- Địa phương cần cử cán bộ chuyên trách điều tra, dự tính, dự báo sâu hại Dẻ, cần nắm vững mật độ của từng loài, từng thời điểm trong năm, đặc biệt cần điều ta kỹ đặc điểm sinh học của các loài sâu hại chủ yếu, có khả năng gây dịch.
- Phối hợp với cơ quan chức năng như phòng Bảo vệ thực vật của huyện, phòng Quản lý bảo vệ rừng của lâm trường để bàn các biện pháp điều tra và phòng trừ.
- Thành lập hệ thống điều tra viên từ thôn bản trở lên, các điều tra viên được tập huấn nghiệp vụ vệ sâu bệnh hại.
- Xây dựng hệ thống các ô tiêu chuẩn nghiên cứu, căn cứ vào diện tích rừng và đặc điểm của từng loài cây mà bố trí số lượng ô tiêu chuẩn nghiên cứu phù hợp. Theo nguyên tắc chung của công tác điều tra sâu bệnh hại tổng diện tích các ô tiêu chuẩn cần đạt 0,2-1% tổng diện tích của khu vực điều tra.
- Thời gian điều tra tốt nhất là nên điều tra từ tháng 1 đến tháng 12, mỗi ô tiêu chuẩn cần được điều tra 1 lần trong 1 tháng. Riêng các tháng 4, 5, 6 cần tiến hành điều tra thường xuyên (2 -3 ngày một lần) kết hợp với bắt giết để tiêu diệt sâu hại (Bọ que ở pha sâu non, Bọ hung non ở dưới đất).
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
- Đề tài đã ghi nhận được 102 loài côn trùng và 57 loài động vật tại rừng Dẻ thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Trong số đó có 30 loài côn trùng và 17 loài thú nhỏ và chim có thể gây hại cho cây Dẻ. Các loài côn trùng gây hại thành phần chủ yếu là côn trùng hại lá (50% tổng số loài gây hại).
- Khu vực hiện có phân bố nhiều loài côn trùng và động vật gây hại cho Dẻ nhất được xác định ở xã Hoàng Hoa Thám và xã Bắc An. Côn trùng phân bố theo độ cao tại các khu rừng Dẻ ở Chí Linh không có nhiều khác biệt nhưng ở khu vực chân đồi vẫn có tỉ lệ các loài côn trùng nhiều hơn do gần với các cây nông nghiệp.
- Căn cứ vào số lượng và mức độ gây hại của các loài côn trùng và động vật hại Dẻ, đề tài đã xác định được 19 loài động vật và côn trùng đang gây hại chủ yếu cho rừng Dẻ. Đề tài đã mô tả được đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài gây hại chính này.
- Đề tài đã tìm hiểu được hiện trạng công tác quản lý sử dụng rừng Dẻ ở Chí Linh và đề xuất các giải pháp quản lý côn trùng và động vật gây hại thông qua điều kiện thực tế ở địa phương.
2. Tồn tại
Mặc dù đã hết sức cố gắng, tuy nhiên đề tài cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Thứ nhất là khối lượng nộidung nghiên cứu quá lớn vừa điều tra các loài côn trùng vừa điều tra các loài động vật nên đề tài còn tồn tại nhiều thiếu sót trong quá trình thu mẫu và nghiên cứu.
Thứ hai là đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn, khối lượng nghiên cứu lớn và hạn chế về mặt kinh phí nên đề tài chưa tiến hành được thử nghiệm các biện pháp phòng trừ sâu hại và phát triển thiên địch của sâu hại.
3. Khuyến nghị
Trên cơ sở những hạn chế của đề tài, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau:
Thứ nhất: cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa về côn trùng và động vật tại rừng Dẻ Chí Linh. Các thông tin bổ sung sẽ là tài liệu quý báu phục vụ công tác quản lý bảo tồn và phát triển rừng Dẻ khu vực cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế của cộng đồng địa phương.
