Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu 3.1 điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp sâu hại măng luồng thuộc họ vòi voi (curculionidae) tại khu vực ngọc lặc thanh hóa​ (Trang 48 - 52)

3.1. điều kiện tự nhiên

3.1.1.Vị trí địa lý

Ngọc Lặc là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hố, có vị trí địa lý là: 19055’ đến 20017’ độ vĩ Bắc

105031’ đến 104055’ độ kinh Đông

Trung tâm huyện là thị trấn Ngọc Lặc, cách Thành phố Thanh Hố 76 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 47 và quốc lộ 15A. Ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương:

- Phía Bắc giáp huyện Cẩm Thuỷ, Bá Thước. - Phía Nam giáp huyện Thường Xuân.

- Phía Đơng giáp 2 huyện n Định, Thọ Xn. - Phía Tây giáp huyện Lang Chánh.

Tồn huyện có 22 đơn vị hành chính (gồm 21 xã và 1 thị trấn). Diện tích tồn huyện là 49.587ha. Ngọc Lặc nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh, nối liền khu vực đồng bằng với miền núi và nước Lào, đặc biệt có đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện.

3.1.2.Địa hình

Là một huyện miền núi, Ngọc Lặc có địa hình tương đối phức tạp. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam, càng lên phía Tây Bắc địa hình càng bị chia cắt và được chia thành 4 tiểu vùng:

+ Vùng núi cao: gồm 5 xã có địa hình dốc, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối. Tổng diện tích 15.529,05 ha, chiếm 31,48% diện tích tồn huyện.

+ Vùng đồi cao, núi vừa và thấp: gồm 4 xã nằm phía Tây Nam huyện. Diện tích của vùng là 11.143,35 ha chiếm 22,6%, là vùng có độ dốc lớn.

+ Vùng đồi: gồm 7 xã phía Đơng, Đơng Nam của huyện. Diện tích 11.937,83 ha chiếm 24,2%.

+ Vùng đồi thoải gồm 4 xã phía Nam huyện. Diện tích 10.721,9 ha, chiếm 21,6%, chủ yếu là đồi thoải xen kẽ với nhiều vùng đất phẳng.

3.1.3. Điều kiện đất đai

Về diện tích: Theo số liệu từ phịng Nơng nghiệp và phịng Thống kê của UBND huyện thì Huyện Ngọc Lặc có tổng diện tích tự nhiên là 49.587ha ha. trong đó:

- Diện tích đất nơng nghiệp là 17.188 ha

- Diện tích đất lâm nghiệp là 19.764 ha. Trong đó: Diện tích rừng sản xuất là 12.549,45 ha, rừng phòng hộ là: 7.214,55 ha. Chủ yếu là rừng Luồng, trong 13.040,9 ha diện tích Luồng: Rừng Luồng tập trung 8.631,9 ha, rừng hỗn loài 4.409,0 ha (Luồng + Cao su; Luồng + Cọ; Luồng + Keo; Luồng + Lát; Luồng + Muồng; Luồng + Xo; Luồng + Xoan; Luồng + La + Ke).

- Diện tích đất phi nơng nghiệp 8.394,89 ha

- Diện tích đất chưa sử dụng và sông, suối, núi đá là 4.240,11 ha.

Đất đai ở đây chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá mẹ sa thạch, tầng đất trung bình đến dày và độ ẩm thấp. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, đây là loại đất phù hợp cho cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp. Tuy nhiên, tại các khu vực trồng Luồng, nhiều cánh rừng thuộc 2 xã nghiên cứu người dân chỉ biết khai thác Luồng mà không quan tâm đến biện pháp cải tạo tình trạng đất nên đất đã bị thối hố nhiều, một số rừng Luồng bị

khuy do thiếu dinh dưỡng, sản lượng cây Luồng thấp. Bởi vậy, ở đây cần phải có biện pháp cải tạo, bảo vệ đất nhằm nâng cao sức sản xuất của đất.

