Vòi voi lớn (Cyrtotrachelus buqueti Guer)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp sâu hại măng luồng thuộc họ vòi voi (curculionidae) tại khu vực ngọc lặc thanh hóa​ (Trang 58 - 61)

- Giao thông vận tải: Hệ thống các cơng trình giao thơng chạy qua địa bàn huyện là xa lộ Hồ Chí Minh với chiều dài 32 km mới được thi công xong,

4 Kiến cong đuôi Cremastogaster travancoresis ăn thịt

4.2.1. Vòi voi lớn (Cyrtotrachelus buqueti Guer)

- Sâu cái trưởng thành dài 26 - 38mm, con đực 25 - 39mm, thân vàng da cam hoặc nâu đen. Đầu hình bán cầu màu đen. Vịi chìa ra phía trước dài 10 - 12mm; vịi con đực hình thoi ngắn, phía trên có vết lõm, 2 bên vết lõm có gai lồi lên, mỗi hàng có 7 - 8. Râu đầu hình đầu gối mọc 2 bên vịi, đốt cuống râu đầu dài 4 - 5mm. Phần roi râu có 7 đốt, phía cuối phình to ra. Mảnh lưng ngực trước lồi lên hình trịn, phía trước có một viền đen rộng khoảng 1mm, ở con đực phía sau có một vân lớn dạng mũi tên. Cánh cứng màu vàng hoặc nâu đen, mép ngồi cánh trịn, góc sau có một gai nhỏ khi 2 cánh khép lại gai lồi lên thành 1 góc 900, trên cánh cứng có 9 vạch dọc theo chiều dài cánh. Đốt đùi chân trước và đốt chày chân trước dài hơn đốt chày chân giữa và chân sau, phía trong của đốt chày chân trước mọc nhiều lông màu đỏ, đặc biệt là ở con đực.

Hình 4-01:Vịi voi lớn(Cyrtotrachelus buqueti Guer)

- Trứng hình bầu dục dài, chiều dài 4,5mm, chiều rộng 1,3 - 1,5mm. Khi mới đẻ màu trắng sữa bóng, dần dần biến đổi thành màu vàng sữa.

- Sâu non khi mới nở thân dài 5mm, toàn thân màu trắng sữa, sau khi ăn thân màu vàng sữa. Sâu non tuổi già dài 45 - 55mm, đầu màu vàng nâu có hàm màu đen. Thân nhăn nheo, màu vàng nhạt, mảnh lưng trước cứng dần, phía trên có 1 vân dạng mái nhà, màu nâu đen.

- Nhộng: dài 35 - 50mm, mới đầu màu vàng da cam, sau màu vàng đất. Buồng nhộng bằng đất, có lẫn lá, cỏ, dễ vỡ.

Tập tính

- Vịi voi lớn 1 năm có 1 thế hệ, qua đơng ở pha trưởng thành trong buồng đất. Thời gian gây hại của sâu non từ tháng 6 - 10, giữa tháng 7 đến cuối tháng 10 sâu non hoá nhộng, cuối tháng 7 đầu tháng 8 đến đầu tháng 11 vũ hoá thành sâu trưởng thành và qua đông.

- Cuối tháng 5 năm sâu trưởng thành băt đầu xuất hiện, bay ra nhiều vào giữa và cuối tháng 8, thường đầu tháng 11 không thấy sâu trưởng thành nữa. Sâu trưởng thành thường chui ra khỏi đất vào khoảng 6 - 9h và 16 - 19giờ. Khi mới bay ra hoạt động rất chậm, thời gian hoạt động mạnh của sâu trưởng thành từ 8 - 12 h, chiều từ 3 - 6 h. Buổi trưa và ngày mưa chui xuống mặt dưới lá hoặc cỏ để ẩn náu, sau khi mưa trưởng thành hoạt động mạnh nhất. Sâu trưởng thành bay rất nhanh, chủ yếu tìm măng để ăn bổ sung và đẻ trứng. Sâu trưởng thành có tính giả chết, khi rung cây rơi xuống đất bụng ngửa lên trên. Một lúc sau lật lại và bị hoặc bay đi, cũng có một số ít trong q trình rơi thì bay ln. Sau khi ra khỏi mặt đất 1 - 2 ngày sâu trưởng thành đi tìm măng và ăn bổ sung, sau khi ăn 2 ngày là giao phối. Khi giao phối phần lớn con cái đang ăn trên cây măng, con đực bay đến ở bên cạnh, sau đó giao phối; Có hiện tượng các con đực tranh nhau giao phối với con cái. Khi giao phối con cái vẫn ăn, con đực và con cái đều có thể giao phối nhiều lần, sau khi giao phối là đẻ trứng ngay. Trước khi đẻ trứng, con cái đến tìm cây măng, bán kính 2cm trở lên, đầu hướng về phía dưới, đục vào giữa măng 1 lỗ, sau đó chúng quay ngược đầu lại và đẻ 1 trứng mỗi lỗ, trên mỗi cây măng nhiều nhất đẻ 3 lỗ. Lỗ đục hình trịn, lộ ra ngồi bẹ măng, trong thịt măng có 1 huyệt hình bầu dục dài 6mm, rộng 3mm, sâu 5mm. Mỗi con đẻ 35 - 40 trứng, thời gian đẻ trứng khoảng 15 - 20 ngày. Thời gian hoạt động của sâu trưởng thành 40 - 70 ngày. Tỷ lệ đực cái là 1:1.

- Trứng 3 - 4 ngày sau thì nở, khi sắp nở có thể thấy 2 chấm đỏ. Sâu non nở chui ra khỏi trứng và đục hướng lên trên ngọn măng. Sau 1 - 3 ngày ở lỗ đục

(lỗ đẻ trứng) chảy ra một lớp nhựa màu xanh, 3 - 4 ngày sau lại chảy ra một lớp nhựa màu đen, đó là dấu hiệu phát triển bình thường của sâu non ở trong măng.

- Sâu non ăn theo hướng nghiêng, rồi lại ăn ngang và hướng lên trên theo hình chữ Z cho đến lúc lên đến ngọn măng. Khi đến ngọn măng lại ăn hướng xuống dưới và ăn cho đến hết thịt của nửa trên măng. Một sâu non có thể ăn 20 - 30cm măng. Cây măng bị hại có thể khơng trở thành tre được. Sâu non tuổi 5 ăn trong măng khoảng 11 - 16 ngày thì đẫy sức. Vào buổi trưa, sâu non đẫy sức đục 1 lỗ trịn đường kính khoảng 1 - 8mm. Phía dưới của lỗ trịn bị phá vỡ, sâu non cuộn tròn lại và rơi xuống mặt đất rồi bị đi rất nhanh tìm nơi thích hợp để hố nhộng. Nó dùng hàm xới đất lên và dùng đầu khoan xuống thành lỗ để chui vào, sâu non lấy tất cả đất bên ngoài xếp thành 1 buồng dài 45 - 65mm. Buồng đất nằm trong độ sâu từ 9 - 63cm, đa số nằm ở khu vực 20 - 30cm. Sau 8 - 11 ngày thì hố nhộng.

- Nhộng trải qua 11 - 15 ngày thì vũ hố thành sâu trưởng thành và cư trú trong buồng đất cho đến khoảng tháng 5 năm sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp sâu hại măng luồng thuộc họ vòi voi (curculionidae) tại khu vực ngọc lặc thanh hóa​ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)