Một đặc điểm khá đặc trưng của tái sinh tự nhiên là phân bố cây tái sinh không đều trên mặt đất, nó tạo ra khoảng trống thiếu tái sinh, đặc điểm này được thể hiện qua kết quả nghiên cứu hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất. Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình lợi dụng khả năng tái sinh tự nhiên để tác động các biện pháp nhằm điều tiết cấu trúc tái sinh theo mục đích kinh doanh. Sự phân bố cây trên mặt đất phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của loài cây và không gian dinh dưỡng, nguồn gieo giống tự nhiên. Thực tế cho thấy những lâm phần có mật độ tái sinh cao, chất lượng và tổ thành cây tái sinh đảm bảo cho quá trình tái sinh nhưng vẫn phải tiến hành xúc tiến tái sinh do phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng chưa hợp lý. Do đó, nghiên cứu hình thái phân bố cây tái sinh là cơ sở đề xuất những biện pháp lâm sinh hợp lý nhằm thúc đẩy tái sinh theo hướng có lợi. Kết quả kiểm tra phân bố được tổng hợp tại bảng 4.15.
Bảng 4.15. Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất
Trạng thái Sw W Ttính Ttra bảng Kết luận
IIIA2 0,1393 0,6138 -2,7712 1,9833 Cụm 0,1255 0,1278 -6,9501 1,9788 Cụm 0,1179 0,2755 -6,1478 1,9766 Cụm IIIA3 0,1078 1,2064 1,9137 1,9739 Cụm 0,1286 0,8604 -1,0860 1,9798 Cụm 0,1280 0,4520 -4,2798 1,9796 Cụm IIIB 0,1162 1,2134 1,8359 1,9761 Cụm 0,1355 0,6424 -2,6398 1,9820 Cụm 0,1213 0,4449 -4,5774 1,9776 Cụm
Từ kết quả nhận thấy: hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất của các ô tiêu chuẩn chủ yếu là dạng phân bố cụm, không có phân bố đều. Điều
67
này chứng tỏ các trạng thái rừng do bị tác động nên đã tạo ra nhiều khoảng trống trong rừng, tạo điều kiện cho cây tái sinh mọc theo cụm, phân bố không đều. Vì vậy, cần có biện pháp tác động để điều chỉnh lại hình thái phân bố cây tái sinh theo hướng tiếp cận với phân bố khoảng cách.