Xuất một số giải pháp phục hồi và phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số trạng thái rừng tại khu bảo tồn huại nhang, thủ đô viêng chăn, nước CHDCND lào​ (Trang 79 - 104)

+ Tầng cây gỗ: biện pháp lâm sinh tác động vào rừng là loại bỏ bớt cây phi mục đích, cây có phẩm chất xấu, kém giá trị kinh tế. Nhằm điều chỉnh một mật độ phù hợp, tạo điều kiện cho các loài cây có giá trị và cây tái sinh có điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

+ Tầng tái sinh: hình thái phân bố cây tái sinh chủ yếu là theo cụm, do đó biện pháp tác động ở đây là điều tiết tổ thành và hình thái phân bố theo hướng phân bố đều thông qua việc nuôi dưỡng và xúc tiến tái sinh tự nhiên các loài cây tái sinh có giá trị, loại dần các loài cây kém giá trị. Đồng thời kết hợp luỗng phát dây leo, bụi rậm, thảm tươi tạo điều kiện cho các loài cây tái sinh có giá trị sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Ban quản lý Khu Bảo tồn Huại Nhang cần tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, kịp thời ngăn chặn các vụ khai thác cây gỗ quý, nhằm duy trì tính đa dạng và giữ gìn nguồn giống trong tự nhiên.

+ Làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ tầng cây cao để tạo độ tàn che thích hợp cho cây tái sinh phát triển. Đồng thời giữ lớp thảm tươi, thảm mục để duy trì ẩm độ cho hạt của các loài có thể nảy mầm, sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Để đạt hiệu quả việc bảo tồn nguồn gen động thực vật nói chung Khu Bảo tồn Huại Nhang cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư để tiếp tục xây dựng Hội đồng bảo vệ rừng tại các xã giáp ranh với Khu Bảo tồn.

72

+ Cần có quy hoạch cụ thể và hỗ trợ tài chính để cho người dân địa phương phát triển kinh tế ….nhằm tạo sinh kế, tăng thu nhập, giảm áp lực vào rừng tự nhiên.

+ Kiểm soát tốt khu vực có người dân sinh sống cùng các hoạt động sản xuất nương rãy của người dân ở vùng đệm Khu Bảo tồn, nhằm ngăn chặn hiện tượng xâm lấn và nguy cơ lây lan lửa rừng vào Khu Bảo tồn.

73

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

(1). Phân loại và lựa chọn các tra ̣ng thái rừng thường xanh

Các kiểu quần xã thực vật lựa chọn tại khu vực điều tra là: Ưu hợp Bằng lăng nam bộ; Ưu hợp Thị hồng; Ưu hợp Hoàng lan và Gõ đỏ; Ưu hợp Thị hồng và Bằng lăng nam bộ; Ưu hợp Chai, Giáng hương; Phức hợp; Ưu hợp Dầu và Trôm hôi

(2). Đặc điểm cấu trúc tra ̣ng thái rừng

* Cấu trúc tổ thành tầng cây cao: số loài tham gia công thức tổ thành dao động từ 3 đến 8 loài. Các loài cây chủ yếu tham gia công thức tổ thành là:

Bằng lăng nam bộ; Thị hồng; Hoàng lan, Gõ đỏ; Chai, Giáng hương, Dầu, Trôm hôi… Số loài cây ưu thế từ 2 đến 4 loài. Số lượng cá thể tập trung nhiều ở một số loài ưu thế, có 6/9OTC (chiếm 66,67%) chỉ cần xuất hiện 2 loài đã tạo nên một ưu hợp thực vật ưu thế có ∑IV%≥50%.

* Mức độ thường gặp của các loài cây trong QXTV rừng

-Trạng thái IIIA2 không có loài nào có mức độ ưu thế rõ rệt. Chỉ có 3 loài thường gặp thuộc Ưu hợp Hoàng lan, Gõ đỏ và Ưu hợp Chai, Giáng hương.

-Trạng thái rừng IIIA3 không có loài nào thuộc dạng rất hay gặp, mức độ ưu thế của quần xã không thuộc về một loài riêng biệt. Xuất hiện loài thường gặp đó là loài Thị hồng và Dầu

-Trạng thái rừng IIIB có ưu hợp Thị hồng xuất hiện loài Thị hồng rất hay gặp. Còn lại hai ưu hợp Thị hồng, Bằng lăng nam bộ và Ưu hợp Dầu, Trôm hôi đều xuất hiện loài thường gặp

* Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che tầng cây gỗ

-Trạng thái Rừng IIIB có 3 tầng tán chính, trữ lượng rừng còn cao, cấu trúc rừng chưa bị phá vỡ, rừng còn giàu trữ lượng, có độ tàn che >0,7 , tổng tiết diện ngang >21m2/ha, trữ lượng > 250 m3/ha.

