27MCt + 7,85 Gl + 7,85Trh + 7,73Kđ + 6,40Cđ + 5,88Bb + 5,63Rg + 5,06Bln + 34,32Lk 10 13,08Gn + 8,77Mt + 8,42Mct + 8,19Co + 7,87Nr + 5,71Sa + 5,04Lh + 42,92Lk 11 17,63Str + 14,67Mct + 14,06Su + 8,00Co + 7,68Gt + 7,49Gl + 6,12Mtt + 24,36Lk 12 24,81Mct + 8,61Co + 7,53Cđ + 5,77Trh + 5,55S + 5,55Tđ + 5,13Ct + 5,13St + 5,13Va + 21,25Lk 13 13,93Tđ + 10,02Gx + 9,78Kđ + 6,35S + 5,73Co + 5,61M + 48,58Lk 14 16,97Mct + 7,45Lx + 6,64Ng + 6,39Tn + 5,9St + 5,03Co + 5,03Va + 46,58Lk 15 23,38Xc + 14,28Lmx + 11,19T + 10,38Tn + 9,33Mt + 7,42Kđ + 5,83Nr + 18,20Lk

Cây Bình vôi phân bố cấu trúc tổ thành rừng khá đa dạng và phong phú với hàng chục loài cây gỗ, cây bụi tham gia nhƣ ở bảng 4.10. Các loài cây tham gia vào cấu trúc tổ thành chính của rừng chủ yếu là Màu cau trắng, Kháo đá, Lòng mang xanh, Dâu da .... Qua các dẫn liệu tại bảng 4.10 chúng ta thấy rằng, tại các OTC trên các tuyến điều tra khác nhau tổ thành cây cũng khác nhau. Kết quả điều tra cấu trúc tổ thành cho thấy rằng những loài cây thuộc tầng cây cao đi kèm với cây Bình vôi nói riêng cũng nhƣ những loài cây tồn tại xung quanh môi trƣờng sống của chúng là không thể thiếu đƣợc. Sự tồn tại, sinh trƣởng phát triển này cũng là mối quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong đời sống của chúng. Nghiên cứu, vận dụng mối quan hệ này là một công đoạn trong quá trình trồng rừng hỗn giao với loài cây Bình vôi và tạo ra tiểu hoàn cảnh rừng gần với tự nhiên nhất. Hơn nữa, tìm ra quy luật này cũng là cơ sở để đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển không những cho loài cây Bình vôi mà còn bảo vệ bền vững cả môi trƣờng sống của các loài cây bạn đi kèm vốn cũng có giá trị bảo tồn.

* Đặc điểm tầng cây tái sinh nơi có loài cây Bình vôi phân bố

Đây là một quá trình sinh học mang tính chất đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện của hệ sinh thái rừng là sự xuất hiện một hệ thống cây con của những loài cây gỗ ở những nơi có hoàn cảnh rừng, dƣới tán rừng, lỗ trống trong rừng, sau khai thác... Tái sinh rừng là sự thay thế thế hệ cây già cỗi bằng thế hệ cây con theo luật sinh tồn và diệt vong của tự nhiên. Cây rừng nói chung và cây Bình vôi nói riêng khi tái sinh phụ thuộc vào các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài, điều kiện địa lý, tiểu hoàn cảnh rừng ... Từ việc nghiên cứu tái sinh có thể đề xuất các biện pháp phục hồi rừng và đƣa ra các phƣơng án bảo tồn hợp lý.

Do vậy, cây tái sinh là một thành phần hết sức quan trọng trong hệ sinh thái rừng, là nhân tố quyết định sự thành công của rừng phục hồi trong tƣơng lai. Việc đánh giá các đặc điểm của chúng để từ đó có thể sử dụng các biện pháp tác động thích hợp mang một ý nghĩa rất quan trọng.

Tại địa bàn nghiên cứu những loài cây tái sinh nào hay gặp đó là: Táo vòng, Ké, Nhãn rừng,... một số đặc điểm của cây tái sinh đƣợc thể hiện qua bảng 4.11.

