4.2.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao
Tổ thành thực vật cho biết số loài tham gia và số cá thể của từng loài trong thành phần cây gỗ của rừng. Tổ thành là nhân tố cấu trúc sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến các nhân tố sinh thái và hình thái khác của rừng.
36
Tổ thành là một trong số các nhân tố nói lên mức độ thuận lợi của môi trường sống, là cơ sở để điều chế rừng. Đây còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tính bền vững, tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng, nó ảnh hưởng đến định hướng kinh doanh và khả năng lợi dụng rừng. Tổ thành loài cây càng phức tạp bao nhiêu thì rừng càng có tính cân bằng và ổn định bấy nhiêu.
Tổ thành được coi là nhân tố biểu thị tỷ trọng của mỗi loài cây hay nhóm loài cây nào đó trong lâm phần trong đó. Tỷ trọng mỗi loài hay nhóm loài được gọi là hệ số tổ thành và công thức biểu thị hệ số tổ thành của các loài cây trong lâm phần được gọi là công thức tổ thành.
Đề tài biểu thị công thức tổ thành theo tỷ lệ số cây và tỷ lệ tiết diện ngang (IV%). Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Công thức tổ thành của các quần xã thực vật được nghiên cứu STT Công thức tổ thành QXTV
1 41,6 Bằng lăng nam bộ+22,4Thị hồng+16,9 Hoàng lan+6,3Cây Lát hoa +5,7 Cây duối +7,1 Loài khác
Ưu hợp Bằng lăng nam bộ( Pười Khộc)
2 48,3Thị hồng+13,6 Hoàng lan +18,Bằng lăng nam bộ+9,1Gõ đỏ+11,0 Loài khác
Ưu hợpThị hồng
(Lang Đăm)
3 28,3Hoàng lan+28,2Gõ đỏ +19,1Thị hồng+11,5Dẻ +13,0 Loài khác
Ưu hợp Hoàng lan, Gõ đỏ (Teng Xeng &Te kha)
4 37,6Thị hồng +19,8Bằng lăng nam bộ+18,8Gõ đỏ+17,1 Hoàng lan +6,6 Loài khác
Ưu hợpThị hồng, Bằng lăng nam bộ
(Lang Đăm & Pười Khộc)
5 31,5Thị hồng+26,8Bằng lăng nam bộ+9,8 Hoàng lan +8,4Gõ đỏ+23,4 Loài khác
Ưu hợpThị hồng, Bằng lăng nam bộ
37
STT Công thức tổ thành QXTV
Khộc)
6 34,5Chai+9,6Giáng hương +9,4Cóc rừng+6,7Bằng lăng nam bộ+6,7Gụ mật+33,0 Loài khác
Ưu hợp Chai, Giáng hương (Hăng&Đu)
7
27,9Chai+10,6Cóc rừng+6,4 Mã tiền +5,8 Ho ̣ Bồ hòn +5,5Trắc dạo+5,3Chiêu liêu khế+38,5 Loài khác
Phức hợp
8
31,6Dầu+15,6Trôm hôi+9,0 Phượng +10,1Sấu đỏ+6,5Sao+5,2Xăng mả+5,7 Đa+6,7 Lòng mang quả to+9,6 Loài khác
Ưu hợp Dầu và Trôm hôi (Nhang&Sôm mông)
9
32,6Dầu+16,1Trôm hôi+14,3Sấu đỏ+9,1Sao +7,7 Phượng+5,9 Đa +5,8Xăng mả+5,4Gụ mật+3,1 Loài khác
Ưu hợp Dầu và Trôm hôi (Nhang&Sôm mông)
Để xác định rõ hơn mức độ tham gia vào tổ thành tầng cây gỗ để tạo thành các ưu hợp hay phức hợp thực vật, đề tài đã thống kê tất cả các loài có ∑IV%≥50% trong các công thức tổ thành rừng. Kết quả được thể hiện tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tổng hợp số loài cây tham gia CTTT, số loài cây ưu thế chủ yếu tại địa điểm nghiên cứu
OTC Tổng số loài trên OTC Số loài tham gia CTTT
Số loài cây ưu thế ∑IV% ≥ 50% Số loài Tên loài
1 8 5 2 Bằng lăng nam bộ, Thị hồng
2 9 4 2 Thị hồng, Hoàng lan
3 8 3 2 Hoàng lan, Gõ đỏ
4 7 4 2 Thị hồng, Bằng lăng nam bộ
38 OTC Tổng số loài trên OTC Số loài tham gia CTTT
Số loài cây ưu thế ∑IV% ≥ 50% Số loài Tên loài
6 17 5 2 Chai, Giáng hương
7 19 6 5 Chai, Cóc rừng, Mã tiền, Ho ̣ Bồ hòn, Trắc dạo
8 12 8 3 Dầu, Trôm hôi, Phượng
9 10 8 3 Dầu, Trôm hôi, Sấu đỏ
Kêt quả bảng 4.2 và 4.3 cho thấy:
- Ưu hợp Bằng lăng nam bộ: số loài trên ô tiêu chuẩn là 8 loài. Số loài tham gia vào công thức tổ thành chính là 5 loài. Có 2 loài tham gia vào nhóm loài cây ưu thế (có tổng IV%>50%), là Bằng lăng nam bộ, Thị hồng.
