Các đại lượng sinh trưởng của lâm phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái sinh của rừng thứ sinh nghèo và đề xuất giải pháp tác động tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh​ (Trang 73 - 76)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng

4.2.4. Các đại lượng sinh trưởng của lâm phần

Kết quả tính tốn một số chỉ tiêu định lượng như mật độ, tổng tiết diện ngang, đường kính bình qn và chiều cao bình quân được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 4.9: Bảng tổng hợp kết quả tính tốn một số đại lượng sinh trưởng

Các chỉ tiêu

Trạng thái rừng

IIA IIB IIIA1

15-250 26-350 TB 15-250 26-350 TB 15-250 26-350 TB 𝑫𝟏.𝟑 (cm) 10,7 9,4 10,1 11,6 11,2 11,4 11,3 11,5 11,4 𝑯𝒗𝒏 (m) 10,2 8,8 9,5 10,6 10,2 10,4 9,3 9,4 9,4 𝑯𝒅𝒄 (m) 6,1 5,0 5,6 6,3 6,1 6,2 5,5 4,8 5,2 𝑫𝒕 (m) 3,5 3,0 3,3 3,7 3,5 3,6 3,3 3,6 3,5 N/ha (cây/ha) 790 620 705 787 747 767 463 337 400 G/ha (m2) 7,57 4,51 6,04 9,05 7,87 8,46 5,78 4,16 4,97 M/ha (m3) 39,74 20,73 30,24 51,42 41,88 46,65 33,81 22,34 28,08 T (%) 51,03 47,27 49,15 52,57 46,53 49,55 40,33 30,80 35,57 TB (%) 38,33 37,53 37,93 40,23 40,70 40,47 46,90 53,37 50,14 X (%) 10,63 15,20 12,92 7,20 12,77 9,99 12,77 15,83 14,3

Số liệu điều tra trên các OTC cho thấy: đường kính, chiều cao ở các trạng thái có sự chênh lệch khơng lớn.

Trạng thái IIA có đường kính bình quân bé nhất, biến động từ 8,9-11cm, chiều cao vút ngọn biến động từ 8,1-10,8m, chiều cao dưới cành biến động từ 4,3- 6,8m, đường kính tán bình qn biến động từ 2,7-3.6m, tổng tiết diện ngang biến động từ 3,02 – 8,28 m2/ha, trữ lượng bình quân biến động từ 12,35-45,30 m3/ha, tỉ

lệ cây tốt từ 44,7-54,3%, tỉ lệ cây xấu từ 8,5-17%. Dễ dàng nhận thấy, đường kính, chiều cao, mật độ, tổng tiết diện ngang và trữ lượng rừng, tỉ lệ cây tốt ở trạng thái này có xu hướng giảm từ cấp độ dốc 15-25 đến cấp độ dốc 26-35.

Trạng thái IIB có đường kính bình qn biến động từ 10,7-11,8cm, chiều cao vút ngọn biến động từ 9,8-10,7m, chiều cao dưới cành biến động từ 6,1-6,5m, đường kính tán bình qn biến động từ 3.3-4m, tổng tiết diện ngang biến động từ 7,29-9,62 m2/ha, trữ lượng bình quân biến động từ 39,78-55,46 m3/ha, tỉ lệ cây tốt từ 42,1-54,5%, tỉ lệ cây xấu từ 6,0-14,1%. Đường kính, chiều cao, mật độ, tổng tiết diện ngang và trữ lượng rừng, tỉ lệ cây tốt ở trạng thái này cũng có xu hướng giảm từ cấp độ dốc 15-250 đến cấp độ dốc 26-350.

Trạng thái IIIA1 có đường kính bình qn biến động từ 8,4-12,8cm, chiều cao vút ngọn biến động từ 7,7-10,1m, chiều cao dưới cành biến động từ 4,0-6,3m, đường kính tán bình qn biến động từ 2.6-3.8m, tổng tiết diện ngang biến động từ 2,41-7,49 m2/ha, trữ lượng bình quân biến động từ 15,74-47,12 m3/ha, tỉ lệ cây tốt từ 25-45%, tỉ lệ cây xấu từ 10,6-16,2%. Tổng tiết diện ngang, mật độ, trữ lượng rừng và tỉ lệ cây tốt ở trạng thái này cũng có xu hướng giảm từ cấp độ dốc 15-250

đến cấp độ dốc 26-350 nhưng đường kính, chiều cao lại có xu hướng ngược lại. Lí do dẫn đến xu hướng ngược lại này là quá trình khai thác bừa bãi tập trung nhiều ở cấp độ dốc thấp, gần với khu dân cư. Tuy nhiên, các chỉ tiêu còn lại cho thấy quá trình phục hồi ở cấp độ dốc 15-250 phục hồi tốt hơn ở cấp độ dốc 26-350. Ở độ dốc cao, khi thảm thực vật bị tác động mạnh q trình xói mịn và rửa trơi diễn ra mạnh hơn, vì thế sự phục hồi sẽ khó khăn hơn ở nơi độ dốc thấp.

