Xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái sinh của rừng thứ sinh nghèo và đề xuất giải pháp tác động tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh​ (Trang 84 - 99)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng

Kết quả xác định phương án kỹ thuật tối ưu được tổng hợp trong bảng 4.17

Bảng 4.17 : Phương án kỹ thuật tối ưu, phù hợp và không phù hợp

Số hiệu rừng Mo (m3/ha) M0T (m3/ha) M0X (m3/ha) Số PAK Số PAPH PA tối ưu I (%) K (lần) T (năm) tn (năm) An (%) MQĐ (m3/ha) β 1 45,3 41,5 3,8 7 65 10 3 16 52,8 100 150 2,84 2 32,4 26,7 5,7 3 69 10 4 16 67,1 100 150 2,23 3 41,1 34,8 6,3 7 65 10 3 16 57,6 100 150 2,60 4 19,9 14,0 5,9 1 71 10 5 16 89,1 100 150 1,68 5 29,9 25,4 4,5 3 69 10 4 16 71,2 100 150 2,11 6 12,6 6,3 6,3 7 65 10 6 16 109,7 100 150 1,30 7 55,5 52,2 3,3 11 61 10 3 16 42,6 100 150 3,52 8 52,5 39,1 13,3 10 62 10 3 16 45,4 100 150 3,31 9 46,4 29,6 16,8 7 65 10 5 12 56,3 100 150 2,66 10 40,1 34,0 6,1 6 66 10 4 16 56,3 100 150 2,66 11 39,8 33,1 6,7 6 66 10 4 16 56,8 100 150 2,64 12 45,5 36,9 8,6 7 65 10 3 16 52,6 100 150 2,85 13 44,2 35,5 8,7 7 65 10 3 16 54,0 100 150 2,78 14 42,6 36,6 5,9 7 65 10 3 16 55,9 100 150 2,68 15 10,0 7,6 2,4 0 72 10 6 16 121,4 100 150 1,24 16 15,7 7,2 8,5 13 59 10 6 16 98,5 100 150 1,34 17 26,7 16,3 10,4 1 71 10 5 16 74,4 100 150 2,02 18 24,6 13,5 11,1 2 70 10 5 16 78,5 100 150 1,79 Có thể nhận xét như sau :

Thứ nhất, do hiện trạng rừng giữa các lô không biến động nhiều, nên các phương án kỹ thuật cũng có sự đồng nhất tương đối.

Thứ hai, ở tất cả các lô, số phương án không phù hợp (cho kết quả kém hơn so với không tác động vào rừng) đều nhỏ hơn số phương án phù hợp. Vì vậy, nếu cơ sở sản xuất xác định biện pháp kỹ thuật tác động còn thiếu cơ sở khoa học, thì xác suất thành cơng vẫn cao hơn xác suất thất bại. Nguyên nhân của vấn đề này là do rừng đã bước sang giai đoạn có khả năng tự phục hồi.

Thứ ba, phương án tốt nhất đều đòi hỏi cường độ chặt nuôi dưỡng ở mức thấp (I = 10%) và kỳ giãn cách không quá dài (T = 12 - 16 năm). Số lần chặt biến

động từ 3 đến 6 lần. Kết quả này cũng phù hợp với những yêu cầu về mặt lâm sinh trong ni dưỡng rừng là: chặt ít, chặt làm nhiều lần, kỳ giãn cách ngắn.

Thứ tư, thời gian nuôi dưỡng rừng khá dài, từ 42,6 đến 121,4 năm. Điều này cũng phù hợp với thực tế, vì vốn rừng hiện có cịn thấp. Với thời gian ni rừng dài như vậy, nên đến thời điểm khai thác chính, rừng sẽ đạt và vượt yêu cầu so với mơ hình rừng mong muốn.

Về kỹ thuật cụ thể, đề xuất như sau: Một là, chọn cây bài chừa, bài chặt: - Chọn cây chừa:

+ Là những cây mục đích như: Lim xanh, Sến mật, Gụ lau, Táu ruối, Xoan đào, Trám trắng, Trâm trắng, Trâm vỏ đỏ,… ; có phẩm chất trung bình trở lên,

+ Là những cây có ích, cây bạn: Dẻ rừng, Sảng nhung, Bời lời, Sồi quả dẹt, Sồi bàn tính, Chay,… ; có phẩm chất từ trung bình trở lên.