- Ưu hợp Thị hồng: số loài trên ô tiêu chuẩn là 9 loài. Số loài tham gia vào công thức tổ thành chính là 4 loài. Có 2 loài tham gia vào nhóm loài cây ưu thế (có tổng IV%>50%) là Thị hồng, Hoàng lan - Ưu hợp Hoàng lan, Gõ đỏ: số loài trên ô tiêu chuẩn là 8 loài. Số loài tham gia vào công thức tổ thành chính là 3 loài. Có 2 loài tham gia vào nhóm loài cây ưu thế (có tổng IV%>50%), là Hoàng lan, Gõ đỏ.
- Ưu hợp Thị hồng, Bằng lăng nam bộ: số loài trên ô tiêu chuẩn từ 7 đến 11 loài. Số loài tham gia vào công thức tổ thành chính là 4 loài. Có 2 loài tham gia vào nhóm loài cây ưu thế (có tổng IV%>50%), là Thị hồng, Bằng lăng nam bộ.
- Ưu hợp Chai, Giáng hương: số loài trên ô tiêu chuẩn là 17 loài. Số loài tham gia vào công thức tổ thành chính là 5 loài. Có 2 loài tham gia vào nhóm loài cây ưu thế (có tổng IV%>50%), là Chai, Giáng hương.
- Phức hợp: số loài trên ô tiêu chuẩn là 19 loài. Số loài tham gia vào công thức tổ thành chính là 6 loài. Có 5 loài tham gia vào nhóm loài cây ưu thế (có tổng IV%>50%), là Chai, Cóc rừng, Mã tiền, Ho ̣ Bồ hòn, Trắc dạo.
39
- Ưu hợp Dầu và Trôm hôi: số loài trên ô tiêu chuẩn từ 10 đến 12 loài. Số loài tham gia vào công thức tổ thành chính là 8 loài. Có 3 loài tham gia vào nhóm loài cây ưu thế (có tổng IV%>50%), là Dầu, Trôm hôi, Sấu đỏ, Phượng.
Như vậy, loài có IV% >5% sẽ là loài chiếm ưu thế và nếu tổng của chúng >50% sẽ tạo thành ưu hợp và phức hợp thực vật trong lâm phần. Số lượng cá thể tập trung nhiều ở một số loài ưu thế, có 6/9OTC (chiếm 66,67%) chỉ cần xuất hiện 2 loài đã tạo nên một ưu hợp thực vật ưu thế có ∑IV%≥50%. Tuy nhiên, cũng có những ô tiêu chuẩn số lượng cá thể phân bố rải rác trong tất cả các loài mà ít tập trung vào một số loài nào đó. Để hình thành nên một quần hợp thực vật ưu thế có ∑IV%≥50% phải có rất nhiều loài tham gia như OTC 7 cần có 5 loài tham gia mới hình thành nên phức hợp thực vật.