Bảng 4.11: Đặc điểm cây tái sinh tại địa bàn nghiên cứu OTC Mật độ cây/ha Cây mục đích % Cây tái sinh triển vọng(%) Cây tái sinh hạt (%) Cây tái sinh chồi (%) Cây tốt (%) Trung bình (%) Cây xấu (%) 1 59 17,38 63,62 80,43 19,57 63,58 30,4 6,02 2 81 52,69 27,31 64,69 35,31 53,8 31,63 14,57 3 135 49,27 20,73 52,1 47,9 47,15 38,21 14,64 4 95 55,11 32,89 64,28 35,72 57,21 33,26 9,53 5 31 42,58 37,42 55,5 44,5 43,19 32,97 26,84 6 69 37,15 42,85 84,73 15,27 57,63 25,31 17,06 7 69 39,15 25,85 73,65 26,35 46,07 33.98 19,95 8 57 40,96 31,04 81,3 18,7 36,15 39,19 24,66 9 70 25,98 46,02 78,1 21,9 55,21 40,05 4,74 10 55 39,37 21,63 49,8 50,2 50,98 27,21 21,81

Điều tra mật độ cây tái sinh là rất cần thiết bởi vì đó là mật độ ban đầu của thế hệ rừng tƣơng lai, nó phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện tiểu hoàn cảnh rừng đối với việc ra hoa, kết quả, nẩy mầm, sinh trƣởng, phát triển của hạt giống. Ở khu vực nghiên cứu, tuy mật độ cây tái sinh của các trạng thái tƣơng đối thấp, biến động từ 31 cây/ha đến 135 cây/ha nhƣng tỷ lệ cây có triển vọng và cây mục đích tƣơng đối cao. Do đó thể khẳng định rằng một số lƣợng lớn cây tái sinh sẽ tham gia vào cấu trúc của tầng cây cao trong một tƣơng lai gần nếu lâm phần đƣợc tác động bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp vơi trạng thái rừng.

Số lƣợng cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm tỷ lệ lớn, biến động từ 52,1% đến đến 84,73%. Tỷ lệ cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Bảng 4.12: Tổ thành cây tái sinh QXTV rừng nơi có cây Bình vôi phân bố ÔTC Công thức tổ thành cây tái sinh

1 2,4Tkt + 1,1Ch + 0,8Tm + 0,5Rt + 5,1Lk 2 1,54Tht + 1,54Thm + 1,54Tkt + 0,77Ch + 0,77Gt + 0,77S + 1,92Lk 3 1,3Tkt + 0,7B + 0,7Nr + 0,7Thm + 6.7Lk 4 1,72Tkt + 0,69Cht + 0,69Lb + 0,69Mt + 0,69Nr + 0,69Thm + 4,83Lk 5 5,00Mt + 2,43Tkt + 0,86Kđ + 1,71Lk 6 3,09Mt + 2,73Tkt + 0,73Kđ + 0,73Tm + 2,73Lk 7 2,92Mt + 1,88Tkt + 1,04Tn + 0,83Kđ + 3,33Lk 8 1,72Mt + 1,38Tkt + 0,69Mtt + 0,69Nr + 0,69Tn + 0,69Tm + 3,45Lk 9 2,00Tkt + 1,25Lb + 1,25Mn + 1,00Mt + 1,00Rs + 0,50Ch + 0,50Nr + 0,50Tht + 0,5Trt + 1,5Lk 10 2,27Mt + 2,05Tkt + 1,59Tn + 0,91Kđ + 0,91Lb + 2,27Lk 11 6,47Tkt + 0,88Ch + 0,88Tm + 0,59Mt + 0,59Nh + 0,59Tn 12 3,13Rs + 1,88Tkt + 1,25Nh + 1,04Va + 0,63C + 0,63Mt + 1,46Lk 13 3,14Tkt + 1,14Mt + 0,86Ch + 0,57Mn + 0,57Nr + 0,57Tn +3,14Lk 14 2,50Tkt + 2,19Ch + 1,88Nr + 0,63Kđ + 0,63Lmx + 0,63Mn + 1,56Lk 15 2,08Tkt + 1,25Tn + 0,83Co + 0,83Ch + 0,83C + 0,83Sđ + 3,33Lk

