Trên cơ sở kết quả điều tra của đề tài về tình hình sâu hại, thực trạng phòng trừ sâu hại Dẻ tại hai xã Bắc An và Hoàng Hoa Thám, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:
1. Xây dựng mạng lưới phòng trừ sâu hại từ cấp thôn bản trở lên, tổ chức tập huấn, diễn tập về quản lý, phòng trừ sâu bệnh hại cho đội ngũ cán bộ chuyên trách này nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết về công tác phòng trừ sâu hại.
2. Tuyên truyền cho người dân trong xã về vai trò và lợi ích của công tác phòng chống sâu bệnh hại một cách thường xuyên liên tục với nhiều hình thức, nội dung phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau: Tổ chức họp dân, loa phát thanh, giáo dục trong nhà trường, tờ rơi,...nhằm nâng cao nhận thức về tác hại và lợi ích to lớn mang lại từ công tác quản lý, phòng chống sâu bệnh hại.
3. Tổ chức thường xuyên các đợt điều tra tình hình sâu hại và động vật hại Dẻ ở các địa phương nhằm phát hiện kịp thời các trận dịch có thể xẩy ra.
4. Xây dựng các mô hình thử nghiệm về quản lý sâu bệnh hại tổng hợp phù hợp với trình độ dân trí và điều kiện xã hội. Xây dựng quĩ phòng trừ sâu hại và động vật hại Dẻ ở thị xã Chí Linh.
5. Thống kê mới toàn bộ diện tích rừng Dẻ ở Chí Linh, hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình. Để sử dụng có hiệu quả, chính quyền xã giao cho các hộ gia đình nhận và bảo vệ rừng hỗn giao Dẻ và các cây lâm nghiệp khác nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập đồng thời vẫn khôi phục được rừng.
6. Xây dựng chính sách thu hút đầu tư các chương trình dự án trong và ngoài nước. Đầu tư, hỗ trợ người dân trong công tác kinh doanh rừng Dẻ như hỗ trợ giống, kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm.