chính hại Dẻ
4.2.1. Bọ que
Tên khoa học: Sipyloidea sipylus Westwood Họ: Bọ que - Phasmatidae
Bộ: Bọ que – Phasmatoptera
* Đặc điểm hình thái
Bọ que có kích thước không đồng đều, dạng hình que, màu xanh hoặc màu xám (chuyển biến theo màu lá). Cơ thể có chiều dài từ 8 đến 10cm, không cánh, khả năng bò rất nhanh nhờ 3 cặp chân dài nhiều đốt, có 1 cặp râu đầu hình răng lược, mắt kép (hình 4.4). Khi xuất hiện nó ăn từ mép lá đến cuống lá Dẻ gây trụi và không có khả năng phục hồi.
* Sinh thái và tập tính
Bọ que di chuyển chậm. Không giống như đa số các loại côn trùng, Bọ que có thể tái lập lại chân nếu mất (ít nhất là một phần). Thành trùng màu nâu, ấu trùng thường có màu xanh. Bộ phận đẻ trứng ngắn, không để lộ
ra ngoài cơ thể. Trứng thường được đẻ rải rác trên mặt đất. Thường chỉ có 1 thế hệ /năm.
Mật độ Bọ que tại rừng Dẻ Chí Linh khá lớn đang ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây tái sinh và các chồi non của cây gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng rừng Dẻ.
Hình 4.4: Bọ que nhỏ (Sipyloidea sipylus)
4.2.2. Dế mèn nâu nhỏ
Tên khoa học: Gryllus testaceus
Họ: Dế mèn - Gryllidae Bộ: Cánh thẳng – Orthoptera
* Đặc điểm hình thái:
Sâu trưởng thành có thân dài từ 18-20 mm, rộng 7 mm màu nâu nhạt hay màu nâu đen giống Dế mèn nâu lớn nhưng nhỏ hơn.
Hìn
* Sinh thái và tập tính:
Dế mèn nâu nhỏ phá hại mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 5, đẻ trứng trong đất nhưng khi nở sâu non sống tập trung dưới các đám cỏ khô. Đến mùa giao phối con cái và con đực cũng ở gần nhau. Ban ngày ẩn nấp dưới các đám cỏ khô, ban đêm bò ra cắn cây con. Dế mèn nâu nhỏ có tính xu quang, xu hoá yếu.
4.2.3. Xén tóc vân hình sao
Tên khoa học: Anoplophora chinensis
Họ: Xén tóc – Cerambycidae Bộ: Cánh cứng – Coleoptera
* Đặc điểm hình thái:
Sâu trưởng thành có thân mình cứng, màu nâu sậm, dài khoảng 30- 35mm. Chân và râu màu nâu đỏ, râu cứng và dài hơn cơ thể.Trên lưng có các chấm vàng hình sao. Sâu trưởng thành thường vũ hóa vào tháng 6, tháng 7 và bắt đầu tiến hành ghép đôi. Trứng màu vàng nhạt, hình bầu dục, dài 1,5 - 2 cm sau khoảng 2 đến 3 tuần thì trứng nở thành sâu non.
Hình 4.6: Xén tóc vân hình sao (Anoplophora chinensis)
* Sinh thái và tập tính
Tập tính sinh thái: sâu trưởng thành thường hay ăn lá làm cho cành có thể bị chết héo. Sâu non thường đục vào thân theo hướng đi xuống, tạo thành các đường hầm trong thân cây gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
4.2.4. Bọ hung nâu lớn
Tên khoa học - Holotrichia sauteri
Họ: Bọ hung – Scarabaeidae Bộ: Cánh cứng – Coleoptera
* Đặc điểm hình thái:
Sâu trưởng thành thân dài khoảng 30 – 35mm. Toàn thân màu nâu hoặc nâu sẫm. Râu đầu hình đầu gối lá lợp. Cánh cứng không phủ hết đốt bụng cuối. Nhộng trần màu trắng ngà nằm trong đất. Sâu non 3 tuổi màu trắng sữa, thân thể cong hình chữ C.
Hình 4.7: Bọ hung nâu lớn (Holotrichia sauteri)
* Sinh thái và tập tính:
Sâu non và sâu trưởng thành trú ngụ trong đất ở độ sâu 20- 25 cm. Sâu non cắn rễ cây con mức độ hại không đáng kể, ăn phân và chất mục. Sâu trưởng thành có tính ăn bổ sung, sau khi vũ hoá chúng ăn rất mạnh. Chúng thường bắt đầu bay lên khỏi mặt đất ăn hại lá cây ở vườn ươm hặc rừng trồng từ chập tối đến gần sáng lại chui xuống đất. Sâu trưởng thành đẻ trứng trong đất gần các đống phân trâu bò hoặc do chúng lấy về. Đây là loài bọ hung phổ
biến nhất, phá hại nhiều loài cây. Cả sâu non và sâu trưởng thành đều thích mùi phân trâu bò tươi.
4.2.5. Bọ hung nâu nhỏ
Tên khoa học: Maladera sp Họ: Bọ hung – Scarabaeidae Bộ: Cánh cứng – Coleoptera
* Đặc điểm hình thái:
Sâu trưởng thành có hình thái gần giống bọ hung nâu lớn, có thân dài khoảng 10 mm rộng 6 mm. Toàn thân có màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm.
