Cấu trúc tổ thành cây tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái sinh của rừng thứ sinh nghèo và đề xuất giải pháp tác động tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh​ (Trang 76 - 78)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đặc điểm tái sinh quần xã thực vật rừng

4.3.1 Cấu trúc tổ thành cây tái sinh

Kết quả nghiên cứu tổ thành cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu được thể hiện trong bảng dưới đây (chi tiết xem phụ lục 2):

Bảng 4.11: Công thức tổ thành cây tái sinh ở các trạng thái rừng

Trạng thái Cấp độ dốc (0) OTC Công thức tổ thành IIA 16-25 1 3.4Tr + 0.8Na + 0.7(Dg, Trc) + 0.6(Kv, Dđ, Sg) + 2.5Lk (11 loài) 26-35 4 1.5(Cht, Đl) + 1.0(Tng, Na) + 0.8Tht + 0.6(Ng, Sb) + 3.2Lk (13 loài) IIB 16-25 7 2.9Tr + 1.0Sm + 0.6Dlt + 0.5(Đbx, Gl, Lx, Dc, Dg) + 2.7Lk (16 loài) 26-35 10 2.4Tr + 0.9Dlt + 0.7(Cht, Ngi) + 0.5(Gl, Lx, Sb) + 4.0Lk (14 loài) IIIA1 16-25 14 2.4Tr + 1.2Cht + 0.9Ctr + 0.6(Ngi, Tht, Ch, Sq, Trc) + 2.6Lk (10 loài) 26-35 17 1.9Cht + 1.4(Tht, Tng) + 1.2Sg + 0.9(Mm, Ctr) + 2.1Lk (8 loài)

(Tên lồi được trình bày chi tiết ở phụ lục3) Số liệu cho thấy:

Trạng thái IIA: Số lượng loài cây tái sinh xuất hiện trong các OTC là 64 loài, số loài dao động từ 18 đến 29 lồi, trong đó có 7 đến 10 lồi tham gia vào cơng thức tổ thành. Số loài tái sinh ở trạng thái này đã có sự thay đổi, tăng hơn so với số loài ở tầng cây cao. Số lồi và tổ thành lồi vẫn có xu hướng giảm ở cấp độ dốc từ 15-250

Số lồi tái sinh đa phần đều có mặt ở tầng cây cao, một số ODB có xuất hiện lồi mới khơng có trong tổ thành tầng cây cao. Nhìn vào cơng thức tổ thành cây tái sinh trong các OTC ở trạng thái này cho thấy: Tổ thành cây tái sinh cũng khá phức tạp. Ở đa số OTC lồi Táu ruối có xu hướng chiếm ưu thế, tiếp đến là các lồi Dẻ gai thơ, Na hồng, Trám chim, Sến mật, Chẹo tía,… Hầu hết ở các OTC có lồi Táu ruối ở tầng cây cao thì tái sinh của lồi này rất nhiều, nhất là ở cấp độ dốc thấp. Công thức tổ thành cũng cho thấy xuất hiện tương đối nhiều loài tái sinh mục đích. Các lồi ít giá trị kinh tế (Thành ngạnh, Thẩu tấu, Đỏm lơng,…) có xu hướng giảm ở tầng tái sinh này.

Trạng thái rừng IIB: Số loài cây tái sinh xuất hiện ở trạng thái rừng này là 71 loài, số loài dao động trong các OTC là từ 21-28 loài, số loài tham gia vào tổ thành dao động từ 7 đến 10 lồi.

Số lồi có mặt trong các OTC và tham gia vào công thức tổ thành có xu hướng giảm dần từ độ dốc thấp đến độ dốc cao. Ở cấp độ dốc 15-250, là xu hướng tái sinh của các loài cây gỗ lớn chiếm ưu thế: Dẻ lá to, Sến mật, Dẻ xanh, Trâm vỏ đỏ, Dẻ cau. Ở cấp độ dốc 26-350, loài Táu ruối vẫn chiếm ưu thế. Chứng tỏ, Táu ruối có khả năng tái sinh tự nhiên mạnh. Điều này rất có ý nhĩa khi xem xét điều chỉnh tổ thành cây tái sinh mục đích.

Tái sinh ở đây bị chi phối bởi hai nguồn gốc, một là sau nương rẫy có các lồi ưa sáng mọc nhanh như Na hồng, Nanh chuột, Thẩu tấu,… hai là sau khai thác được hình thành dưới tán cây lớn, sinh trưởng cùng với cây mẹ như Lim xanh, Kháo, Trâm vỏ đỏ,…

Trạng thái rừng IIIA1: Số loài cây tái sinh xuất hiện là 45 loài, số loài cây tái sinh dao động trong các OTC là từ 14 đến 18 loài, với 6 đến 8 lồi tham gia vào cơng thức tổ thành. Số lồi tái sinh và tham gia vào cơng thức tổ thành vẫn có xu hướng giảm từ cấp độ dốc 15-250 đến cấp độ dốc 26-350. Tổ thành tái sinh có thay đổi nhỏ so với tổ thành ở tầng cây cao. Lồi Táu ruối có xu hướng chiếm ưu thế trong công thức tổ thành. Tuy nhiên, số lượng cây tái sinh mục đích ở trạng thái này

vẫn chưa nhiều. Vì vậy, cần có biện pháp điều chỉnh tổ thành để tăng tỉ lệ cây tái sinh mục đích này hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái sinh của rừng thứ sinh nghèo và đề xuất giải pháp tác động tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh​ (Trang 76 - 78)