Ảnh hưởng của một số nhân tố tái sinh đến tái sinh tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số trạng thái rừng tại khu bảo tồn huại nhang, thủ đô viêng chăn, nước CHDCND lào​ (Trang 75 - 79)

4.3.7.1. Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhiên

Độ tàn che của rừng là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng, có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các thành phần sinh vật dưới tán rừng, đặc biệt là lớp cây tái sinh. Độ tàn che khác nhau thì các loài cây tái sinh về số lượng và chất lượng cũng khác nhau.

Kết quả điều tra cho thấy, độ tàn che đã ảnh hưởng đến mật độ, chất lượng, phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao và tỷ lệ cây triển vọng. Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh được tổng hợp bảng 4.16.

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhiên tại khu vực nghiên cứu

Trạng thái Độ tàn che Mật độ cây TS triển vọng (cây/ha)

IIIA2 0,49 2209

IIIA3 0,65 1836

IIIB 0,78 1716

Đô tàn che có sự khác nhau rõ rệt giữa các trạng thái rừng. Độ tàn che của khu vực dao động từ 0,49 – 0,78, trong đó độ tàn che lớn nhất là trạng thái IIIB, tiếp đến là trạng thái IIIA3 và nhỏ nhất là trạng thái IIA2. Kết quả bảng 4.15 và hình 4.10 cho thấy, khi độ tàn che tăng thì mật độ cây tái sinh triển vọng giảm. Điều này chứng tỏ điều kiện trống trải đã tạo thuận lợi cho cây tái sinh phát triển

68

tốt. Do đó để tăng tỷ lệ cây tái sinh triển vọng ở những trạng thái này, cần loại bỏ một số cây tầng cây cao không có giá trị nhằm tạo điều kiện cho các loài cây tái sinh có giá trị hơn sinh trưởng tốt và tham gia vào tầng tán chính của rừng.

Hình 4.10. Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhiên

4.3.7.2. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên

Cây bụi, thảm tươi là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh, đặc biệt là sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng dưới tán rừng. Khi độ tàn che của rừng thấp thì cây bụi, thảm tươi phát triển thuận lợi cho những cây tái sinh chịu bóng tuổi nhỏ, nhưng sẽ là trở ngại khi cây tái sinh lớn lên. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp do tốc độ phát triển của cây bụi, thảm tươi thường nhanh hơn, sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn và đến một lúc nào đó nó sẽ lấn át cây tái sinh.

69

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi đến tái sinh tự nhiên

Trạng thái OTC Loài cây chủ yếu Htb (m) CP (%) Mật độ cây TS triển vọng (cây/ha) IIIA2 3

Ô rô (Nám khi ̣ hét), Vàng đắng (Khưa hém), Dây Quynh Tàu (Khưa vai đin), Họ thi ̣ (Nám lếp meo)

1,4 70 1397

6

Mơ tròn (Khưa tôt ma), Ô rô (Nám khi ̣ hét), Vàng đắng (Khưa hém), Dây Quynh Tàu (Khưa vai đin), Ho ̣ thi ̣ (Nám lếp meo)

1,0 85 2120

7 Mơ tròn (Khưa tôt ma), Dây

sương sâm (Nha nang) 0,9 55 3111

Trung bình 1,1 70 2209

IIIA3

1

Họ trúc đào (Khưa khi ̣ ca đươn), Ô rô (Nám khi ̣ hét), Vàng đắng (Khưa hém), Dây Quynh Tàu (Khưa vai đin), Ho ̣ thi ̣ (Nám lếp meo)

1,3 91 1790

5

Ô rô (Nám khi ̣ hét), Vàng đắng (Khưa hém), Ho ̣ thi ̣ (Nám lếp meo)

1,0 80 1695

9

Bù dẻ lá lớn (Khưa phi phuôn), Dây sương sâm (Khưa mo noi), Cỏ hôi (Nha khíu), Cây đa ̣i bi (Khưa nạt), Ô rô (Nám khi ̣ hét), Bộ cói (Nha khôm pao)

1,7 63 2024

Trung bình 1,3 78 1836

70

Trạng thái OTC Loài cây chủ yếu Htb (m) CP (%) Mật độ cây TS triển vọng (cây/ha)

(Khưa hém), Dây Quynh Tàu (Khưa vai đin), Ho ̣ thi ̣ (Nám lếp meo)

4

Ô rô (Nám khi ̣ hét), Vàng đắng (Khưa hém), Dây Quynh Tàu (Khưa vai đin), Ho ̣ thi ̣ (Nám lếp meo)

1,7 87 1068

8

Bù dẻ lá lớn (Khưa phi phuôn), Dây sương sâm (Khưa mo noi), Cỏ hôi (Nha khíu), Cây đa ̣i bi (Khưa na ̣t), Ô rô (Nám khi ̣ hét), Bộ cói (Nha khôm pao)

1,4 95 2170

Trung bình 1,5 91 1716

Theo kết quả điều tra thì tại địa điểm nghiên cứu chủ yếu xuất hiện những loài thảm tươi, cây bụi như: Ô rô (Nám khi ̣ hét), Vàng đắng (Khưa hé m), Dây Quynh Tàu (Khưa vai đin), Họ thi ̣ (Nám lếp meo), Bù dẻ lá lớn (Khưa phi phuôn), Dây sương sâm (Khưa mo noi), Cỏ Lào Cây đại bi (Khưa nạt), Bộ cói (Nha khôm pao)… cạnh với chiều cao trung bình biến động từ 1m đến 1,7m và độ che phủ biến động từ 63% đến 95%. Trong các trạng thái rừng độ che phủ và chiều cao bình quân của cây bụi thảm tươi thấp nhất là trạng thái rừng IIIA2 -> IIIA3 -> IIIB, ngược lại mật độ cây tái sinh có triển vọng lại tăng theo chiều ngược lại IIIB -> IIIA3 -> IIIA2.

Như vậy, mật độ cây tái sinh triển vọng giảm khi độ che phủ của cây bụi thảm tươi tăng. Cây bụi thảm tươi có ảnh hưởng rõ rệt đến tái sinh tự

71

nhiên, chúng cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống của các cây tái sinh còn non yếu. Do đó, biện pháp kỹ thuật ở đây là trong thời gian đầu cần loại bỏ bớt những cây bụi, thảm tươi tạo không gian dinh dưỡng và ánh sáng hợp lý cho cây con sinh trưởng, lớp cây tái sinh triển vọng đã vượt khỏi tầng cây bụi thảm tươi để tham gia vào tầng tán chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số trạng thái rừng tại khu bảo tồn huại nhang, thủ đô viêng chăn, nước CHDCND lào​ (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)