74

- Trạng thái rừng IIIA3 có 2 tầng tán chính, riêng ưu hợp Thị hồng và Pười Khô ̣c có 3 tầng tán. Độ tàn che > 0,5, tổng tiết diện ngang >16m2/ha, trữ lượng > 120 m3/ha.

- Trạng thái rừng IIIA2 có 2 tầng tán chính, tầng trên tán không liên tục được hình thành chủ yếu từ những cây cũ còn lại, còn có những cây to khoẻ vượt tán. Độ tàn che của rừng từ 0,3 – 0,5, tổng tiết diện ngang đạt từ 10 – 15 m2/ha, trữ lượng từ 80 – 120 m3/ha.

* Các đại lượng sinh trưởng của các trạng thái rừng

Mật độ trung bình của khu vực nghiên cứu là 400 cây/ha. Đường kính dao động từ 20,2cm đến 33,0cm; trung bình là 26,8cm. Chiều cao dao động từ 14,0m đến 18,9m; trung bình là 16,5m. Tổng tiết diện ngang trung bình là 23,2 m2/ha. Trữ lượng gỗ tăng dần từ trạng thái IIIA2 -> IIIA3 -> IIIB. Trữ lượng trung bình của khu vực nghiên cứu là 177,7 m3/ha. Trạng thái IIIB có trữ lượng cao nhất đạt mức giàu, trạng thái IIIA3 có trữ lượng đạt mức trung bình, trạng thái IIIA2 có trữ lượng chỉ đạt mức nghèo.

3). Đặc điểm tái sinh tự nhiên của tra ̣ng thái rừng

* Tổ thành cây tái sinh: số loài tham gia công thức tổ thành từ 2 đến 6 loài. Các loài cây chủ yếu trong công thức tổ thành là: Thị hồng, Hoà ng lan, Dẻ, Gõ đỏ, Dầu, Trôm hôi…. Hầu hết trên các OTC nghiên cứu có sự khác nhau về số loài tham gia công thức tổ thành giữa tầng cây cao so với tầng cây tái sinh. Đặc biệt là có sự khác nhau về loài ưu thế giữa hai tầng.

* Mối liên hệ giữa tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh: tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh có quan hệ ngẫu nhiên. Ngoài các loài cùng tham gia công thức tổ thành thì tầng cây tái sinh còn xuất hiện một số loài mới so với tầng cây mẹ. Sự xuất hiện loài mới ở tầng cây tái sinh góp phần tạo nên sự đa dạng về thành phần loài cây.

75

* Mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng: trạng thái rừng IIIA3 có mật độ cây tái sinh lớn nhất bình quân 11147cây/ha và thấp nhất là trạng thái IIIA2 bình quân 10053 cây/ha. Nhìn chung mật độ cây tái sinh chung bình quân của các trạng thái rừng có sự chênh lệch không nhiều. Mật độ cây tái sinh triển vọng tương đối cao hầu hết đều đạt trên 1000cây/ha. Mật độ cây tái sinh triển vọng cao nhất tại trạng thái IIIA2 bình quân 2209cây/ha và thấp nhất là trạng thái IIIB.

* Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh

- Phẩm chất: cây tái sinh có phẩm chất trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là phẩm chất cây tái sinh xấu. Cây tái sinh có phẩm chất tốt và trung bình chiếm tỷ lệ cao sẽ là nguồn cây tái sinh triển vọng trở thành thế hệ rừng tương lai.

- Nguồn gốc: cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm số lượng lớn trên 90%.

* Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao: số lượng cây tái sinh giảm khi chiều cao tăng lên. Số cây tái sinh ở các cỡ chiều cao <0,5 đến 1m chiếm tỷ lệ rất lớn nhất, sau đó giảm dần.

* Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất: hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất của các ô tiêu chuẩn chủ yếu là dạng phân bố cụm, không có phân bố đều.

* Ảnh hưởng của một số nhân tố tái sinh đến tái sinh tự nhiên

- Độ tàn che có sự khác nhau rõ rệt giữa các trạng thái rừng. Độ tàn che của khu vực dao động từ 0,49 – 0,78. Khi độ tàn che tăng thì mật độ cây tái sinh triển vọng giảm.

- Mật độ cây tái sinh triển vọng giảm khi độ che phủ của cây bụi thảm tươi tăng. Cây bụi thảm tươi có ảnh hưởng rõ rệt đến tái sinh tự nhiên, chúng cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống của các cây tái sinh còn non yếu.

76

(4) Đề xuất một số giải pháp phục hồi và phát triển rừng

Đã đề xuất một số giải pháp phục hồi và phát triển rừng như: giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý bảo vệ.

