Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. xuất một số giải pháp quản lý côn trùng và động vật hại rừng
tại Chí Linh, Hải Dương
4.3.1. Thực trạng các giải pháp quản lý sử dụng tài nguyên rừng Dẻ ở khu vực nghiên cứu vực nghiên cứu
Trước những năm 70 phần lớn diện tích đồi núi Chí Linh là rừng tự nhiên nối liền với rừng Đông Triều (Quảng Ninh ) và Lục Nam (Bắc Giang). Do nhu cầu phát triển kinh tế địa phương, công nghiệp Trung ương, năm 1967 Lâm trường Chí Linh đã thành lập và người ta tiến hành khai thác hơn 14.000 ha rừng ở Chí Linh.
Trải qua nhiều năm, những loài gỗ quý như: Đinh, Lim, Sến, Táu dần bị khai thác do tác động của con người. Cây gỗ quý bị đốn hạ hết, người dân tiếp tục khai thác các cây gỗ lớn để phục vụ nhu cầu sử dụng gỗ. Khi gỗ to không còn nữa thì tiếp tục chặt phá gỗ nhỏ không để chúng tiếp tục phát triển.
Các rừng Dẻ trong vùng cũng không tránh khỏi bị tàn phá. Rừng Dẻ bị tàn phá chỉ còn lại những ngọn đồi trọc. Từ khi Nhà nước giao đất rừng ổn định lâu dài cho các hộ, người dân có ý thức bảo vệ rừng nên cây Dẻ dần được tái sinh. Tuy nhiên, thời kỳ cây Vải thiều cho hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân đã chặt Dẻ để trồng vải nên diện tích Dẻ giảm mạnh. Trước thực tế này, giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, Trung tâm Môi trường và lâm sinh nhiệt đới (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) phối hợp với Lâm trường Chí Linh và 2 xã Bắc An, Hoàng Hoa Thám thực hiện mô hình “Sử dụng bền vững rừng Dẻ tái sinh Chí Linh”. Mô hình mang lại nhiều kết quả tích cực. Các vạt rừng Dẻ mọc lên chiếm diện tích rộng lớn và có hạt thơm ngon có thể khai thác và mang lại lợi nhuận nên Dẻ gai yên thế ở Chí Linh trở thành nguồn lâm sản ngoài gỗ cho cộng đồng địa phương.
Người dân đã có ý thức chăm sóc, gìn giữ rừng Dẻ để bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng Dẻ được tỉa thưa, trồng bổ sung, bón phân, bảo vệ tốt nên ngày càng phát triển. Cộng đồng dân cư có quy chế bảo vệ rừng Dẻ. Nhiều hộ dân đã biết cách khai thác hợp pháp, sử dụng bền vững rừng Dẻ như: chăn nuôi dưới tán cây Dẻ, nuôi ong lấy mật từ hoa Dẻ, thu hoạch hạt Dẻ... Việc người dân được hưởng lợi hợp pháp từ cây Dẻ chính là một biện pháp bảo vệ rừng bền vững.
Hiện nay, thị xã Chí Linh có khoảng 1.200 ha rừng Dẻ thuần loại, phân bố chủ yếu ở các xã Bắc An, Hoàng Hoa Thám và phường Bến Tắm. Rừng Dẻ phân bố ở các thôn Cổ Mệnh, Bãi Thảo 1, Bãi Thảo 2, Bãi Thảo 3, Vành Liệng (xã Bắc An), Hố Sếu, Hố Giải (xã Hoàng Hoa Thám). Nhiều cây Dẻ đã cao trên 10 m, đường kính thân 30-40 cm và đang cho thu hạt trong nhiều năm qua.