Hình 4.8: Sâu non Bọ hung nâu nhỏ
(Nguồn: http://www.vncreatures.net)
* Sinh thái và tập tính:
Tập tính sinh hoạt và tác hại gần giống với bọ hung nâu lớn đặc biệt vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 trong những đêm ấm áp, nhiều mây, lất phất mưa sâu trưởng thành bay ra rất nhiều.
4.2.6. Bọ hung nâu xám
Tên khoa học: Adoretus compressus
Bộ: Cánh cứng – Coleoptera
* Đặc điểm hình thái:
Trứng màu nâu xám, hình bầu dục. Sâu non có màu hơi trắng đục, ở vòng bụng số 10 có vòng lông không lõm, trên vòng cung có 1 khoảng màu đen. Sâu trưởng thành có thân dài khoảng 10mm, rộng 5 mm. Có màu nâu xám. Thân bẹt, môi hình trên hình bán nguyệt. Mảnh lưng trước có hình thang, nhìn từ trên
xuống thấy rõ 2 mắt kép màu đen. Cuối 2 cánh cứng có 2 tùm lông màu trắng xám. Mép ngoài đốt ống chân trước có 3 gai, mép trong có 1 cựa nhọn. Bụng dẹp nhìn rõ 7 đốt. Nhộng có kích thước từ 7 -10mm, màu trắng phía trên lưng có 1 đường chạy dọc. Mầm chân sau dài bằng thân.
* Sinh thái và tập tính:
Một năm xuất hiện 2 lần: lần 1 vào tháng 2 đến tháng 5, lần 2 vào tháng 11. Sâu trưởng thành có tính xu quang mạnh, thưởng xuyên hoạt động và ăn lá cây vào ban đêm.
4.2.7. Bọ xít dài
Tên khoa học: Leptocorisa varicormis Fabr. Leptocoría acuta Thunb.
Họ: Bọ xít mép – Coreidae
Bộ: Cánh không đều - Hemiptera
* Đặc điểm hình thái:
Trứng hình bầu dục, có vết lõm ở giữa, mới đẻ có màu trắng đục, sau chuyển dần màu nâu. Bọ xít non có hình dáng giống trưởng thành, có màu
vàng lục. Con trưởng thành có màu xanh pha màu vàng nâu, con cái có thân dài hơn con đực. Con cái ở cuối đốt bụng thứ 7-8 chẻ đôi thành hai phiến, giữa có một đường xẻ dọc. Con đực cuối đốt bụng tròn tù. Đặc trưng của bọ xít dài có đầu dài, hai phiến của cạnh đầu nhô ra trước như dạng ngón tay. Mắt kép hình bán cầu, màu nâu đậm. Râu đầu có 4 đốt, đốt râu thứ nhất dài hơn đốt râu thứ hai theo tỉ số 3:2, đốt râu thứ hai dài hơn độ dài đầu + mảnh lưng ngực trước. Mảnh lưng ngực trước phía trước hẹp hơn phía sau. Phần da cánh phía mép trước màu lục, các phần khác màu nâu hạt chè, phần màng của cánh màu nâu đậm. Cuối ngọn và gốc đốt chày chân sau màu đen.
4.2.8. Sóc đen
Tên khoa học: Ratufa bicolor (Sparrmann, 1778) Họ: Sóc cây – Sciuridae
Bộ: Gặm nhấm – Rodentia
* Đặc điểm hình thái:
Sóc đen là loài sóc cỡ lớn, gốc mũi, đầu, cổ, lưng đến gốc đuôi màu đen hoặc đen - xám. Phần ngoài chi sau, mu bàn chân, hai bên thân đồng mầu với lưng. Mặt bụng: từ nách chi trước, bụng đến hậu môn, phần trong của chi sau màu vàng nhạt hay vàng đất. Mặt ngoài vành tai có túm lông màu đen, mặt trong tai trần. Phần trên mắt màu đen, phần dưới mắt đến má màu vàng sáng, hai bên lỗ mũi và môi màu trắng nhạt. Đuôi dài hơn thân, có lông xù, từ gốc đuôi lông màu đen, ở mút đuôi có túm lông dài, cứng và màu đen.
* Sinh thái và tập tính:
Sống trên cây, thích trên cây gỗ cao trong các khu rừng sâu trên núi đất có nhiều cây quả, núi đá, rừng già, rừng thứ sinh, rừng tre, nứa có cây gỗ cao hoặc dọc bờ sông, suối. Sóc đen ăn thực vật: quả, chồi, hạt, lá cây (Dẻ, Sấu, Trám trắng, Trám đen, Bứa, Sung, Vả, Si, Đa, Ngô, Vải, Nhãn, Chuối...).
Thức ăn động vật có một số loài côn trùng, kiến, mối, đôi khi cả trứng chim. Sóc đen hoạt động vào ban ngày và chủ yếu trên cây. Khi kiếm ăn sóc thường phát ra tiếng kêu “túc...túc...” nên rất dễ phát hiện và bị săn bắn nhiều. Sóc sống đơn độc, ghép đôi trong thời kỳ động dục. Sóc làm tổ trên cành cây cao bằng cành cây nhỏ và lót lá khô mềm. Sóc đen đẻ mỗi năm 2 lần: xuân - hè (tháng 3 - 4) và thu - đông (tháng 10 - 11). Mỗi lứa đẻ 2 đến 3 con, chủ yếu 2 con. Loài sóc đen phân bố khắp cả nước.