- Chọn cây chặt với phương châm “chặt xấu, giữ tốt”:

+ Là những cây mục đích, cây có ích, cây bạn có phẩm chất xấu (cong queo, cụt ngọn, sâu bệnh,…)

+ Là những cây phi mục đích (mọi phẩm chất): Đỏm lơng, Găng, Thành ngạnh, Thẩu tấu,…. (Xem phụ lục 5 để biết danh mục các lồi cây mục đích, cây có

ích, cây phi mục đích)

Tuy nhiên, cần linh động cây chừa cũng có thể là cây phi mục đích trong trường hợp ở nơi có độ tàn che thấp, cần giữ lại để tạo độ tàn che phù hợp cho tái sinh. Song, trong chu kỳ chặt kế tiếp phải xem xét loại bỏ.

Hai là, điều chỉnh tỉ lệ cây mục đích và cây bạn, cây có ích theo tỉ lệ tối thiểu 2:1 (về số loài). Với tỉ lệ này, các lô tương ứng với các trạng thái cần điều chỉnh như sau:

- Trạng thái IIA: lô 4, 5, 6

- Trạng thái IIIA1: lô 14, 15, 16, 17

Ba là, tiến hành chặt nuôi dưỡng với cường độ, số lần chặt và kỳ giãn cách như sau:

Bảng 4.18: Các chỉ tiêu kỹ thuật chặt ni dưỡng theo nhóm tác động Các chỉ tiêu kỹ thuật Nhóm tác động I (%) K T (năm) 10 3 16 1, 3, 7, 8, 12, 13 10 4 16 2, 5, 10, 11 10 5 12 9 10 5 16 17, 18 10 6 16 6, 15, 16

Bốn là, phát bỏ dây leo có hại: Phát bỏ tồn bộ dây leo có hại leo bám, quấn chặt cây gỗ tái sinh, cây có ích, cây bạn và cây mục đích ở tầng cây cao. Chỉ phát cây bụi, thảm tươi cục bộ trong trường hợp có nguy cơ chèn ép cây tái sinh hoặc trong trường hợp cây bụi, thảm tươi dày đặc cản trở sự gieo giống của cây mục đích nhưng ở nơi đất khơng q dốc (≤ 250).

Năm là, q trình chặt ni dưỡng cần kết hợp với biện pháp xúc tiến tái sinh

tự nhiên để đảm bảo sự gieo giống của cây mẹ diễn ra bình thường và thúc đẩy cây

tái sinh sẵn có, đặc biệt cây TSTV sinh trưởng, sớm tham gia vào tầng cây cao: Việc này có thể được gián tiếp thực hiện thơng qua việc phát bỏ dây leo, bụi rậm. Chú ý điều chỉnh sự phân bố của cây tái sinh mục đích từ nơi dầy sang nơi thưa, điều chỉnh tổ thành cây tái sinh. Song phải lưu ý đảm bảo mật độ cây TSTV không thấp hơn 1000 cây/ha.

Với mục tiêu như vậy, nội dung các lần chặt được cụ thể hóa như sau: - Lần 1: Chặt vệ sinh nhằm mục đích cải thiện chất lượng rừng

- Lần 2: Chặt ánh sáng nhằm mục đích thúc đẩy tái sinh và điều chỉnh tổ thành là chính.

- Lần 3: Chặt sinh trưởng nhằm thúc đẩy sinh trưởng đường kính.

Đối với lơ rừng có thời gian ni dưỡng dài, có K > 3 thì tùy theo tình hình rừng mà quyết định nội dung các lần chặt tiếp theo cho phù hợp.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng của rừng thứ sinh nghèo

Đặc điểm nổi bật của điều kiện địa hình ở khu vực nghiên cứu là có độ dốc khá lớn, gây bất lợi cho phục hồi rừng. Đối với nhân tố thổ nhưỡng các chỉ tiêu có lợi cho sinh trưởng của rừng đều ở mức thấp đến trung bình, một số nhân tố bất lợi cho sinh trưởng như pH, tỉ lệ đá lẫn tương đối cao.

1.2 Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng

Tổ thành rừng khá phong phú, có từ 45 - 75 lồi. Số lồi cây mục đích là 56 lồi chiếm 64%, số lồi có ích, bạn là 18 lồi chiếm 23%, số lồi phi mục đích là 13 loài chiếm tỉ lệ 13%. Đề tài đã sử dụng ba chỉ số đa dạng sinh học : chỉ số R (Reach species), chỉ số H (chỉ số Shannon và Weiner) và chỉ số Cd (chỉ số Simpson) để biểu thị mức độ đa dạng về loài. Các chỉ số đa dạng sinh học cho thấy, rừng thứ sinh có mức độ đa dạng khá cao. Sự phong phú về tổ thành vẫn được duy trì dưới tác động của chặt ni dưỡng rừng, vì số lồi cây mục đích chiếm nhiều.