Phát huy kết quả này, những năm gần đây công tác bảo vệ rừng Dẻ càng được quan tâm. Toàn bộ diện tích Dẻ đã được giao cho từng hộ nhận khoán. Hộ nhận khoán lớn nhất có khoảng 5 ha, còn bình quân mỗi hộ nhận
1-2 ha. Riêng ở thôn Chín Thượng có khoảng 25 ha được giao cho tập thể thôn bảo vệ. Ở các thôn đều có quy ước bảo vệ rừng, trong đó có rừng Dẻ. Mỗi thôn đều có một tổ phòng, chống cháy rừng. Công tác tuyên truyền, vận động người dân giữ rừng Dẻ tích cực. Đa số các hộ đã tận dụng tán Dẻ để nuôi gà đồi cho hiệu quả kinh tế khá.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhiều vạt rừng Dẻ trên núi đã mất đi màu xanh tự nhiên vốn có mà thay vào đó là màu thâm nâu giống như cây đã bị chết khô. Mỗi cành cây Dẻ có rất nhiều Bọ que đang ăn lá cây. Nhiều con Bọ que có chiều dài 5-7 cm, chiều ngang 0,5-1 cm, màu xanh, có 3 cặp chân cao, đầu có râu. Chúng có thể chuyển đổi màu sắc để ngụy trang. Gần như cánh rừng nào cũng bị Bọ que gây hại. Đến nay, Bọ que chỉ ăn cây Dẻ, chưa hại loài cây khác. Bọ que là côn trùng thường có ở trong rừng. Năm 2007 và 2009, Bọ que đã từng gây hại rừng Dẻ nhưng với diện tích nhỏ, mức độ lây lan ít, mật độ Bọ que thấp. Các cây Dẻ bị ăn trụi lá khi đó đã ra lá mới vào mùa xuân năm sau.
Vào thời điểm đầu tháng 10 năm 2011, Bọ que mới chỉ hại vài héc-ta rừng Dẻ nhưng đến nay đã lây lan rất nhanh. Hiện nay, khoảng 450 ha rừng Dẻ trồng hỗn giao với các loại cây khác bị Bọ que tàn phá, chiếm 30% tổng diện tích rừng Dẻ trồng hỗn giao ở Chí Linh; riêng diện tích Dẻ bị hại khoảng 50 ha, tập trung ở xã Hoàng Hoa Thám và Bắc An. Mật độ Bọ que trung bình 100-150 con/cây, có nơi mật độ lên tới 500-1.000 con/cây. Mức độ Bọ que phá hại khá nặng, nhiều cây Dẻ đã bị trụi lá, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng.
Sau khi phát hiện Bọ que tàn phá rừng Dẻ, các cơ quan chức năng của Hải Dương đã kiểm tra thực tế và bàn cách xử lý. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, cần ưu tiên diệt trừ Bọ que ở những khu rừng Dẻ vừa mới bị gây hại để
ngăn chặn lây lan, sau đó mới phun cho diện tích bị hại nặng hơn. Tuy nhiên, việc phun thuốc diệt trừ Bọ que sẽ gặp nhiều khó khăn do cây Dẻ ở trên núi cao, rừng Dẻ xen canh với các loại cây khác (http://www.agroviet.gov.vn/ truy cập ngày 26/12/2013).
4.3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý côn trùng và động vật hại rừng Dẻ
Công tác quản lý côn trùng và động vật gây hại chính là biện pháp pháp can thiệp của con người nhằm hạn chế mức độ gây hại của các loài trên cơ sở bền vững và cân bằng sinh thái.
Thông qua công tác điều tra hiện trạng các loài côn trùng và động vật gây hại tại Chí Linh, đề tài đã xác định được 30 loài côn trùng và 17 loài động vật gây hại cho Dẻ. Đáng chú ý nhất trong các loài côn trùng là các loài gây hại lá (đặc biệt là loài Bọ que) đang tàn phá hệ sinh thái của khu vực. Ở các loài động vật gây hại thì các loài Sóc, chuột và Dơi chủ yếu là hại quả và hạt.
