Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái sinh của rừng thứ sinh nghèo và đề xuất giải pháp tác động tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh​ (Trang 48 - 49)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng của rừng thứ sinh nghèo

4.1.1. Đặc điểm địa hình

Theo kết quả thu thập số liệu, địa hình thành phố có 2/3 diện tích là đồi núi dốc nghiêng từ Bắc xuống phía Nam được phân tách thành 3 vùng: Vùng cao, vùng giữa (núi đồi thấp) và vùng thung lũng. Vàng Danh và Bắc Sơn là địa bàn thuộc vùng cao. Đây cũng là vùng có diện tích rừng tự nhiên che phủ chủ yếu. Với địa thế có núi cao, địa hình dốc nên địa hình ở khu vực nghiên cứu bị chia cắt mạnh.

Độ cao tuyệt đối là một nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của các loài thực vật cũng như khả năng hồi phục của chúng. Tại khu vực nghiên cứu: Trạng thái IIIA1 chiếm tỉ lệ khá lớn về diện tích (67,1%), thường phân bố ở độ cao từ trên 300m đến 800m so với mực nước biển. Thông thường đây cũng là nơi có độ dốc lớn (độ dốc thuộc cấp II và cấp III chiếm đa số). Khu vực này cũng rất gần với các mỏ khai thác than (mỏ than Nam mẫu, mỏ than Vàng Danh và mỏ Việt-Indo), Trạng thái IIB chiếm tỉ lệ thấp nhất trong ba trạng thái trên (10,9%), thường phân bố ở độ cao từ 200 đến dưới 500m. Trạng thái IIA chiếm tỉ lệ 22%, phân bố ở độ cao từ 150 đến dưới 400m so với mực nước biển. Cả ba đối tượng trên đều đã được đưa vào khoanh nuôi phục hồi từ năm 1997. Đến nay, sự phục hồi ở mức nào thì chưa có thống kê, đánh giá chính thức. Tuy nhiên, có một thực tế vẫn đang diễn ra là mặc dù đã được đưa vào diện khoanh nuôi phục hồi nhưng các đối tượng này vẫn bị các tác động tiêu cực từ hoạt động chặt phá rừng trái phép của lâm tặc. Do điều kiện địa hình, cũng như sự phức tạp về mặt dân cư ở khu vực này nên việc phục hồi rừng cũng gặp nhiều khó khăn.

Hướng phơi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của QXTVR thông qua sự biến đổi của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, giờ chiếu sáng. Do vậy, cùng một trạng thái mà ở hai hướng khác nhau có thể dẫn đến sự hồi phục không giống nhau trong cùng điều kiện tác động. Trong 18 OTC nghiên cứu thì có tới 7 OTC ở hướng Nam đông (OTC: 1, 3, 7, 8, 9, 13, 14), 7 OTC ở hướng

Nam Tây (OTC: 4, 6, 10, 12, 15, 16, 17), 2 OTC ở hướng Bắc Đông (OTC: 2, 11), 2 OTC ở hướng Bắc Tây (OTC: 5, 18). Thực tế cho thấy ở khu vực nghiên cứu, ở cùng trạng thái, cùng điều kiện về cấp độ dốc những OTC có hướng Nam Đông thảm thực vật phát triển tốt hơn các hướng khác.

Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, các trạng thái nghiên cứu ở độ cao dưới 500m so với mực nước biển thì chưa có sự thay đổi nhiều về thành phần QXTVR. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận thấy sự thay đổi nhỏ về tổ thành loài từ thấp lên cao và sự suy giảm về đa dạng lồi (phần này sẽ trình bày chi tiết ở mục 4.2 đặc

điểm cấu trúc QXTVR).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái sinh của rừng thứ sinh nghèo và đề xuất giải pháp tác động tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh​ (Trang 48 - 49)