Cấu trúc hình thái rừng có những đặc trưng khá rõ nét. Tầng tán rừng không bị phá vỡ, độ tàn che khá cao (TC : 0,34-0,54), cây bụi thảm tươi phát triển khá tốt. Phân bố số cây theo cỡ kính tương đối liên tục. Mật độ chung không cao, biến động từ 400-767 cây/ha, so với mật độ chung thì mật độ các lồi cây mục đích có phẩm chất tốt khá cao biến động từ 212-585 cây/ha. Trạng thái IIB có tính ổn định hơn so với hai trạng thái cịn lại với : tầng tán hình thành rõ hơn, chỉ số đa dạng sinh học, độ tàn che, mật độ chung và mật độ các lồi cây mục đích có phẩm chất tốt đều cao hơn hai trạng thái cịn lại.

Tuy nhiên, đường kính, chiều cao bình qn ở các trạng thái không lớn, trữ lượng rừng thấp. Trữ lượng bình quân chung ở các trạng thái biến động từ 27,3-46,6 m3/ha. Trong đó, trữ lượng của bộ phận cây tốt biến động từ 19,5-37,5m3/ha, trữ lượng của bộ phận cây xấu biến động từ 5,43-9,13m3/ha. Vì vậy, cần thiết phải chặt ni dưỡng để tăng trữ lượng của bộ phận cây tốt hơn nữa.

1.3 Đặc điểm tái sinh quần xã thực vật rừng

Tổ thành tái sinh có sự kế thừa cao về lồi ở tầng cây cao. Tổng số lồi có mặt ở các trạng thái biến động từ 45-71 lồi. Có 7-10 lồi tham gia vào cơng thức tổ thành, phổ biến như: Táu ruối, Dẻ gai thô, Sồi ghè, Sến mật, Gụ lau,… Tuy nhiên, trong tổ thành các trạng thái vẫn có tái sinh của lồi kém giá trị chiếm ưu thế. Vì vậy, cần xem xét điều chỉnh tổ thành cây tái sinh theo hướng chỉ để lại nhóm lồi mục đích, có ích. .

Mật độ cây tái sinh ở các trạng thái rừng ở mức trung bình, biến động từ 4053 cây/ha đến 5707 cây/ha. Tuy nhiên, cây TSTV chiếm tỷ lệ không cao, biến động từ 30,5-38.8%. Tỉ lệ cây tốt ở cả ba trạng thái biến động từ 43,72-55,68%, giảm dần từ trạng thái IIA đến IIIA1, giảm dần theo cấp độ dốc. Tỉ lệ cây có nguồn gốc hạt khá cao ở cả ba trạng thái (70,03-76,65%). Điều đó cho thấy tái sinh tự nhiên từ hạt khá tốt. Tuy nhiên, ở cả ba trạng thái, tái sinh đều phân bố cụm. Vì vậy, cần phải có biện pháp thúc đẩy tái sinh sinh trưởng và điều chỉnh phân bố tái sinh theo hướng phân bố đều.

Chiều cao cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao < 0.5m, sau đó giảm mạnh ở cấp chiều cao 0,5m – 1m và cấp chiều cao 1m – 2m, nhưng lại có xu hướng tăng lên ở cấp chiều cao > 2m. Vì thế, cần thúc đẩy tỉ lệ cây tái sinh ở các cấp dưới 2m sớm chuyển cấp để tăng tỉ lệ cây TSTV.

Cấp độ dốc khác nhau cho mật độ cây tai sinh khác nhau, tỉ lệ cây tốt ở các trạng thái; cây bụi, thảm tươi sinh trưởng tốt khá tốt. Song, kết quả phân tích ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố chủ yếu lại cho thấy nhân tố nổi lên hàng đầu ảnh hưởng ở thời điểm hiện tại đến NTSTV là độ dầy tầng đất và thứ hai là độ tàn che. Đây là hướng để xem xét để thúc đẩy cây TSTV.

1.4 Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng

Bằng các tiếp cận tổng thể, dựa trên mơ hình rừng mong muốn (Mn và an), quan điểm sản lượng và số liệu thực nghiệm, đề tài đã xác định được hệ số β của từng phương án kỹ thuật tiềm năng trong nuôi dưỡng rừng. Hệ số β được dùng để so sánh hiệu quả của các phương án kỹ thuật khác nhau áp dụng cho cùng một lơ

rừng nào đó, là tiêu chuẩn để lựa chọn phương án kỹ thuật tối ưu, phương án kỹ thuật phù hợp và để loại bỏ phương án kỹ thuật không phù hợp.

Phương án kỹ thuật CND đã được xác định cho từng lô rừng. Đề tài cũng đã đề xuất một số biến pháp kỹ thuật tổng hợp trong nuôi dưỡng rừng, gồm: (i)- chọn lồi cây ni dưỡng và lồi cây chặt bỏ; (ii)- xác định cường độ chặt, số lần chặt và chu kỳ chặt cho từng nhóm lơ; (iii)- xúc tiến tái sinh tự nhiên trong q trình chặt ni dưỡng rừng.

