- Giao thông vận tải: Hệ thống các cơng trình giao thơng chạy qua địa bàn huyện là xa lộ Hồ Chí Minh với chiều dài 32 km mới được thi công xong,
B. pervariabilis sinocalamus Oldham
4.4.2.3. Biện pháp cơ giới vật lý
- Phải cuốc xới cỏ, cây bụi, cải thiện điều kiện vệ sinh rừng, nắm được đặc tính của sâu Vịi voi và mơi trường cư trú của sâu non, nhộng để có những biện pháp kết hợp với chăm sóc như bắt giết, phá vỡ nhộng. Sâu Vòi voi trưởng thành thường cư trú trong buồng nhộng ở dưới đất vì vậy khi tiến hành cuốc xới, vun gốc kết hợp với việc bắt tiêu diệt nhộng Vòi voi.
- Những cây măng bị Vòi voi, sau 1-3 ngày ở lỗ đục chảy ra 1 lớp nhựa màu xanh, 3 đến 4 ngày sau lại chảy ra một lớp nhựa màu đen đó là dấu hiệu của sâu non trong măng. Ngay từ khi thấy 1 lớp nhựa màu xanh chảy ra dùng dao rạch cây măng ở phía dưới lỗ đẻ trứng ra để diệt trứng và sâu non.
- Sâu non khi đẫy sức vào buổi trưa đục vào phần giữa măng cắn 1 lỗ trịn đường kính khoảng 1 - 8mm. Phía dưới của lỗ trịn bị phá vỡ, sâu non cuộn tròn lại và rơi xuống, lăn xuống mặt đất và bò đi rất nhanh đi tìm mảnh đất thích hợp để xây buồng nhộng. Chúng ta lợi dụng đặc điểm này của chúng để bắt sâu non.
- Theo dõi khi thấy Vòi voi trưởng thành xuất hiện cần huy động nhân lực tiến hành áp dụng biện pháp bọc bảo vệ măng bằng túi nilon trắng, đây là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiệt hại do vịi voi gây ra, mang lại hiệu quả kinh
tế, ít làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
- Trong mùa măng cần tiến hành theo dõi liên tục để bọc cho măng.
- Sau khi bọc cần thường xuyên kiểm tra lại túi nhằm tránh hiện tượng túi bọc bị hở, rách do điều kiện ngoại cảnh.
- hết giai đoạn măng tiến hành dùng sào có móc để thu túi về, túi lấy về
được bảo quản cẩn thận để sử dụng vụ sau.
Ngồi ra có thể dùng một đoạn luồng to 4-5cm, dài 30cm, chẻ dọc thành dạng răng bừa, úp lên cây măng cũng có tác dụng bảo vệ măng. Sau khi dùng có thể cất đi để dùng về sau.
Đồng thời với biện pháp bọc bảo vệ cần huy động người dân bắt sâu trưởng thành, dựa vào đặc điểm sau:
+ Sâu trưởng thành vào khoảng 6 - 9 giờ sáng và 4 -7 giờ tối bay ra. Thời gian hoạt động của sâu trưởng thành từ 8 - 12 giờ sáng, chiều 3 - 6 giờ. Buổi trưa và ngày mưa thì chui xuống dưới lá hoặc cỏ, sau khi mưa là hoạt động mạnh nhất.
+ Sâu trưởng thành có tính giả chết, khi rung thì rơi xuống đất bụng ngửa lên trên.