2. Tồn tại

Mặc dù đã đạt một số kết quả như trên, đề tài còn những tồn tại sau: - Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu một số nhân tố cấu trúc sinh thái và hình thái tầng cây cao, chưa nghiên cứu cấu trúc tuổi và các quy luật kết cấu lâm phần.

- Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên của rừng mà chưa có điều kiện nghiên cứu hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố khác đến tái sinh tự nhiên, nên những kết luận đưa ra chỉ có tính chất tham khảo.

3. Khuyến nghị

Để có cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho từng đối tượng rừng cụ thể, việc nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng là cần thiết. Tuy nhiên, với diện tích nghiên cứu là còn khiêm tốn, vì vậy để có những đề xuất một cách đầy đủ và chính xác hơn, trong thời gian tới cần tiến hành một số nội dung sau:

- Mở rộng địa điểm nghiên cứu và tăng dung lượng quan sát về rừng ở khu vực nghiên cứu.

- Xây dựng hệ thống ô tiêu chuẩn định vị tại các khu vực nghiên cứu nhằm theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và diễn biến tài nguyên rừng.

- Cần có những nghiên cứu ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến rừng, các nghiên cứu về tiểu khí hậu rừng, các quá trình động thái rừng và đề xuất các biện pháp lâm sinh một cách khách quan, đầy đủ hơn.

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Aliya Keomisy (2013), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của rừng tự nhiên sau khai thác tại tỉnh Xiêng Quảng, nước CHDCND Lào. Luận văn Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

2. Baur G.N (1962), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa (Vương Tấn Nhị dịch). Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội (trang 83-127; 495- 553).

3. Bộ NN và PTNT (1998), Quy phạm phục hồi rừng bằng Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Catinot R. (1965), Hiện tại và tương lai rừng nhiệt đới ẩm, Thái Văn Trừng, Nguyễn Văn Dưỡng dịch, tư liệu KHKT, Viện KHLNVN, tháng 3 - 1979.

5. Catinot. R (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm châu Phi (Vương Tấn Nhị dịch). Tài liệu KHLN, Viện KHLN Việt Nam.

6. Lê Mộng Chân, Đoàn sỹ Hiền và Lê Nguyên (1967), Cây rừng Việt Nam (tập 1). Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1992), Thực vật và thực vật đặc sản rừng. Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

8. Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Duy Chuyên (1988), Cấu trúc tăng trưởng sản lượng và tái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài thuộc ba vùng kinh tế lâm nghiệp ở Việt Nam, Tóm tắt luận văn án Tiến sĩ khoa học tại Hungary. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

78

10. Nguyễn Duy Chuyên (1995), Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự rừng lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu - Nghệ An, Công trình nghiên cứu KHKT Viện Điều tra, quy hoạch rừng 1991 – 1995. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Phùng ngọc Lan (2001), Lâm học nhiệt đới. Bài giảng dùng cho Cao

học lâm nghiệp và Nghiên cứu sinh các chuyên ngành: Trồng rừng, chọn giống, hạt giống lâm nghiệp, Lâm học. Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

13. Phonesy Darasene (2012), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại VQG Nậm Puy, tỉnh Say Nha Bu Ly, nước CHDCND Lào. Luận văn Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

Tiếng Anh

14. Begon, M., Mortimer M. (1986), Population Ecology, Blackwell Scientific Publications, OXFORD LONDON EDINBURGH (Second Edition). 15. Ballay.D (1973), “Quantifying diameter distribution with the Weibull

function”, Forest science 21-1973,pp.427-431.

16. David M. Smith (1986), The practice of Silviculture, Eighth Edition by john Wiley & Sone, Inc. Canada

17. Evans, j.(1984), Silviculture of broadleaved woodland, Forest Commission Bulletin, No. 62, HMSO, London.

18. John D. Matthews (1989), Silvicultural Systems, Oxfore University Press Inc., New York.

19. Michael Hedemark (2003), Forest Survey of the Nam Ha National Protected Area, Laos P.D.R.

79

Study, Luang Namtha Province, Laos P.D.R.

21. Odum, E.P (1971), Fundamentals of ecology, 3rd ed. Press of W.B. SAUNDERS Company.

22. Richards P. W. (1952), The tropical rain forest, Cambridge University Press, London.

23. Rollet B (1972), L’ architechture des fore’ts denses hunides Sempervirentes de plaine. Centre technique forestie tropical, France. 24. Van Steenis. J (1956), Basic principles of rain forest Sociology, Study

80

81

Phụ biểu 01: Các bảng biểu điều tra

Biểu 01: Phiếu điều tra tầng cây cao trên ô tiêu chuẩn

OTC số...Loại rừng:...

Lô...Khoảng...

Ngày điều tra:...Người điều tra...

Đơn vị quản lý...

Diện tích OTC:...Độ dốc:...Hướng phơi:...