2 Tồn tại

Do điều kiện về thời gian, kinh nghiệm cũng như kinh phí cịn hạn chế; hơn nữa nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên tuy đã được nhiều nhà nghiên cứu từ lâu nhưng đây là vấn đề phức tạp, khó khăn nên đề tài thực hiện vẫn cịn một số tồn tại.

Thứ nhất, việc nghiên cứu địa hình cịn đơn giản dừng lại ở độ cao dưới 500m so với mực nước biển, chỉ ở hai cấp độ dốc 15-250 và 26-350. Chưa nghiên cứu được ảnh hưởng của hình dạng bề mặt đất đến tái sinh. Chưa xác định được mức độ đa dạng loài ở lớp cây tái sinh.

Thứ hai, đề tài chưa đề cập đến phân bố số lồi cây mục đích theo D1.3, Hvn, DT, chưa nghiên cứu quan hệ của D1.3 /DT, phân bố N/Hvn do vậy mức độ đánh giá cịn có phần hạn chế.

Thứ ba, chưa nghiên cứu được động thái của quá trình tái sinh tự nhiên của các QXTVR, làm cơ sở xác định được các bức khảm trong diễn thế rừng ở khu vực nghiên cứu.

3 Khuyến nghị

Tiếp tục theo dõi đặc điểm cấu trúc, tái sinh tại khu vực nghiên cứu trong những năm tiếp theo để có thể đánh giá được động thái tái sinh của các QXTVR, làm cơ sở cho việc xây dựng các mơ hình rừng bền vững tại các khu vực rừng sản xuất lân cận.

Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ sai quả, nguồn giống, hình dạng bề mặt đất tới tái sinh rừng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Baur G. (1964), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, (Vương Tấn Nhị dịch, 1976), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm

sinh, Tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1996), Thuật ngữ Lâm nghiệp, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm (2000), Tên cây rừng Việt nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp –

chương hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt nam.

6. Bộ Nông nghiệp & PTNT, Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 về việc ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.

7. Bộ Nông nghiệp & PTNT, Quyết định số 46/2010/QĐ-BNNT ngày 28/5/2007 về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng.

8. Bộ Nông nghiệp & PTNT, Thông tư số 34/2009/TT-BNN ngày 10/6/2009 về phân loại rừng.

9. Bộ Nông nghiệp & PTNT, Thông tư số 87/2009/TT-BNN ngày 31/12/2009 về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn rừng gỗ tự nhiên.

10. Catinot R. (1965), “Lâm sinh học trong rừng rậm châu Phi”, Vương Tấn Nhị dịch, Tài liệu khoa học Lâm nghiệp, Viện KHLN Việt Nam.

11. Nguyễn Bá Chất (2001), Làm giàu rừng ở Tây Nguyên trong cuốn "Nghiên cứu

rừng tự nhiên”, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.60-68. .

12. Bùi Văn Chúc (1996), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ đầu nguồn

và đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên ở Lâm trường Sơng Đà – Hồ Bình, Luận văn ThS khoa học Lâm nghiệp, Hà Tây.

13. Trần Văn Con (1991), Nghiên cứu ứng dụng mơ phỏng tốn để nghiên cứu một

Ngun, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp

Việt Nam.

14. Trần Văn Con (2001), Nghiên cứu cấu trúc rừng ở Tây Nguyên và khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên trong cuốn "Nghiên cứu rừng tự nhiên", Nxb Thống kê , Hà Nội.

15. Trần Văn Con (2006), Nghiên cứu kỹ thuật lâm sinh - những thành tựu và định

hướng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Đinh Quang Diệp (1993), Góp phần nghiên cứu tiến trình tái sinhtự nhiên ở rừng

Khộp vùng Easup - Đăk lắk, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Viện hoa

học Lâm nghiệp Việt Nam.

17. Phạm Văn Điển, Phạm Xuân Hoàn (2011), “Xác định các phương án kỹ thuật trong ni dưỡng rừng tự nhiên”. Tạp chí KHCN Bộ Nơng nghiệp và phát

triển nông thôn, (số đặc san kỷ niệm 55 năm phát triển và hội nhập của

Khoa Lâm học – Trường Đại học Lâm nghiệp).

18. Lâm Công Định (1987), “Tái sinh - chìa khóa quyết định nội dung điều chế rừng”. Tạp chí Lâm nghiệp (số tháng 9-10).

19. Ngơ Quang Đê, Triệu Văn Hùng, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Hữu Vĩnh, Lâm Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái sinh của rừng thứ sinh nghèo và đề xuất giải pháp tác động tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh​ (Trang 84 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)