Tính mật độ của các loài sâu hại ở mỗi ô tiêu chuẩn hoặc ô dạng bản qua từng đợt điều tra theo công thức sau:
𝑀 = ∑ 𝑎𝑖
𝑛 𝑖=1
𝑁
Trong đó:
M: Là mật độ sâu hại (số cá thể 1 loài/cây) ai: Là số lượng sâu hại có trên cây điều tra thứ i N: Là tổng số cây điều tra
Tỷ lệ có sâu được tính theo công thức: P% = n
N x 100% Trong đó:
n: Là số cây hoặc số ô dạng bản có loài sâu hại cần tính
N: Là tổng số cây cần điều tra/tổng số ô dạng bản có loài sâu cần tính
Nếu giá trị của P% > 50% thì loài đó có phân bố đều
Nếu giá trị của P% từ 25% đến 50% thì loài đó phân bố không đều
Nếu giá trị của P% < 25% thì loài đó phân bố ngẫu nhiên
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của các loài sâu hại chính
Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học của các loài sâu hại được thực hiện bằng phương pháp nuôi sâu ngoài hiện trường:
Kết hợp điều tra ngoài hiện trường xác định những cây có dấu hiệu của những loài sâu hại chính, tiến hành dựng lồng nuôi sâu trực tiếp ở cây đó. kích thước lồng tùy thuộc vào độ cao và chiều rộng tán của cây (xem hình).
Định kỳ điều tra tình hình sinh trưởng của sâu 1 tháng 1 lần, quan sát giai đoạn sinh trưởng, dấu vết gây hại, mô tả đặc điểm hình thái (nếu có thể)....
Ngoài thông tin thu được về đặc điểm hình thái của sâu hại thông qua các đợt điều tra thì nên cần phải kết hợp với việc kế thừa tài liệu để xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của sâu hại chính.