4.2.2. Mức độ thường gặp của các loài cây trong QXTV rừng
Mức độ thường gặp (Mtg) là chỉ tiêu biểu thị tỷ lệ phần trăm giữa số cá thể của một loài nào đó so với tổng số cá thể trên một đơn vị diện tích điều tra. Chỉ tiêu này nói lên khả năng thích nghỉ và mối quan hệ với môi trường xung quanh của các loài cây trong QXTV rừng.
4.2.2.1. Mức độ thường gặp của các loài cây trong QXTV thuộc trạng thái Rừng IIIA2
Kết quả nghiên cứu về mức độ thường gặp của các loài cây trong quần xã thực vật rừng thuộc trạng thái rừng IIIA2 được thể hiện tại các bảng 4.4.
40
Bảng 4.4. Mức độ thường gặp của các loài trong QXTV thuộc trạng thái rừng IIIA2
Quần xã thực vật rừng Ưu hợp Hoàng lan,
Gõ đỏ
Ưu hợp Chai, Giáng
hương Phức hợp
Loài N/ha Mgt Loài N/ha Mgt Loài N/ha Mgt
Hoàng lan 140 35,9 Chai 100 26,3 Chai 90 22,5 Thị hồng 100 25,6 Cóc rừng 40 10,5 Cóc rừng 40 10,0 Dẻ 70 17,9 Giáng hương 30 7,9 Trắc dạo 30 7,5 Đinh lá tuyến 20 5,1 Bằng lăng nam bộ 30 7,9 Chiêu liêu khế 30 7,5
Gõ đỏ 20 5,1 Xoan 20 5,3 Họ Bồ hòn 20 5,0 Cây nêu 20 5,1 Trắc dạo 20 5,3 Mật sâm 20 5,0
Bá đậu lá thuôn 20 5,3 Bằng lăng nam bộ 20 5,0 Gụ mật 20 5,3 Gụ mật 20 5,0 Mã tiền 20 5,3 Mã tiền 20 5,0 Mai vàng 20 5,0 LK 20 5,1 LK 80 21,1 LK 90 22,5 Tổng 390 100 Tổng 380 100 Tổng 400 100
Tất cả các loài ở 3 QXTV thuộc trạng thái rừng IIIA2 đều có giá trị Mtg
nhỏ hơn 50% nghĩa là không có loài nào thuộc dạng rất hay gặp, mức độ ưu thế của quần xã không thuộc về một loài riêng biệt. Trong số 3 quần xã chỉ có 2 quần xã là Ưu hợp Hoàng lan, Gõ đỏ và Ưu hợp Chai, Giáng hương có giá trị Mgt > 25%. Có nghĩa là loài Hoàng lan có giá trị Mgt= 35,9%; Gõ đỏ có giá trị Mgt= 25,6 và Chai có giá trị Mgt= 26,3% là những loài thường gặp.
41
Những loài có giá trị Mgt<25% được coi là những loài ít gặp trong quần xã thực vật.
Như vậy, trong trạng thái IIIA2 không có loài nào có mức độ ưu thế rõ rệt. Chỉ có 3 loài thường gặp thuộc Ưu hợp Hoàng lan, Gõ đỏ và Ưu hợp Chai, Giáng hương còn lại là những loài ít gặp.
4.2.2.2. Mức độ thường gặp của các loài cây trong QXTV thuộc trạng thái rừng IIIA3
Kết quả nghiên cứu về mức độ thường gặp của các loài cây trong quần xã thực vật rừng thuộc trạng thái rừng IIIA3 được thể hiện tại các bảng 4.5.