Cũng trong nghiên cứu này, đề tài đã xác định được một số vùng có nhiều côn trùng và động vật gây hại trọng điểm ở các xã Hoàng Hoa Thám, Bắc An. Vì vậy, các giải pháp quản lý côn trùng và động vật gây hại Dẻ ở Chí Linh cũng căn cứ trên các đặc điểm thực tế này.
4.3.2.1. Biện pháp sinh học
Đây là biện pháp lợi dụng các sinh vật có ích là thiên địch của các loài côn trùng gây hại để hạn chế hoặc tiêu diệt sâu hại. Các nhóm thiên địch của côn trùng bao gồm:
- Chim sâu, chim gõ kiến, động vật hoang dã.
- Côn trùng có ích như côn trùng ăn thịt, côn trùng có tính ký sinh: Ong ký sinh, ruồi ký sinh, bọ ngựa, bọ rùa...
Trong tổng số 102 loài côn trùng được ghi nhận tại rừng Dẻ Chí Linh thì có 25 loài côn trùng ăn thịt. Đây là các loài thiên địch của nhiều loài côn trùng gây hại, giúp ích rất lớn trong việc bảo vệ rừng Dẻ phát triển tự nhiên. Danh mục các loài côn trùng có ích được liệt kê trong bảng 4.8.
Bảng 4.8: Thành phần các loài côn trùng thiên địch sâu hại Dẻ
STT Tên khoa học Tên Việt nam Phân loại
1 Anax immaculifrons Rambur Chuồn chuồn lớn Ăn thịt 2 Orthetrum sabinasabina Drury Chuồn chuồn ngô Ăn thịt 3 Hierodula patellifera Serville Bọ ngựa xanh Ăn thịt 4 Tenoderasinensis Saussure Bọ ngựa trung quốc Ăn thịt 5 Harpactor fuscipes Fabricius Bọ xít ăn sâu đỏ Ăn thịt 6 Lsyndus obscurus Dallas Bọ xít ăn sâu nâu vàng Ăn thịt 7 Rhinocoris iracundus Bọ xít ăn sâu Ăn thịt
8 Chlaenius bioculatus
Motschulsky Hành trùng 2 chấm vàng Ăn thịt 9 Chlaenius costiger Chaudoir Hành trùng cánh xánh đen Ăn thịt
10 Chlaenius nigricans Wiedemann Hành trùng cánh đen mép
vàng Ăn thịt 11 Chlaenius trachys Andrews Hành trùng đen chân vàng Ăn thịt
12 Craspedonotus tibialis Schaum Hành trùng nâu ống chân
vàng Ăn thịt 13 Cicindela chinensis De Geer Hổ trùng trung hoa Ăn thịt
14 Cicindela gemmata Faldermann Hồ trùng 6 vân Ăn thịt
STT Tên khoa học Tên Việt nam Phân loại
16 Prothyma limbata Wiedemann Hổ trùng xanh nhỏ Ăn thịt
17 Callineda sedecimnotata
(Fabricius) Bọ rùa vàng 18 chấm đen Ăn thịt 18 Calvia albolineata Schonherr Bọ rùa sọc vàng Ăn thịt
19 Coccinella transversoguttata
Faldermann Bọ rùa vàng vết đen ngang Ăn thịt 20 Megalocaria dilatata Fabricius Bọ rùa 12 chấm đẹn Ăn thịt
21 Rodolia pumila Weiser Bọ rùa đỏ Ăn thịt
22 Scymmus frontalis Fabricius Bọ rùa đen 4 chấm vàng Ăn thịt
23 Synonycha grandis Thunberg Bọ rùa vàng lớn Ăn thịt
24 Formica polyctena Kiến đen Ăn thịt
25 Formica rufa Kiến đỏ Ăn thịt
Ngoài các loài côn trùng ăn thịt còn có nhiều loài động vật khác ăn côn trùng như các loài chim ăn côn trùng có ích trong việc bảo vệ thực vật trong vùng và phát tán hạt giống. Vì vậy, cần bảo vệ các loài trên để kìm hãm sự phát triển của côn trùng gây hại và bùng phát dịch bệnh.