T T Tên Lào Tên Việt Nam Tên khoa học C1,3 (cm) D1,3 (cm) Dt (m) H (m) Ghi chú D t1 D t2 T B H vn H dc 1 2 3 4

82

Biểu 02: Điều tra cây tái sinh trên các ô dạng bản

OTC số...Loại rừng:...

Lô...Khoảng...

Ngày điều tra:...Người điều tra...

Đơn vị quản lý...

Diện tích OTC:...Độ dốc:...Hướng phơi:... ÔD B T T Tên Lào Tên Việt Nam Tên khoa học H (m) Do (Cm) Dt (Cm) Sinh trưởng 1 1 2 3 4 5

83

Biểu 03: Điều tra cây bụi trên các ô dạng bản

OTC số...Loại rừng:...

Lô...Khoảng...

Ngày điều tra:...Người điều tra...

Đơn vị quản lý...

Diện tích OTC:...Độ dốc:...Hướng phơi:... ÔDB TT Tên Lào Tên Việt

Nam Tên khoa học Htb (m) Dt (Cm) CP Sinh trưởng 1 1 2 3 4 5

84

Biểu 04: Điều tra thảm khô, thảm tươi trên các ô dạng bản

OTC số...Loại rừng:...

Lô...Khoảng...

Ngày điều tra:...Người điều tra...

Đơn vị quản lý...

Diện tích OTC:...Độ dốc:...Hướng phơi:...

ÔDB Trọng lươ ̣ng thảm khô, thảm tươi (g) Tổng lượng Mmẫu Ô 1m2 1 Ô 1m2 2 Ô 1m2 3 Ô 1m2 4 Ô 1m2 5 1 2 3 4 5 Tổng

85

Phụ biểu 02: Danh sách các loài của địa điểm nghiên cứu

S TT

Loài Tên Lào Tên Viê ̣t Nam Tên khoa ho ̣c 1 Xăng mả Bông năng Xăng mả Carallia brachiata

(Loureiro) Merrill 2 Cóc rừng Cóc lươ ̣m Cóc rừng Lannea coromandelica

(Anacardiaceae)

3 Căm xe Đeng Căm xe Xylia xylocarpa

Roxburgh

4 Giáng Hương Đu Giáng Hương Pterocarpus macrocarpus

5 Giâu gia đất Mác fay Giâu gia đất Baccaurea ramiflora

Loureiro 6 Lòng mang quả to Hăm ảo Lòng mang quả to Pterospermum

megalocarpum Tardieu

7 Chai Hăng Chai Pentacme laotica

8 Đa Hay Đa Ficus annulata Blume

9 Xoan Ka đầu xa ̣ng Xoan Melia azedarach

10 Trắ c dạo Khăm phí Trắ c dạo Dalbergia cultrata

11 Re Khe Re Fernandoa adenophylla

(G. Don) Steenis 12 Đinh lá tuyến Khe phỏi Đinh lá tuyến Fernandoa

adenophylla(G. Don) Steenis

13 Sao Khen Sao Hoppea SP.

14 Xoay Khênh Xoay Dialium cochinchinensis

15 Bồ hòn Kho Bồ hòn Schleichera oleosa

(Loureiro) Oken

16 Mật sâm Khom Mật sâm Muntinggia calabura

17 Dẻ Ko Dẻ Castanopsis SP.

18 Thị hồng Lang đăm Thị hồng Diospyros roxburghii

Carr.

19 Nú c nác Lịn ma ̣y Nú c nác Oroxylum indicum (L.) Kurz (Bignoniaceae)

86

20 Cóc rừng Cọc lươ ̣m Cóc rừng Spondias mangifera

21 Mộc hoa trắng Muc Mộc hoa trắng Hollarrhena antidysenterica

Wall(Apocynaceae) 22 Thầu táu khác gốc Mướ t Thầu táu khác gốc Aporosa dioica

(Roxburgh) Müll-Arg. 23 Họ Đào lộn hột Năm kiêng Họ Đào lộn hột Gluta usitata (Wallich)

Ding Hou (Anacardiaceae) 24 Gạo rừng Ngịu pa Gạo rừng Bombax ceiba

25 Dầu Nhang Dầu Dipterocarpus costatus

26 Ba đậu lá thuôn Pạo Ba đậu lá thuôn Croton joufera RoxB. A, Bo

27 Bằ ng Lăng NAM Bộ

Pười Khô ̣c Bằ ng Lăng NAM Bộ

Lagerstromia Cochinchinensis

28 Phượng Sa fang Phươ ̣ng Leguminosae Caesalpinioidae

29 Trôm hôi Sôm mông Trôm hôi Sterculia foetida L. A

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số trạng thái rừng tại khu bảo tồn huại nhang, thủ đô viêng chăn, nước CHDCND lào​ (Trang 79 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)