Bảng 4.5. Mức độ thường gặp của các loài trong QXTV thuộc trạng thái rừng IIIA3
Quần xã thực vật rừng Ưu hợp Pười Khô ̣c Ưu hợp Thị hồng, Bằng lăng
nam bộ Ưu hợp Dầu và Trôm hôi
Loài N/ha Mgt Loài N/ha Mgt Loài N/ha Mgt
Thị hồng 150 34,1 Thị hồng 160 42,1 Dầu 110 27,5 Hoàng lan 90 20,5 Hoàng lan 50 13,2 Trôm hôi 90 22,5 Bằng lăng
nam bộ 80 18,2 Giâu gia đất 30 7,9 Sấu đỏ 50 12,5
Cây Lát hoa 40 9,1
Bằng lăng nam
bộ 30 7,9 Sao 40 10,0
Cây duối 30 6,8 Đinh lá tuyến 20 5,3 Phượng 40 10,0
Cóc rừng 20 5,3 Xăng mả 20 5,0
Mộc hoa trắng 20 5,3 Đa 20 5,0
Cây duối 20 5,3
LK 50 11,4 LK 30 7,9 LK 30 7,5
42
Tương tự như trạng thái rừng IIIA2, tại trạng thái rừng IIIA3 tất cả các loài ở 3 QXTV rừng đều có giá trị Mtg nhỏ hơn 50% nghĩa là không có loài nào thuộc dạng rất hay gặp, mức độ ưu thế của quần xã không thuộc về một loài riêng biệt. Khác với trạng thái rừng IIIA2 thì trạng thái rừng IIIA3 đều xuất hiện loài thường gặp đó là loài Thị hồng (thuộc Ưu hợp Bằng lăng nam bộ và Ưu hợp Thị hồng, Bằng lăng nam bộ) và loài Dầu (thuộc Ưu hợp Dầu và Trôm hôi). Còn lại những loài có giá trị Mgt<25% được coi là những loài ít gặp trong quần xã thực vật.
4.2.2.3. Mức độ thường gặp của các loài cây trong QXTV thuộc trạng thái Rừng IIIB
Kết quả nghiên cứu về mức độ thường gặp của các loài cây trong quần xã thực vật rừng thuộc trạng thái rừng IIIB được thể hiện tại các bảng 4.6.
Bảng 4.6. Mức độ thường gặp của các loài trong QXTV thuộc trạng thái rừng IIIB
Quần xã thực vật rừng Ưu hợp Thị hồng Ưu hợp Thị hồng, Bằng lăng
nam bộ
Ưu hợp Dầu và Trôm hôi
Loài N/ha Mgt Loài N/ha Mgt Loài N/ha Mgt
Thị hồng 220 53,7 Thị hồng 190 47,5 Dầu 100 25,0 Hoàng lan 90 22,0 Hoàng lan 110 27,5 Trôm hôi 90 22,5 Bằng lăng nam bộ 40 10,0 Phượng 50 12,5
Gõ đỏ 20 5,0 Sấu đỏ 40 10,0
Cây Lát hoa 20 5,0 Sao 30 7,5
Xăng mả 20 5,0
Đa 20 5,0
LK 100 24,4 LK 20 5,0 LK 50 12,5
43
Khác với trạng thái Rừng IIIA2 và IIIA3, tại các quần xã thực vật của trạng thái rừng IIIB có ưu hợp Thị hồng xuất hiện Thị hồng có giá trị Mtg = 53,7. Có nghĩa đây là loài rất hay gặp. Còn lại hai ưu hợp Thị hồng, Bằng lăng nam bộ và Ưu hợp Dầu và Trôm hôi đều xuất hiện loài thường gặp có giá trị Mtg >25%.
4.2.3. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che tầng cây gỗ của các trạng thái rừng
4.2.3.1. Đặc điểm cấu trúc tầng thứ
Tầng thứ là chỉ tiêu cấu trúc phản ánh hình thái theo mặt phẳng đứng của lâm phần, là kết quả cạnh tranh sinh tồn giữa các loài cây trong quần xã với nhau và với hoàn cảnh xung quanh trong qúa trình sinh trưởng và phát triển. Với rừng tự nhiên cấu trúc tầng thứ phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái rừng và mô phỏng các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa các loài cây khác nhau. Việc nghiên cứu cấu trúc tầng thứ rất có ý nghĩa trong thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng rừng. Để nghiên cứu cấu trúc tầng thứ của các quần xã thực vật tại khu vực nghiên cứu, điều tra vẽ trắc đồ mặt cắt đứng theo phương pháp của David và Richards.