4.3.2.2. Biện pháp cơ giới
Là các biện pháp bắt giết côn trùng gây hại ở giai đoạn sâu non, trứng, nhộng thông qua việc đánh bả độc, mồi nhử, vòng nhựa dính sâu hoặc sử dụng vợt bắt bướm và các loài bay nhảy khác. Biện pháp này đơn giản, dễ
thực hiện nhưng tốn kém về thời gian và kinh phí, đặc biệt có thể tiêu diệt nhiều loài côn trùng có ích khác.
4.3.2.3. Biện pháp hóa học
Sử dụng các chế phẩm hóa học gây ngộ độc cho sâu hại để hạn chế và tiêu diệt. Biện pháp này rất hiệu quả nhưng gây mất cân bằng sinh thái nhất là tiêu diệt nhiều loài thiên địch của các loài gây hại. Ngoài ra, thuốc hóa học sử dụng nhiều lần còn có thể gây hiện tượng nhờn thuốc ở một số loài sâu hại.
4.3.3. Phòng trừ cụ thể cho các loài sâu hại chủ yếu
4.3.3.1. Đối với loài bọ que hại lá
Hiện nay, mật độ Bọ que tại rừng Dẻ Chí Linh khá lớn đang ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây tái sinh và các chồi non của cây gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng rừng Dẻ. Theo kết quả nghiên cứu, Bọ que đang bùng phát mạnh ở xã Bắc An và xã Hoàng Hoa Thám. Vì vậy, cần phải có những biện pháp phòng trừ để hạn chế khả năng phát dịch của loài này. Căn cứ vào đặc điểm sinh học của loài và kết quả nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau:
- Thường xuyên điều tra thành phần, mật độ các loài Bọ que để kịp thời có biện pháp phòng trừ.
- Điều tra tiêu diệt trứng của Bọ que ở những nơi có nhiều xác Bọ que trưởng thành sống tập trung.
- Trồng rừng hỗn giao nhằm hạn chế nguồn thức ăn dồi dào cho Bọ que - Bảo vệ nơi ở, thức ăn của các loài thiên địch.
- Ở những nơi gần khu dân cư tiến hành thả gia cầm vào để tiêu diệt Bọ que.
- Sử dụng thuốc trừ sâu được chiết xuất từ cây Xoan ta để tiêu diệt Bọ que.
- Cần có những nghiên cứu phát triển các loài nấm gây hại cho Bọ que tại khu vực nghiên cứu như nấm Bạch cương, nấm lục cương.
- Vào đầu tháng 4 khi sâu non xuất hiện cần tiến hành bắt giết hoặc dùng thuốc hoá học để tiêu diệt. Loại thuốc có thể dùng là thuốc sữa 50%
Dipterex hoặc thuốc sữa 50% Bassa pha với nồng độ 0,5% .
4.3.3.2. Đối với các loài rệp
- Rệp là nhóm sâu hại nguy hiểm do vậy cần thường xuyên điều tra theo dõi để áp dụng các biện pháp phòng trừ.
- Trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau tiến hành điều tra theo phương pháp điều tra sâu trên các ô dạng bản 1m2 , đây là thời điểm Rệp đang ở giai đoạn sâu trưởng thành và sinh sản.
- Cần tiến hành điều tra theo dõi thường xuyên. Tiến hành giám sát sâu hại trên cơ sở kết quả điều tra, khi thấy Rệp trưởng thành xuất hiện cần huy động nhân lực tiến hành áp dụng biện pháp sử dụng thuốc hóa học Trichlorfon 50% pha loãng 3% để quét vào hốc có trứng hoặc phun với nồng độ 1‰ để tiêu diệt kịp thời.
