Theo kết quả điều tra bƣớc đầu đã liệt kê ở khu vực Đà Lạt và phụ cận có trên 300 loài cây gỗ lớn, 105 loài cây gỗ nhỏ, cây hoa và cây cảnh thƣờng thấy ở vùng Đà Lạt, sự phân bố thực vật theo độ cao biểu hiện rất rõ nét. Các yếu tố tự nhiên đã góp phần hình thành nên một thảm thực vật với các kiểu rừng.
Rừng lá rộng có diện tích 1.628 ha (chiếm 12% tổng diện tích tự nhiên) với các trạng thái rừng:
Rừng cây lá kim (Rừng thông ba lá và các loài cây lá kim khác):
+ Rừng Thông ba lá: Rừng tự nhiên là 6.611 ha. Loài cây chủ yếu là Thông ba lá, ngoài ra rải rác gặp một số loài cây lá kim khác nhƣ: Thông 2 lá dẹt và Thông 5
lá... đƣợc xem nhƣ những loài đặc hữu của vùng Đà Lạt. Cây Thông ba lá mọc thuần loại tăng trƣởng khá nhanh. Trên đất Feralit đỏ vàng hay vàng đỏ phát triển trên đá macma acide (Granit hoặc Đacit), Thông ba lá sinh trƣởng và phát triển tốt, ở cấp tuổi từ 20- 35 năm. Mật độ phổ biến từ 400 - 500 cây/ha. Độ tàn che của rừng từ 0,5 - 0,7. Rải rác gặp các loài Giẻ, Chòi mòi...Tầng thảm tƣơi có các loài cỏ nhất niên thuộc các họ Poaceae, Cyperaceae. Tái sinh tự nhiên dƣới tán rừng, hầu nhƣ không đáng kể, trừ một số khoảng trống trong lâm phần có đủ ánh sáng và các điều kiện thuận lợi cho tái sinh, nhƣng mật độ không cao.
+ Rừng Thông ba lá trồng: Diện tích 2.845 ha (chủ yếu là Thông ba lá) đang ở giai đoạn sinh trƣởng rừng non và rừng sào, rừng trồng giai đoạn I chiếm 97 ha, giai đoạn II 860 ha. Rừng trồng giai đoạn III chiếm diện tích lớn nhất 1.888 ha.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN