Bước đầu đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của nấm Isaria tenuipes

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm đông trùng hạ thảo tuyết (isaria tenuipes) phân bố ở việt nam (Trang 39 - 42)

Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các chủng nấm Isaria tenuipes

bước đầu được thử nghiệm với loại khuẩn Bacillus subtilis, khả năng kháng khuẩn được thể hiện thông qua đường kính vòng ức chế hay còn gọi là vòng vô khuẩn.

Tiến hành thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn Bacillus subtilis bằng dịch nấm Isaria tenuipes sau 22 ngày (mọc hệ sợi nấm) và 100 ngày nuôi cấy (sau khi đã mọc thể quả). Kết quả theo dõi hoạt tính kháng khuẩn của nấm

Isaria tenuipes được thông qua đường kính trung bình vòng kháng khuẩn thể hiện trong bảng 3.5 dưới đây:

Bảng 3.5: Đường kính vòng ức chế khuẩn B. subtilis của nấm I. tenuipes

Ngày Độ pha loãng Đường kính (mm) Đối chứng

22 10-1 28,70 0 22 10-2 27,38 0 22 10-3 27,90 0 100 10-1 27,87 0 100 10-2 27,12 0 100 10-3 27,57 0

34 26 26,5 27 27,5 28 28,5 29 10^-1 10^-2 10^-3 Đ ườn g kí nh v òn g kh án g kh uẩ n Cấp pha loãng mm 22 ngày 100 ngày

Theo bảng trên thì ta thấy: Ở mẫu thử nghiệm dịch nấm Isaria tenuipes

sau 22 ngày nuôi cấy thì trung bình đường kính vòng ức chế lớn hơn trung bình đường kính vòng ức chế ở mẫu thử nghiệm dịch nấm sau 100 ngày nuôi cấy ở cả 3 cấp pha loãng. Ở cấp pha loãng 10-1 thì đường kính vòng ức chế ở mẫu 22 ngày lớn hơn 0,83 mm so với mẫu 100 ngày cùng cấp, ở cấp pha loãng 10-3 là 0,33 mm, ở cấp pha loãng 10-2 thì mẫu 22 ngày có đường kính vòng ức chế lớn hơn 0,26 mm so với mẫu 100 ngày ở cùng cấp pha loãng. Tuy nhiên, sự lớn hơn này không đáng kể.

Cũng theo bảng trên ta thấy: Ở cùng mẫu dịch lấy thử nghiệm thì có sự khác nhau giữa các cấp pha loãng. Ở cấp pha loãng 10-1 thì có đường kính vòng ức chế lớn hơn so với 2 cấp pha loãng còn lại. Ở mẫu dịch nấm 22 ngày thì cấp độ pha loãng 10-1 lớn hơn 0,8 - 1,33 mm so với hai cấp pha loãng còn lại. Còn ở mẫu dịch nấm 100 ngày thì cấp độ pha loãng 10-1 lớn hơn 0,3 - 0,75 mm so với hai cấp pha loãng còn lại. Tuy nhiên, sự khác nhau này cũng không quá lớn (Hình 3.21).

35

Cũng theo bảng 3.5 trên thì các mẫu đối chứng được thử nghiệm kháng khuẩn Bacillus subtilis bằng nước cất thì có đường kính vòng ức chế bằng 0. Có nghĩa là các mẫu đối chứng này không có khả năng kháng nấm.

Khả năng kháng khuẩn của nấm I.tenuipes được thể hiện ở Hình 3.22:

Hình 3.22: Khả năng kháng khuẩn Bacillus subtilis của nấm

Isaria tenuipes

(Nguồn: Tác giả)

Trong hình trên ta thấy: xung quanh những giếng khoan xuất hiện vòng ức chế khuẩn mọc và tương đối rõ ràng. Vòng ức chế (tức là vòng vô khuẩn) là phần môi trường thạch tiếp giáp giữa giếng khoan và phần môi trường khuẩn mọc kín, ở đây không có sự xuất hiện của khuẩn và có màu trong là màu của môi trường thạch (Hình 3.22). So sánh với đối chứng thử nghiệm kháng nấm bằng nước cất (Hình 3.23) thì ta thấy: Ở mẫu đối chứng không hề xuất hiện vòng ức chế và khuẩn mọc lan kín cả bề mặt môi trường. Từ kết quả trên có thể khẳng định nấm Isaria tenuipes có hoạt tính sinh học (có thể là kháng sinh, hay enzym, hay protein, …) có khả năng kháng lại sự sinh trưởng và phát triển của khuẩn Bacillus subtilis.

36

Hình 3.23: Khả năng kháng khuẩn của nấm Isaria tenuipes và đối chứng

Nguồn: Tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm đông trùng hạ thảo tuyết (isaria tenuipes) phân bố ở việt nam (Trang 39 - 42)