Các nghiên cứu về Vòi voi hại măng và biện pháp phòng trừ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp sâu hại măng luồng thuộc họ vòi voi (curculionidae) tại khu vực ngọc lặc thanh hóa​ (Trang 27 - 30)

Cho đến nay, các nghiên cứu trong nước về Vòi voi và cách phịng trừ chúng khơng nhiều, chủ yếu là nghiên cứu về Vịi voi hại một số lồi cây ăn quả, chúng thường gây hại trên các ngọn cây và trên các cành non: Vịi voi đục cành Xồi, Vịi voi đục nõn Điều...

Các nghiên cứu về sâu hại tre trúc ở nước ta cịn rất ít đặc biệt là về sâu hại măng thuộc họ Vịi voi. Trong giáo trình “Cơn trùng học Lâm nghiệp” (1967) Phạm Ngọc Anh có đề cập đến các lồi Châu chấu tre, Vịi voi hại măng tre, Bọ hại măng, Mọt hại tre nứa và đề xuất một số biện pháp phòng trừ. Năm 1973, Đặng Vũ Cẩm đã mô tả một số loài sâu hại tre nứa và thiên địch của chúng.

Một số báo cáo mới đây (Nguyễn Văn Kiên, 1999; Lê Minh Lực, 2001 và Lê Khắc Đông, 2004) cho thấy sâu hại luồng gồm 20 loài thuộc 12 họ, 5 bộ, trong đó có những lồi nguy hiểm như Châu chấu hại lá, Vòi voi hại măng. Để phịng trừ chúng, ngồi các biện pháp thủ cơng, bảo vệ thiên địch có thể sử dụng một số loại thuốc thảo mộc chế từ cây xoan...

Trong giáo trình “Bảo vệ thực vật” (2004) [29], Nguyễn Thế Nhã cũng đã đề cập đến một số loài sâu hại cây thuộc phân họ tre: Châu chấu tre (Châu chấu tre lưng vàng, Châu chấu tre chân xanh), Vòi voi hại măng và Mọt tre. Về sâu Vịi voi hại măng, ơng đã mơ tả con Cyrtotrachelus longimanus Fabricius và các biện pháp phòng trừ chúng.

Trạm kỹ thuật bảo vệ rừng của tỉnh Thanh Hoá cũng đã thực hiện một số đề tài, dự án và đưa ra được phương án phòng trừ sâu Vòi voi hại măng tre trúc:

- Đề tài ứng dụng khoa học công nghệ trong dự tính, dự báo và sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ một số sâu hại rừng tại Thanh Hoá - 2006. Việc điều tra thu thập các chỉ tiêu nghiên cứu phục vụ dự báo đối với sâu róm thơng và Vịi voi hại măng luồng cũng như thử nghiệm chế phẩm sinh học phịng trừ sâu róm thơng bước đầu đã được đi sâu cho từng vùng sinh thái, ở mỗi giai đoạn (pha sâu) của từng lứa sâu trong năm (Đề tài này vẫn đang tiếp tục thực hiện) [40].

- Báo cáo tình hình sâu bệnh hại Luồng Quý 2 năm 2007 khi thực hiện dự án “Bảo tồn, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên rừng luồng bản địa Thanh

Hố” [42] của nhóm chun gia tư vấn của Trung tâm tư vấn đầu tư và phát triển

khoa học công nghệ Thanh Hố đã nêu biện pháp phịng trừ Voi voi hại măng Luồng như sau:

+ Dùng nhân cơng bắt Vịi voi. Trong kỳ hoạt động của có thể bắt sâu non hoặc sâu trưởng thành.

+ Dùng một đoạn luồng to 4-5cm, dài 30cm, chẻ dọc thành dạng răng bừa, úp lên cây măng, hoặc dùng nilông bọc lên măng, cũng có tác dụng bảo vệ măng. Sau khi dùng cất đi để dùng về sau.

+ Dùng thuốc hoá học. Trong kỳ sâu trưởng thành mới phát sinh dùng thuốc dầu sữa DDVP phun, hoặc một số thuốc trừ sâu khác phun (phun 5- 10ml/m2). Dùng Dipterex pha loãng 300 lần tiêm vào măng, dùng Rogor pha lỗng 3-4 lần chấm bút lơng qt lên lỗ sâu hại cắn.

Theo báo cáo của trung tâm Môi trường và phát triển Lâm nghiệp (tháng 9/2006) [41] về kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại măng Luồng tại Thanh Hố thì: “trên 1.000 ha rừng luồng thuần loài tại 2 huyện Ngọc Lặc và Lang Chánh, đặc biệt tại 2 xã Lộc Thịnh và Cao Thịnh của huyện Ngọc Lặc cho thấy sâu bệnh hại đang diễn ra hết sức phức tạp và chủ yếu là sâu Vòi voi hại măng luồng. Hiện nay sâu đang tồn tại ở các pha như: Pha sâu non, pha nhộng, pha trứng và pha trưởng thành, chủ yếu là pha sâu non.

Mật độ bình qn từ 1 - 2 con/cây măng. Có cây từ 3 - 4 con/cây măng. Mức độ bị hại từ 35 - 45% có nơi bị trên 50%. Bình quân từ 40 - 43%” Biện pháp phòng trừ:

+ Tăng cường vệ sinh rừng. Kết hợp chăm sóc với phịng trừ sâu hại bằng việc cuốc lật đất xung quanh gốc bán kính 1m để diệt nhộng.

+ Dùng túi ni lông dài 1,7 m rộng 0,3 m che cây măng khi măng vừa mới nhú khỏi mặt đất 20 cm.

+ Dùng vợt cùng với sào thu bắt sâu trưởng thành.

+ Từ tháng 6 đến tháng 9 trong năm dùng thuốc trừ sâu sinh học Bơvêrin phun phịng trừ sâu trưởng thành trong thời gian chúng xuất hiện

+ Dùng ớt, nước cậng thuốc lá, thêm ít dầu luyn tiêm vào hoặc luyện chó bắt vịi voi trưởng thành.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu có hệ thống về các lồi sâu hại tre trúc nói chung và sâu hại măng thuộc họ Vịi voi nói riêng; Bởi vậy, đề tài này được thực hiện với mong muốn cung cấp một số thơng tin về tình hình sâu hại thuộc họ Vịi voi hại măng Luồng và các biện pháp phòng trừ tổng hợp chúng tại khu vực nghiên cứu.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp sâu hại măng luồng thuộc họ vòi voi (curculionidae) tại khu vực ngọc lặc thanh hóa​ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)