Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng các loài côn trùng và động vật hại Dẻ tại Chí Linh
4.1.3. Các loại côn trùng và động vật hại Dẻ chủ yếu
Từ kết quả phân tích các loài côn trùng và động vật gây hại Dẻ ở thị xã Chí Linh, đề tài đã xác định 19 loài gây hại chủ yếu thông qua mức độ gây hại của các loài gây ra đối với loài Dẻ gai yên thế trong khu vực. Danh mục các loài được tổng hợp trong bảng 4.7.
Bảng 4.7: Các loài côn trùng và động vật gây hại cho rừng Dẻ Chí Linh
TT Tên Viê ̣t Nam Tên khoa học
Mức độ tác động
Bộ phận gây hại
A Thú và Chim Mammalia
1 Dơi ngựa bé Pteropus hypomelanus ++ Quả 2 Dơi quả lưỡi dài Eonycteris spelaea ++ Quả 3 Giẻ cùi Urocissa erythrorhyncha ++ Quả 4 Sóc đen Ratufa bicolor ++ Quả 5 Sóc chuô ̣t hải nam Tamiops maritimus ++ Quả 6 Sóc bụng đỏ Callosciurus erythraeus ++ Quả
B Côn trùng
7 Bọ que nhỏ Sipyloidea sipylus Westwood +++ Lá 8 Bọ hung nâu xám Dendrolimus sp. ++ Rễ, chồi 9 Bọ cánh cam Anomala cupripes Hope ++ Lá 10 Bọ hung nâu lớn Holotrichia sauteri Mauser + Rễ, lá 11 Bọ xít xanh Nezara viridula Linne ++ Dịch cây 12 Bọ xít nâu Dolygorisbaccarum Linne ++ Dịch cây 13 Dế đen Gryllus sp ++ Rễ 14 Dế mèn nâu nhỏ Gryllus testaceus Walker ++ Rễ
15 Mối gỗ khô
Cryptotermes dometicus
Haviland ++ Hại thân 16 Sâu róm lớn màu xám Maladera sp. +++ Rễ, lá 17 Sâu cuốn lá nhỏ Strepsicrates rhothia ++ Lá 18 Rệp đen Pentalonia nigronervosa +++ Dịch cây
19 Xén tóc vân hình sao Anoplophora chinensis Forster ++ Thân Chú thích: +: mức độ tác động nhẹ, ++ mức độ tác động trung bình, +++: mức độ tác động nặng.
Từ bảng 4.7 cho thấy hiện có 3 loài côn trùng đang gây hại mức độ cao cho rừng Dẻ gai Chí Linh là Bọ que nhỏ (Sipyloidea sipylus), Sâu róm lớn màu xám (Maladera sp) và loài Rệp đen (Pentalonia nigronervosa). Các loài côn trùng và động vật khác có mức độ gây hại cũng khá lớn. Theo các thông tin của người dân và chính quyền địa phương, Bọ que nhỏ (Sipyloidea sipylus) đang phát triển rất mạnh và xâm hại lớn đến rừng Dẻ trong khu vực. Các tác hại của Bọ hung, Dế đen, Dế mèn nâu nhỏ chủ yếu đến sinh trưởng và phát triển của các cây tái sinh.
Về các bộ phận gây hại, trong số các loài gây hại chủ yếu thì số lượng các loài hại quả nhiều nhất 6 loài (chiếm 31,6% tổng số loài gây hại chủ yếu). Các bộ phận còn lại của cây Dẻ như thân, lá, rễ có từ 2-3 loài gây hại. Các loài gây hại cả Rễ và lá có 3 loài và chủ yếu là các loài Dế mèn (hình 4.3).
Hình 4.3: Số loài côn trùng và động vật gây hại trên các bộ phận cây Dẻ
Các loài động vật gây hại cho cây Dẻ chủ yếu là bộ phận quả của cây. Quả Dẻ là thức ăn ưa thích của các loài Sóc, Dơi. Kích thước quần thể các loài Sóc, Dơi càng lớn thì mức độ ảnh hưởng đến rừng Dẻ trong khu vực càng
tăng. Tuy nhiên với khả năng di chuyển nhanh và kiếm mồi về tổ, Sóc và Dơi cũng có vai trò quan trọng trong việc phát tán hạt cây rừng.
Như vậy, trong quả lý sâu bệnh hại lâm nghiệp kích thước quần thể sâu hại là đối tượng ưu tiên quan tâm vì có thể chỉ có một số loài khi bùng phát về kích thước quần thể có thể gây hại trên một diện tích rộng lớn ảnh hưởng to lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp. Trên cơ sở xác định các loài động vật và côn trùng gây hại chủ yếu đến rừng Dẻ ở Chí Linh việc tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái và khả năng phát triển của các loài này trong khu vực là công việc làm cần thiết của các cấp, các ngành trong việc bảo vệ rừng Dẻ trong vùng.