(1) Trạng thái rừng IIIB:
44
Trạng thái Rừng IIIB bao gồm các quần xã thực vật: Ưu hợp Thị hồng, Ưu hợp Thị hồng, Bằng lăng nam bộ và Ưu hợp Dầu và Trôm hôi. Rừng bị tác động với mức độ thấp, trữ lượng rừng còn cao, cấu trúc rừng chưa bị phá vỡ, rừng còn giàu trữ lượng, có độ tàn che >0,7 , tổng tiết diện ngang >21m2/ha, trữ lượng > 250 m3/ha. Các tầng tán được thể hiện như sau:
- Tầng rừng vượt tán A1: Bao gồm những loài cây như: Thị hồng, Bằng lăng nam bộ, Dầu có đường kính lớn và chiều cao lớn từ 17 - 25m số lượng cây thường ít. Mặc dù có kích thước lớn nhưng một số cây này có phẩm chất và giá trị kém.
- Tầng rừng chính A2 bao gồm những loài cây có chiều cao từ 12 16m như: Thị hồng, Bằng lăng nam bộ, Hoàng lan và Gõ đỏ…... chiếm phần lớn số cây trong ô, độ tàn che chủ yếu do tầng này tạo ra.
- Tầng dưới tán A3 gồm các loài như Phượng, Sấu đỏ, Sao, Xăng mả, Đa, Lòng mang quả to, …. có chiều cao từ 8 12 m những loài cây cao hầu như chưa có sự phân tầng. ngoài ra còn có các loài khác như: Sấu đỏ, Sao, Xăng mả, Gụ mật. Cấu trúc rừng được thể hiện qua trắc đồ hình 4.2.
45
46
(2) Trạng thái rừng IIIA3
Hình 4.3. Điều tra trên ÔTC thực trạng thái rừng IIIA3
Trạng thái rừng bao gồm các quần xã: Ưu hợp Dầu và Trôm hôi, Ưu hợp Thị hồng và Bằng lăng nam bộ. Rừng đã từng bị tác động và có quá trình phục hồi tốt rừng có 2 tầng tán chính, riêng ưu hợp Thị hồng và Bằng lăng nam bộ có 3 tầng tán. Độ tàn che > 0,5, tổng tiết diện ngang >16m2/ha, trữ lượng > 120 m3/ha. Các tầng tán được thể hiện như sau:
- Tầng vượt tán A1: rất ít gặp chỉ có quần xã Thị hồng + Bằng lăng nam bộ là xuất hiện một vài cây chừa lại có đường kính và chiều cao lớn, tuy nhiên cũng giống như Rừng IIIB, những cây thuộc tầng vượt tán thường có dạng cong queo, giá trị về kinh tế thấp.
- Tầng tán chính A2: thường có các loài Thị hồng, Bằng lăng nam bộ, Hoàng lan và Gõ đỏ…... chiếm phần lớn tuy nhiên các chỉ tiêu phản ánh sinh trưởng như: Chiều cao, đường kính ngang ngực (D1.3cm) thường thấp hơn so với tầng tán chính của Rừng IIIB. Số lượng loài cây có giá trị kinh tế cũng ít hơn.
- Tầng dưới tán A3: thường có những loài như: Sấu đỏ, Sao, Xăng mả, Gụ mật có sinh trưởng kém, chiều cao trung bình khoảng 6 - 8m. Các loài cây gỗ có giá trị còn rất ít và chỉ tiêu về sinh trưởng như đường kính, chiều cao chỉ đạt khoảng 4 - 6m. Cấu trúc rừng được thể hiện qua trắc đồ hình 4.4
47
48
(3) Trạng thái rừng IIIA2
Hình 4.5: Điều tra trên ÔTC thực trạng thái rừng IIIA2
Trạng thái rừng bao gồm các quần xã: Ưu hợp Hoàng lan và Gõ đỏ; Ưu hợp Chai, Giáng hương và Phức hợp. Đặc trưng của trạng thái này là đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế với lớp cây đại bộ phận có đường kính 20 – 30cm. Rừng có 2 tầng tán chính, tầng trên tán không liên tục được hình thành chủ yếu từ những cây cũ còn lại, còn có những cây to khoẻ vượt tán. Độ tàn che của rừng từ 0,3 – 0,5, tổng tiết diện ngang đạt từ 10 – 15 m2/ha, trữ