Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số trạng thái rừng tại khu bảo tồn huại nhang, thủ đô viêng chăn, nước CHDCND lào​ (Trang 72 - 74)

Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao phản ánh quy luật sinh trưởng và phát triển của lớp cây tái sinh, qua đó đánh giá được mức độ trưởng thành và tình hình phát triển của rừng trong tương lai. Thông qua quy luật này, có thể điều chỉnh mật độ và đề xuất các biện pháp tác động hợp lý. Việc nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh theo chiều cao sẽ đem lại hình ảnh rõ hơn về phân bố số cây tái sinh theo chiều thẳng đứng. Tuỳ thuộc vào từng trạng thái và giai đoạn phát triển của cây tái sinh mà phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao cũng khác nhau.

Cấp chiều cao của cây tái sinh được chia theo 4 cấp: (1). Cấp 1 cây tái sinh có chiều cao nhỏ hơn 0,5m; (2). Cấp 2 cây tái sinh có chiều cao từ 0,5 - 1,0 m; (3). Cấp 3 cây tái sinh có chiều cao từ 1,0 -1,5m; (4). Cấp 4 cây tái sinh có chiều cao lớn hơn 2m. Qua điều tra, tổng hợp tính toán với cấp chiều cao của cây tái sinh ở các quần xã thực vật tái sinh kết quả như bảng 4.14.

Bảng 4.14. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao của các quần xã thực vật rừng

Trạng thái OTC Phân bố số cây theo cấp chiều cao (cây/ha)

Tổng <0,5m 0,5-1m 1 -2m >2m IIIA2 3 3680 2880 1200 560 8320 6 4800 2800 2000 640 10240 7 4560 3120 3120 800 11600 Trung bình 4347 2933 2107 667 10053 IIIA3 1 6960 4480 1760 640 13840 5 5120 2560 1200 880 9760 9 4240 3040 1840 720 9840 Trung bình 5440 3360 1600 747 11147

65 IIIB 2 6160 3280 2240 240 11920 4 4400 3120 800 480 8800 8 4720 2960 2800 480 10960 Trung bình 5093 3120 1947 400 10560

Qua bảng 4.14 nhận thấy: số lượng cây tái sinh giảm khi chiều cao tăng lên. Số cây tái sinh ở các cỡ chiều cao <0,5 đến 1m chiếm tỷ lệ rất lớn nhất, sau đó giảm dần (được minh họa tại hình 4.9). Sở dĩ có hiện tượng này là do trong quá trình phát triển, cây tái sinh chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, như độ tàn che, cây mẹ gieo giống, cây bụi thảm tươi,... Trong giai đoạn đầu, phần lớn cây tái sinh chịu bóng nên sau khi nảy mầm cây con tồn tại với mật độ cao. Trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên, số lượng cây tái sinh sẽ giảm dần theo thời gian. Từ kết quả trên cho thấy, trong nuôi dưỡng rừng cần có biện pháp kĩ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng bổ sung cây gỗ lớn bản địa để số lượng cây tái sinh chuyển lên tầng cây cao trong tương lai ngày một nhiều.

66

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số trạng thái rừng tại khu bảo tồn huại nhang, thủ đô viêng chăn, nước CHDCND lào​ (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)