- Đồng thời với biện pháp sử dụng thuốc hóa học cần huy động người dân chặt bỏ những cành có nhiều rệp bám, thu gom và đốt tiêu hủy.
4.3.3.3. Đối với các loài Bọ xít và sâu cuốn lá hại Dẻ
- Đây cũng là một nhóm sâu hại nguy hiểm cho cây Dẻ. Chúng có thể hút nước của cành và cây non làm cho cây sinh trưởng kém hoặc chết khô nên cũng cần có những biện pháp phòng trừ chúng:
- Thường xuyên điều tra theo dõi tình hình diễn biến về mật độ, khả năng gây hại, mức độ gây hại của loài sâu này để chủ động trong công tác phòng trừ.
- Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch như: Bọ rùa, Ong...thu thập và thả vào khu vực rừng
- Bọ xít thường thích nơi có độ ẩm cao, ít ánh sáng nên thường xuyên chăm sóc cần tiến hành có những biện pháp điều chỉnh mật độ, tỉa thưa hợp lí, chặt bỏ bớt cành nhánh đưa ra khỏi rừng xử lí nhằm điều chỉnh chế độ ánh sáng. Khi trồng bổ sung phải thường xuyên theo dõi cây mới trồng nhằm tránh bị cây khác chèn ép, tạo môi trường thuận lợi cho cây phát triển, mang lại môi trường bất lợi cho bọ xít.
- Sử dụng lá xoan ta chiết xuất làm thuốc thảo mộc để quét hoặc phun lên cây Dẻ. Khi phun hoặc quét thuốc chú ý phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, tránh phun vào lúc trời mưa và nắng to.
- Về lâu dài để đảm bảo nguồn nguyên liệu tạo thuốc trừ sâu thảo mộc, trong công tác trồng rừng có thể trồng hỗn giao Dẻ với Xoan tuy nhiên cần có những tính toán tỷ lệ hỗn giao sao cho thích hợp, trồng Xoan tại các vườn gia đình.
- Khi mật độ lớn có thể sử dụng thuốc Omethoate 40% hoặc Rogor 40%.
- Ngoài ra chúng ta có thể dùng chế phẩm nấm bạch cương (Beauveria bassiana) và nấm lục cương (Metarrhizium sp.) rải vào đất.
4.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu hại
Trên cơ sở kết quả điều tra của đề tài về tình hình sâu hại, thực trạng phòng trừ sâu hại Dẻ tại hai xã Bắc An và Hoàng Hoa Thám, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:
1. Xây dựng mạng lưới phòng trừ sâu hại từ cấp thôn bản trở lên, tổ chức tập huấn, diễn tập về quản lý, phòng trừ sâu bệnh hại cho đội ngũ cán bộ chuyên trách này nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết về công tác phòng trừ sâu hại.
2. Tuyên truyền cho người dân trong xã về vai trò và lợi ích của công tác phòng chống sâu bệnh hại một cách thường xuyên liên tục với nhiều hình thức, nội dung phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau: Tổ chức họp dân, loa phát thanh, giáo dục trong nhà trường, tờ rơi,...nhằm nâng cao nhận thức về tác hại và lợi ích to lớn mang lại từ công tác quản lý, phòng chống sâu bệnh hại.
3. Tổ chức thường xuyên các đợt điều tra tình hình sâu hại và động vật hại Dẻ ở các địa phương nhằm phát hiện kịp thời các trận dịch có thể xẩy ra.
4. Xây dựng các mô hình thử nghiệm về quản lý sâu bệnh hại tổng hợp phù hợp với trình độ dân trí và điều kiện xã hội. Xây dựng quĩ phòng trừ sâu hại và động vật hại Dẻ ở thị xã Chí Linh.
5. Thống kê mới toàn bộ diện tích rừng Dẻ ở Chí Linh, hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình. Để sử dụng có hiệu quả, chính