Thứ hai: Chính quyền địa phương thị xã Chí Linh cần phát huy hơn nữa công tác tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng và kêu gọi các nguồn hỗ trợ kinh phí bảo tồn tài nguyên rừng của khu vực.
Thứ ba: Đề tài được thực hiện nghiêm túc, số liệu thu thập chính xác. Vì vậy, đề tài nên được coi là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo và là tài liệu phục vụ công tác quản lý côn trùng và động vật hại Dẻ ở Chí Linh, Hải Dương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Alexander L.monastyrkii và Alexey L.Devyatkin (2003), Butterfly of Vietnam an illustrated checlist) - Danh mục minh họa các loài bướm ngày ở Việt Nam, Nxb Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh.
2. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (2007), Sách Đỏ Việt Nam, phần động vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp – Chương Quản lý sâu bệnh hại rừng trồng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Vũ Quang Côn (1986), “Đặc điểm tạo thành hệ thống “vật chủ - ký sinh” ở các loài bướm hại lúa”, Thông báo khoa học, tập 1: 55 – 62, Viện KHVN.
5. Nguyễn Anh Diệp (chủ biên), Trương Quang Học, Phạm Bình Quyền(2005), Côn trùng học – tập 1: Cấu trúc, chức năng sinh lý, sinh học, sinh thái học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
6. Đặng Thị Đáp (Chủ biên),Vũ Văn Liên, Đặng Thị Hường, Nguyễn Thế Hoàng (2008): Hướng dẫn tìm hiểu về các loài bướm Vườn Quốc gia Tam Đảo và giá trị bảo tồn của chúng, VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc. 7. Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009), Phân loại học lớp thú
(Mammalia) và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Đĩnh, Đỗ Tấn Dũng, Hà Quang Hùng, Phạm Văn Lầm, Phạm Bình Quyền, Ngô Thị Xuyến (2007), Giáo trình biện pháp sinh học bảo vệ thực vật, NxbNông nghiệp, Hà Nội.
9. Bùi Công Hiển (2003), Côn trùng học ứng dụng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
10. Đặng Huy Huỳnh (2005), Tình trạng khu hệ thú ở Vườn Quốc gia Chư Mom Ray-huyện Sa Thầy- tỉnh Kon Tum, Trong: “Tuyển tập báo cáo Hội nghị Quốc gia về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 1”, Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2005, trang 330-347.
11. Đặng Huy Huỳnh và Trần Ngọc Ninh (1998), Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật khu vực Chí Linh- Hải Dương
12. Đặng Huy Huỳnh, Hoàng Minh Khiên, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Vũ Đình Thống và Đặng Huy Phương (2007), Thú rừng- Mammalia Việt Nam hình thái và sinh học sinh thái một số loài (phần I), Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
13. Bùi Hữu Mạnh (2007),“Nhận diện bằng hình ảnh một số loài bướm ở Việt
Nam”.
14. Trần Công Loanh (1989), Côn trùng lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Lưu Tham Mưu, Đặng Đức Khương, (2000), Động vật chí Việt Nam, họ Châu chấu, cào cào (Acrididae), họ Bọ xít (Coreidae), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
16. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (1998), Côn trùng rừng, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội
17. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (2002), Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích. Tập 1-Sử dụng côn trùng có ích, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Nguyễn Thế Nhã (2009), Côn trùng học, tập 1 – Côn trùng học đại
cương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh và Trần Văn Mão (2001), Điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp, Giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp.
20. Hoàng Đức Nhuận (1979), Đấu tranh sinh học và ứng dụng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
21. Hoàng Đức Nhuận (1983), Bọ rùa ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
22. Phạm Bình Quyền (2005), Sinh thái học côn trùng, Nxb Giáo dục.
23. Võ Quý và Nguyễn Cử (1995), Danh lục chim Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
24. Nguyễn Viết Tùng, (2006), Giáo trình côn trùng học đại cương, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Viện Bảo vệ thực vật (1997), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật – Tập 1: Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
26. Viện Bảo vệ thực vật (1999), Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam 1997 – 1998, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Tiếng Trung Quốc
27. 顾茂彬,陈佩珍,著,(1997),海南岛蝴蝶,中国林业出版社.