Như vậy, kết quả tổng hợp cho thấy: Trạng thái IIB (ngoại trừ chỉ tiêu D1.3), các chỉ tiêu còn lại (Hvn, Hdc, Dt, N/ha, G/ha, M/ha, tỉ lệ cây tốt) đều ở mức cao nhất và các chỉ tiêu này đều có xu hướng giảm dần từ trạng thái IIB đến IIA và IIIA1. Kết quả này một lần nữa lại chứng tỏ trạng thái IIB ở khu vực nghiên cứu có sự phục hồi tốt hơn hai trạng thái còn lại. Tuy nhiên, kết quả trên cũng cho thấy sự chênh lệch ở ba trạng thái khơng lớn về mặt bình qn chung. Như các phần trên đã phân tích, ở

trạng thái IIA ở một bộ phận đã bắt đầu có sự dịch chuyển sang mức ổn định hơn (đường kính bình qn đạt 10cm, một bộ phận đã bắt đầu có sự phân tầng nhưng chưa rõ rệt). Bên cạnh đó, trạng thái IIIA1 với tỉ lệ diện tích khá lớn nhưng là đối tượng bị khai thác quá mức trong một thời gian dài, mặc dù có sự hồi phục nhưng trong quá trình hồi phục vẫn chịu những tác động tiêu cực những hoạt động khai thác trái phép của lâm tặc. Bởi trên thực tế trạng thái này phân bố ở địa hình phức tạp (độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh) nên rất khó khăn trong cơng tác bảo vệ. Với những tác động tiêu cực thì sẽ khơng tn theo một quy luật nào. Hơn nữa, mặc dù rừng vẫn bị tác động trong một thời gian khoanh ni nhưng ở đơn vị quản lí vẫn chưa có tổng kết, đánh giá chính thức về sự hồi phục của từng trạng thái. Do vậy, tên các trạng thái vẫn giữ nguyên trên bản đồ hiện trạng.

Khả năng phục hồi của rừng tốt hay xấu còn thể hiện ở số lượng loài cây mục đích, tổng tiết diện ngang và trữ lượng của nó. Bảng 4.10 dưới đây sẽ thể hiện kết quả điều tra về G/ha, M/ha của các lồi cây mục đích theo phẩm chất ở các trạng thái rừng (Kết quả chi tiết về G, M chung được trình bày trong phụ lục 6):

Bảng 4.10: Tổng tiết diện ngang và trữ lượng ở các trạng thái rừng theo phẩm chất

Trạng thái Tiết diện ngang (m 2/ha) Tổng Cây T Tỉ lệ % Cây X Tỉ lệ % IIA 4,77 78,8 1,28 21,2 6,05 IIB 6,97 82,5 1,48 17,5 8,45 IIIA1 3,48 69,9 1,50 30,1 4,98 Trữ lượng (m3/ha) IIA 24,8 82 5,43 18,0 30,23 IIB 37,48 80,4 9,13 19,6 46,61 IIIA1 19,47 52,6 7,82 28,7 27,29

Kết quả trên cho thấy trạng thái IIB có tổng tiết diện ngang, trữ lượng của các loài cây mục đích có phẩm chất trung bình và tốt cao nhất (37,48m3). Song có tỉ lệ cây tốt (80,4%) vè trữ lượng lại thấp hơn trạng thái IIA nhưng sự chênh lệch là rất nhỏ (2,4%). Trạng thái IIIA1 là trạng thái có tổng tiết diện ngang và trữ lượng thấp

nhất. Điều này cho thấy, sự phục hồi ở trạng thái này so với hai trạng thái còn lại là rất thấp. Tuy nhiên, đánh giá chung cho thấy cả ba trạng thái đều chưa đạt được trữ lượng được phép khai thác theo quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác (đối với rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá ở các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra có trữ lượng trên 90m3) [46]. Điều này khẳng định một lần nữa, cần phải có biện pháp nuôi dưỡng để thúc đẩy sinh trưởng chiều cao đường kính ở các trạng thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái sinh của rừng thứ sinh nghèo và đề xuất giải pháp tác động tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh​ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)