Địa hình, đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tái sinh loài thông ba lá (pinus keisya royle ex gordon) tại thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng​ (Trang 48 - 49)

Địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:

+ Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm thành phố Đà Lạt (nội ô) có dạng nhƣ lòng chảo bao gồm các dãy núi hình tròn, độ cao trung bình khoảng 1.500 m, độ

chênh cao tƣơng đối từ 25 - 100 m, dốc thoải, lƣợn sóng nhấp nhô, độ chia cắt bề mặt địa hình ít.

+ Bao xung quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng

1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm, độ đốc khá lớn > 200.

Từ những đặc điểm của địa hình, cảnh quan Đà Lạt đƣợc tạo lập hết sức kỳ thú: Đà Lạt nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhƣng do nằm ở độ cao 1.520 m

nên bị chi phối bởi cao độ và địa hình tự nhiên. Vì vậy khí hậu vùng này mang tính chất đặc thù riêng của vùng cao nguyên so với những vùng lân cận. Nhiệt độ trung bình năm là 18,10

Đất đai Đà Lạt đƣợc phong hoá từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ đá macma, đá trầm tích, đá biến chất. Các loại đất thƣờng gặp là: đất feralit đỏ vàng (Fs), đất feralit vàng đỏ (Fa), đất mùn vàng xám (Fha), đất feralit nâu vàng (Fda), đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá bazan (Fk), đất feralit nâu tím phát triển trên đá biến chất (Ft), đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất (Fj), đất phù sa (P), đất dốc tụ (Dt).

Nhìn chung, độ phì nhiêu đất đai tƣơng đối khá, diện tích đất bị thoái hoá không đáng kể, tầng dầy đất khá sâu. Đất có độ dốc lớn nên rất dễ bị rửa trôi và xói mòn trong mùa mƣa. Khả năng giữ nƣớc và dinh dƣỡng không cao.

Đất đai những khu vực lập ô tiêu chuẩn là loại đất Feralit đỏ vàng (Fs)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm tái sinh loài thông ba lá (pinus keisya royle ex gordon) tại thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng​ (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)