Cố Mậu Bình, Trần Bội Trân (1997), Bướm đảo Hải Nam, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc.
28. 李湘涛 (2006),昆虫博物馆,时事出版社.
Lý Tương Đào (2006), Bảo tàng Côn trùng, NXB Thời sự. 29. 李成德 (2006),森林昆虫学,中国林业出版社.
Lý Thành Đức (2006), Côn trùng rừng, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc. 30. 中国野生动物保护协 (1999),中国珍稀昆虫图鉴.中国林业出版社. Hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã Trung Quốc (1999), Giám định
bằng hình ảnh côn trùng quý hiếm Trung Quốc, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc.
Phụ lục 01: Danh sách người được phỏng vấn về côn trùng và động vật hại Dẻ STT Họ và tên Giới tính Tuổi Địa Chỉ
1 Lã Văn Thiên Nam 51 Thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa Thám, TX. Chí Linh 2 Nguyễn Văn An Nam 45 Thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa
Thám, TX. Chí Linh
3 Lã Văn Tuân Nam 30 Thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa
Thám, TX. Chí Linh 4 Hoàng Thị Hạnh Nữ 49 Thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa
Thám, TX. Chí Linh 5 Hoàng Văn Năm Nam 60 Thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa
Thám, TX. Chí Linh 6 Nguyễn Ngọc Tiến Nam 37 Thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa
Thám, TX. Chí Linh
7 Lục Thị Phấn Nữ 36 Thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa
Thám, TX. Chí Linh
8 Trần Ngọc Xuân Nam 43 Thôn Hố Sếu, xã Hoàng Hoa Thám, TX. Chí Linh
9 Trần Thị Bích Nữ 42 Thôn Hố Sếu, xã Hoàng Hoa Thám, TX. Chí Linh
10 Trần Thị Trang Nữ 28 Thôn Hố Sếu, xã Hoàng Hoa Thám, TX. Chí Linh
11 Nguyễn Văn Ngọc Nam 27 Thôn Hố Sếu, xã Hoàng Hoa Thám, TX. Chí Linh
12 Triệu Thị Vân Nữ 56 Thôn Hố Sếu, xã Hoàng Hoa Thám, TX. Chí Linh
13 Lã Văn Toàn Nam 54 Thôn Hố Sếu, xã Hoàng Hoa Thám, TX. Chí Linh
STT Họ và tên Giới tính Tuổi Địa Chỉ
14 Lã Văn Trường Nam 49 Thôn Hố Sếu, xã Hoàng Hoa Thám, TX. Chí Linh
15 Lã Văn Sơn Nam 33 Thôn Cổ Mệnh, Xã Bắc An, TX.
Chí Linh
16 Lương Thị Hồng Nữ 43 Thôn Cổ Mệnh, Xã Bắc An, TX. Chí Linh
17 Lương Văn Thành Nam 34 Thôn Cổ Mệnh, Xã Bắc An, TX. Chí Linh
18 Trần Thị Yến Nữ 56 Thôn Cổ Mệnh, Xã Bắc An, TX. Chí Linh
19 Ngô Văn Đồng Nam 36 Thôn Cổ Mệnh, Xã Bắc An, TX. Chí Linh
20 Vũ Văn Tuấn Nam 43 Thôn Cổ Mệnh, Xã Bắc An, TX. Chí Linh
21 Nguyễn Thị Quỳnh Nữ 44 Thôn Bãi Thảo 1, Xã Bắc An, TX. Chí Linh
22 Trần Văn Tài Nam 30 Thôn Bãi Thảo 1, Xã Bắc An, TX. Chí Linh
23 Ngô Thị Hà Nữ 66 Thôn Bãi Thảo 1, Xã Bắc An, TX. Chí Linh
