Biến động của mật độ cây tái sinh có triển vọng theo tổ hợp các nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái sinh của rừng thứ sinh nghèo và đề xuất giải pháp tác động tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh​ (Trang 81 - 84)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đặc điểm tái sinh quần xã thực vật rừng

4.3.6 Biến động của mật độ cây tái sinh có triển vọng theo tổ hợp các nhân

tố có ảnh hưởng chủ yếu

 Về mối liên hệ giữa tầng cây cao với cây tái sinh

Tầng cây cao ảnh hưởng đến cây TSTV ở 2 yếu tố chủ yếu:

Một là, nguồn cung cấp giống: Tầng cây cao có khả năng gieo giống tốt, số lồi mục đích nhiều, phẩm chất tốt tham gia cơng thức tổ thành thì mật độ cây tái sinh có triển vọng cũng sẽ cao. Kết quả tính tốn chỉ số BC ở bảng 4.15 cho thấy: Ở cả ba trạng thái, đều cho chỉ số BC > 0,75, chứng tỏ thành phần lồi cây tái sinh có mối liên hệ chặt chẽ với tổ thành tầng cây cao và cũng cho thấy rằng tỉ lệ loài cây tái

sinh kế thừa từ tầng cây cao là rất lớn, tầng cây cao gieo giống khá tốt. Trạng thái IIIA1 có chỉ số BC cao nhất (0,98), thấp nhất là trạng thái IIA (0,88). Trạng thái IIB có chỉ số BC tuy thấp hơn so với trạng thái IIIA1 nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, mật độ cây TSTV ở trạng thái IIB và IIIA1 có sự chênh lệch đáng kể.

Bảng 4.15: Ảnh hưởng của tầng cây cao đến mật độ cây TSTV

Trạng thái IIA IIB IIIA1

BC 0,88 0,97 0,98

TC 0,50 0,54 0,34

NTSTV 1760 1960 1240

Hai là, độ tàn che: Độ tàn che của tầng cây cao là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tiểu hồn cảnh rừng, có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các thành phần sinh vật dưới tán rừng, đặc biệt là lớp cây tái sinh. Độ tàn che khác nhau sẽ ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng cây tái sinh. Nó liên quan đến sự xuất hiện và tồn tại của một số lồi tái sinh chịu bóng ở giai đoạn tuổi nhỏ như Lim xanh, Trám, Táu duối,… ảnh hưởng gián tiếp của tàn che là hạn chế cỏ dại, dây leo phát triển. Nhân tố này còn ảnh hưởng đến tốc độ phân giải thảm mục và như vậy cũng gián tiếp ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng trong đất – nguồn dinh dưỡng cho cây tái sinh.. Số liệu trong bảng 16 còn cho thấy: Trạng thái IIB và IIA có độ tàn che gần tương đương nhau, mật độ cây TSTV ở hai trạng thái này có sự chênh lệch nhưng không nhiều. Trạng thái IIIA1 có độ tàn che thấp nhất và mật độ cây TSTV cũng thấp nhất.

 Kết quả phân tích theo hệ số đường ảnh hưởng được thể hiện trong bảng 4.16 (trang bên):

Bảng 4.16 : Hệ số các đường ảnh hưởng đến mật độ cây TSTV

Các hệ số Giá trị PXA 0,054 PXB -0,101 PXC -0,498 PXD 0,710 PXE -0,017 PXF -0,108 K1 0,778 K2 0,163 BX 0,940

Kết quả trên cho thấy: Hệ số ảnh hưởng PXD lớn nhất, chứng tỏ nhân tố độ dầy tầng đất vẫn là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến mật độ cây TSTV. Lớn thứ hai là hệ số PXA chứng tỏ nhân tố độ tàn che có ảnh hưởng lớn thứ hai đến mật độ cây tái sinh có triển vọng. Kết quả này đồng nghĩa với: Ở thời điểm hiện tại nhân tố độ tàn che và độ dầy tầng đất vẫn là hai nhân tố có ảnh hưởng nhất tới mật độ cây TSTV. Song kết quả trên còn cho thấy, ảnh hưởng trực tiếp lớn hơn ảnh hưởng gián tiếp.

Trong 6 nhân tố lựa chọn để phân tích thì có thê nói, có nhân tố E (độ dốc) là không thể thay đổi. Nhân tố D (độ dày tầng đất) cũng không thể trực tiếp thay đổi nhưng lại có thể gián tiếp thay đổi thơng qua sự phát triển của thảm thực vật trên bề mặt. Các nhân tố cịn lại đều có thể thay đổi được thơng qua các tác động lâm sinh.

Biết được nhân tố có thể thay đổi hay khơng sẽ giúp các nhà lâm sinh tìm ra được hướng tác động phù hợp nhất. Với kết quả đã nêu, ở thời điểm hiện tại cho thấy: Nhân tố cây bụi thảm tươi mặc dù ở các trạng thái là sinh trưởng và phát triển khá tốt nhưng lại có ảnh hưởng âm đến mật độ cây tái sinh có triển vọng.

Như vậy, với ảnh hưởng chủ yếu thứ hai là độ tàn che (như đã phân tích ở trên) có thể tác động làm thay đổi theo chiều hướng có lợi cho tái sinh, thơng qua việc làm thay đổi tiểu hoàn cảnh rừng. Trong trường hợp, độ tàn che cao, có thể hạ thấp độ tàn che để tạo điều kiện thuận lợi cho cây tái sinh sinh trưởng phát triển. Độ tàn che thuận lợi cho tái sinh nằm trong khoảng từ 0,5-0,6 [16], [39], [71]. Với độ tàn che này thì ở trạng thái IIIA1 chưa đạt được. Chính vì vậy, mật độ cây tái sinh và TSTV thấp hơn so với hai trạng thái còn lại. Như vậy, ở nơi có độ tàn che thấp vẫn, trường hợp cần thiết có thể lợi dụng thực bì để che chở cho cây tái sinh. Nhưng đối với dạng dây leo có nguy cơ quấn chặt, leo cao và lan rộng lên cả tầng cây cao thì vẫn phải loại bỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái sinh của rừng thứ sinh nghèo và đề xuất giải pháp tác động tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh​ (Trang 81 - 84)