3.1.4.Khí hậu thuỷ văn

Huyện Ngọc Lặc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều và từ tháng 4-6 hàng năm chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khơ nóng (gió Lào); gió mùa Đông Bắc từ tháng 10-3 năm sau. Ngọc Lặc vừa chịu ảnh hưởng của biển, vừa chịu ảnh hưởng của đai cao địa hình. Sâu bệnh hại chịu ảnh hưởng của khí hậu khá rõ nét, chủ yếu là nhiệt độ và độ ẩm không khí. Lượng mưa và nhiệt độ trung bình năm ở khu vực nghiên cứu được thể hiện qua biểu sau như sau:

Biểu 3-01:Lượng mưa và nhiệt độ trung bình các tháng trong năm

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Lượng mưa 26,7 25,8 41,3 56,5 139 175,9 201,7 278,3 436,7 268,8 108,3 31,4 1790

Nhiệt độ 16,5 13 20 23,6 27,3 28,6 28,9 27,8 26,5 24,2 20,8 17,9 23,3

Như vậy, khu vực nghiên cứu có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 12 mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4, mưa nhiều nhất vào các tháng 8,9,10. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1.790mm, độ ẩm trung bình 85%.

Tổng tích ơn hàng năm là 8.455oC, nhiệt độ trung bình 23,3oC, tối cao tuyệt đối là 41,2oC, tối thấp tuyệt đối 2,6oC, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm là 7,2oC. Tháng 11 và tháng 12 là các tháng có nhiệt độ bình qn thấp nhất.

Thủy văn: Tại huyện Ngọc Lặc có một số hệ thống các con sông như: sông Âm chảy qua, chiều dài là 17 km, mùa khô thường cạn kiệt, mùa có mực nước tương đối cao, có thể vận chuyển lâm sản; Sơng Cầu chày bắt nguồn từ Thạch lập, Thủy sơn chảy qua trung tâm huyện về Thọ Xuân, đây là con sông nhỏ, hẹp, lưu lượng nước thấp.

Hệ thống hồ đập: theo số liệu thống kê năm 1996 thì huyện Ngọc Lặc có 30 hồ, 31 đập có thể phục vụ tưới tiêu cho khoảng 2000 ha đất nông nghiệp.

3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế, xã hội3.2.1. Điều kiện dân sinh, kinh tế 3.2.1. Điều kiện dân sinh, kinh tế

Theo số liệu thống kê năm 2006 huyện Ngọc Lặc có 27.050 hộ bao gồm 142.710 người. Trong đó số dân sống ở thành thị 6.655 người, ở nông thôn 136.055 người. Số người trong độ tuổi lao động trong huyện 75.774 người, đa số là làm nghề nông (61.557 người), sản lượng cây lương thực có hạt bình qn đầu người là 300,5 kg. Thu nhập bình qn ở thành thị 406.000đ/người, ở nơng thôn 250.000đ/người.

Chủ yếu là dân tộc Mường (68,8%), Kinh (29,5%) và một số dân tộc khác như: Thái, Dao... Mật độ trung bình là 476 người/km2. Diện tích lâm nghiệp bình qn hộ 4.878,5 m2.

Kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp như trồng trọt, chăn ni. Diện tích sản xuất lúa khoảng 3.934 ha, màu 4.051 ha, cây công nghiệp 1.170 ha. Với trên 70% là đồng bào dân tộc, phong tục tập quán còn lạc hậu, vẫn còn hiện tượng phát nương làm rãy độc canh cây lương thực trên đất dốc.

ở 2 xã điều tra chúng tôi thấy người dân ở đây vẫn sống theo kiểu tự cung tự cấp nên đời sống nói chung khó khăn.

Đối với lâm nghiệp thu nhập chủ yếu bằng việc khai thác Luồng, sản lượng khai thác hàng năm từ 2,5-3 triệu cây. Tuy vậy, mức thu nhập từ Luồng rất thấp. Giá một cây Luồng bán tại chỗ chỉ được 4.000 - 10.000đ (ít nhất sau 3 năm trở lên mới thu hoạch), với những cây tốt có thể chiết cành để bán giống cây cung cấp cho người dân ở tại vùng hoặc bán cho các vùng khác, mỗi cành Luồng cắt bán ngay giá 150- 200đ, nếu đã giâm xuống đất (ở giai đoạn 2) cũng chỉ bán được 1.300đ/1cành. Bởi vậy, rừng Luồng ít được chăm sóc mà chỉ được khai thác, có những bụi Luồng rất to nhưng bị khai thác chỉ còn 3-5 cây/bụi, do thu

nhập từ Luồng thấp hiện nay một số người dân đang chuyển đổi rừng Luồng sang trồng cây Cao su.

3.2.2. Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp sâu hại măng luồng thuộc họ vòi voi (curculionidae) tại khu vực ngọc lặc thanh hóa​ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)