Ghi chú: Tên đầy đủ các loài cây được trình bày chi tiết tại phần phụ biểu 02

Kết quả tại bảng 4.12 có thể thấy thành phần loài cây tái sinh tƣơng đối đa dạng, những loài tham gia tái sinh chủ yếu là cây tái sinh hạt và đặc trƣng cho vùng núi đá vôi nhƣ: Thổ kén trơn, Mạy tèo, Teo nông, ….

Điều chỉnh mật độ cây tái sinh, đánh tỉa, tạo tán cho cây tái sinh, loại trừ những cây tái sinh không mục đích và chăm sóc những cây tái sinh mục đích thì thành phần loài cây tham gia vào công thức tổ thành là phù hợp với cấu trúc rừng. Sự chênh lệch giữa các loài ƣu tiên giảm so với những loài không ƣu tiên đảm bảo thành phần loài trong mô hình vẫn không thay đổi, cân bằng cấu trúc rừng, giúp duy trì môi trƣờng sống của cây Bình vôi tại khu vực.

* Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi nơi có loài cây Bình vôi phân bố

Là tầng thấp nhất dƣới tám rừng, cây bụi thảm tƣơi ngoài vai trò giữ nƣớc cho lâm phần, chống xói mòn, cải tạo đất… còn có tác động thuận lợi hay hạn chế đến sự sinh trƣởng và phát triển của cây tái sinh. Cây bụi thảm tƣơi cũng là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng để phân tích và đƣa ra các biện pháp gây trồng hợp lý cho loài cây. Nó giữ một vai trò quan trọng trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây tái sinh loài cây Bình vôi, mặt khác giúp cân bằng cấu trúc rừng mặt khác chúng là giá thể để cây Bình vôi bám dựa. Nhƣng trên thực tế điều tra cho thấy, tại những khu vực đất trống có quá nhiều cây bụi thảm tƣơi nhƣ lau lách lấn át thì hầu nhƣ không phát hiện thấy cây Bình vôi phân bố.

Bảng 4.13: Bảng tổng hợp cây bụi thảm tƣơi trong mô hình

STT tuyến

Tên loài cây chủ yếu

Htb (m)

Tỷ lệ che phủ % Các loài cây bụi,

thảm tƣơi trong lâm phần

Số lƣợng cá thể Bình vôi trên tuyến

1 Dây dất na, Lấu, Le…. 0,5 68,9% 28

2 Cây ngũ sắc, Lá han …. 0,7 71,12% 33

3 Cỏ hôi, Lau nách, Dƣơng xỉ… 0,45 65,97% 24

4 Thƣờng sơn, Le, Lấu … 1,15 72% 18

5 Ngũ sắc, Lá han, Dây la đất… 0,6 62,71% 26

Trên các tuyến điều tra cho thấy số lƣợng cây Bình vôi ngày càng có xu hƣớng giảm, điều này có thể giải thích do hiện tƣợng khai thác Bình vôi tại đây diễn ra rất mạnh, khiến loài không đủ thời gian để sinh trƣởng và phát triển, tái sinh. Tuy nhiên chế tài xử phạt chƣa nghiêm nên dẫn đến loài này có nguy cơ giảm mạnh số lƣợng, các tuyến điều tra hầu nhƣ chỉ gặp những cây Bình vôi rất bé, các củ Bình vôi có kích thƣớc trung bình và lớn còn lại chủ yếu ở trên các vách núi cao, hiểm trở khó khai thác, tỷ lệ tái sinh hạn chế. Cá thể Bình vôi đƣợc phát hiện phần lớn là cây có độ tuổi trung bình do đó có tỷ lệ che phủ không đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài bình vôi (stepania rotunda lour ) làm cơ sở để bảo tồn tại vườn quốc gia cát bà​ (Trang 72 - 80)