24 Võ Văn Vui Nam 45 Thôn Bãi Thảo 1, Xã Bắc An, TX. Chí Linh
25 Nguyễn Thị Mai Nữ 56 Thôn Bãi Thảo 2, Xã Bắc An, TX. Chí Linh
26 Đào Văn Khánh Nam 41 Thôn Bãi Thảo 2, Xã Bắc An, TX. Chí Linh
27 Lương Văn Tú Nam 29 Thôn Bãi Thảo 2, Xã Bắc An, TX. Chí Linh
28 Trần Thị Yến Nữ 35 Thôn Vành Liệng, Xã Bắc An, TX. Chí Linh
29 Nguyễn Thị Trang Nữ 44 Thôn Vành Liệng, Xã Bắc An, TX. Chí Linh
30 Nguyễn Văn Dự Nam 54 Thôn Vành Liệng, Xã Bắc An, TX. Chí Linh
Phụ lục 02: Thành phần các loài côn trùng ghi nhận tại rừng Dẻ Chí Linh STT Tên khoa học Tên Việt nam Mật độ Phân loại
I Odonata Bộ Chuồn chuồn
1. Aeshnidae Họ chuồn chuồn ngô
1 Anax immaculifrons Rambur Chuồn chuồn lớn + Ăn thịt
2. Libellulidae
2 Orthetrum sabinasabina
Drury
Chuồn chuồn ngô + Ăn thịt
II Mantodea Bộ Bọ Ngựa
3. Mantodae Họ Bọ Ngựa
3 Mantis religiosa Linnaeus Bọ ngựa xanh thông
thường
++ Ăn thịt
4 Tenoderasinensis Saussure Bọ ngựa trung quốc + Ăn thịt
4. Hymenopodidae Họ Bọ ngựa chân bè
5 Creobroter urbanus Bọ ngựa vằn +
III Isoptera Bộ Cánh bằng
5. Kalotermitidae Họ Mối khô
6 Cryptotermes dometicus
Haviland Mối gỗ khô
+ Hại thân
7 Coptotermes formosanus
Shiraki Mối nhà
+++
STT Tên khoa học Tên Việt nam Mật độ Phân loại
6. Phasmatidae Họ Bọ que
8 Sipyloidea sipylus Westwood Bọ que nhỏ +++ Ăn lá
V Orthoptera Bộ Cánh thẳng
7. Acrididea Họ Châu chấu
9 Atractomorpha sinensis
Bolivar
Cào cào trung hoa ++ Ăn lá
10 Ceracris fasciata (Br. W) Châu chấu tre sọc ++ Ăn lá
11 Ceracris hofifima Châu chấu tre hofi + Ăn lá
12 Ceracris kiangsu Tsai Châu chấu tre lưng
vàng
++ Ăn lá
13 Ceracrisnigricornis Walker Châu chấu tre lưng
xanh
++ Ăn lá
14 Hieroglyphus tonkinensis Châu chấu tre chân
xanh
+++ Ăn lá
8. Grillidae Họ Dế mèn
15 Gryllus sp Dế đen ++ Hại rễ
16 Gryllus testaceus Walker Dế mèn nâu nhỏ + Hại rễ
9. Gryllotaipidae Họ Dễ dũi
17 Gryllotalpa africana Palisot Dễ dũi + Hại rễ
10. Ettigoniidae Họ Sát sành
18 Ducetia japonica Thunberg Muỗm + Ăn lá
VI Hemiptera Bộ Cánh không đều
11. Coreidae Họ Bọ xít mép
19 Leptocorisa varicornis
Fabricius
Bọ xít dài +++ Hút dịch
12. Lygaeidae Họ Bọ xít dài
20 Pirkimerusjaponicus Hidaka Bọ xít dài Nhật + Hút dịch
STT Tên khoa học Tên Việt nam Mật độ Phân loại
21 Dolygorisbaccarum Linne Bọ xít nâu ++ Hút dịch
22 Nezara viridula Linne Bọ xít xanh +++ Hút dịch
23 Hippotiscus dorsalis Stal Bọ xít trừng +++ Hút dịch
24 Tesaratoma papillosa Drurys Bọ xít vải + Hút dịch
14. Reduviidae Họ Bọ xít ăn sâu
25 Harpactorfuscipes Fabricius Bọ xít ăn sâu đỏ +++ Ăn thịt
26 Lsyndus obscurus Dallas Bọ xít ăn sâu nâu vàng ++ Ăn thịt
27 Rhinocoris iracundus Bọ xít ăn sâu + Ăn thịt
VII Homoptera Bộ Cánh đều
15. Aphididae Họ Rệp ống
28 Agrioaphis arundinariae Rệp ống agrio +++ Hút dịch
29 Pentalonia nigronervosa Rệp đen +++ Hút dịch
30 Trichoregma spp. Rệp ống tricho +++ Hút dịch 16. Coccidae Họ Rệp sáp 31 Asterocamium ssp. Rệp sáp camium ++ Hút dịch VIII Coleoptera Bộ Cánh cứng 17. Carabidae Họ Hành trùng 32 Chlaenius bioculatus Motschulsky Hành trùng 2 chấm vàng ++ Ăn thịt
33 Chlaenius costiger Chaudoir Hành trùng cánh xánh
đen ++ Ăn thịt 34 Chlaenius nigricans Wiedemann Hành trùng cánh đen mép vàng ++ Ăn thịt
35 Chlaenius trachys Andrews Hành trùng đen chân
vàng ++ Ăn thịt 36 Craspedonotus tibialis Schaum Hành trùng nâu ống chân vàng + Ăn thịt 18. Cicindelidae Họ Hổ trùng
37 Cicindela chinensis De Geer Hổ trùng trung hoa ++ Ăn thịt
38 Cicindela gemmata
Faldermann
Hồ trùng 6 vân + Ăn thịt
STT Tên khoa học Tên Việt nam Mật độ Phân loại 40 Prothyma limbata Wiedemann Hổ trùng xanh nhỏ + Ăn thịt 19. Cerambycidae Họ Xén tóc 41 Anoplophora chinensis Forster
Xén tóc vân hình sao ++ Hại thân
20. Chrysomelidae Họ Bọ lá
42 Ambrostoma quadriimpessum
Mots
Bọ lá 4 chấm + Ăn lá
43 Ambrostoma sp. Bọ lá xanh tím + Ăn lá
44 Apophylia flavovirens
(Fairmaire)
Bọ lá xanh cổ vàng + Ăn lá
45 Atysamarginata (Hope) Bọ lá cánh nâu mép
vàng ++ Ăn lá 46 Chrysomela maculicollis (Jacoby) Bọ lá ngực 5 vết đen + Ăn lá 21. Coccinellidae Họ Bọ rùa 47 Callineda sedecimnotata (Fabricius) Bọ rùa vàng 18 chấm đen + Ăn thịt
48 Calvia albolineata Schonherr Bọ rùa sọc vàng ++ Ăn thịt
49 Coccinella transversoguttata
Faldermann
Bọ rùa vàng vết đen ngang
+ Ăn thịt
50 Epilachna sparsa 28-punctata Bọ rùa 28 chấm ++ Ăn lá
51 Harmonic dimidiata
(Fabricius)
Bọ rùa cánh đen vàng ++ Ăn thịt
52 Megalocaria dilatata
Fabricius
Bọ rùa 12 chấm đẹn + Ăn thịt
53 Rodolia pumila Weiser Bọ rùa đỏ +++ Ăn thịt
54 Scymmus frontalis Fabricius Bọ rùa đen 4 chấm
vàng
++ Ăn thịt
55 Synonycha grandis Thunberg Bọ rùa vàng lớn + Ăn thịt
22. Curculionidae Họ Vòi voi
56 Cyrtotrachelus longimanus
(Fabricius)
Vòi voi lớn chân dài + Hại thân
57 Otidognathus davidis
Faimaire
Vòi voi vằn + Hại thân
58 Hypomeces squamosus
Fabricius
Cầu cấu xanh +++ Ăn lá
STT Tên khoa học Tên Việt nam Mật độ Phân loại
59 Adoretus compressus Bọ hung nâu xám +++ Hại rễ, ăn