Ngài độc hại lá(Lymantria xylina Swinhoe)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đề xuất giải pháp quản lý một số loài sâu hại phi lao (casuarina equisetifolia forst) tại huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 52 - 55)

Hình 4.4. Ngài độc hại lá(Lymantria xylina Swinhoe)

67,64 25,96 6,39 0,00 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 ≤ 0,5m 0,5-1,0 m 1,0-1,5m ≥1,5m Tỷ lệ %

Độ cao thân cây

44,93 15,24 18,96 20,87 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00

Đông Tây Nam Bắc

Tỷ

lệ %

4.2.2.1. Đặc điểm hình thái

Sâu trưởng thành: Con cái thân thể dài 22-33mm, sải cánh 32-39mm. Cánh màu trắng vàng, trên bề mặt cánh có đường ngang màu nâu xám chạy ngang cánh, mép cánh sau xen kẽ lông màu nâu xám và lông màu trắng xám. Chân được phủ lông màu đen, phía ngoài đốt chậu và đốt đùi được phủ một lớp lông dài màu đỏ, chân giữa và chân sau có gai nhỏ. Phần bụng được bao phủ lông màu đen xám, mặt lưng của đốt bụng thứ 1 đến 4 có lông màu đỏ. Râu đầu hình lông chim.

Con đực cơ thể dài khoảng 16-25mm, sải cánh khoảng 24-30mm, cánh màu trắng xám, chỗ gần góc đỉnh mép cánh trước có 3 điểm màu đen, có đường màu nâu chạy ngang cánh. Chân phủ lông màu đen, mép ngoài của đốt ống có lông dài màu trắng, mảnh lưng của phần bụng phủ lông màu trắng.

Trứng: Màu trắng đến màu vàng nhạt, hình tròn, dài 1,0-1,2mm, ngắn 0,8-0,9mm. Trứng được đẻ thành đám hình con sò, phủ kín dịch, màu nâu đến màu vàng nhạt.

Sâu non: Sâu non thành thục dài 38 - 62mm, đầu rộng 5,2 – 6,5mm. Phần ngực và bụng có màu xám đen (da màu xám đen phủ đốm đen) hoặc màu nâu vàng (da màu vàng phủ đốm đen). Đầu màu vàng, hai bên đỉnh đầu có 2 vệt đen tạo thành hình chữ bát, phía sau đầu (gần chỗ tiếp giáp đầu và ngực) hai bên có hai túm lông. Trên các đốt của phần ngực và phần bụng có các u thịt nổi rõ, trên các u thịt có các lông cứng dài. Chân màu nâu đen đến màu nâu xám. Mặt bụng thân màu đen.

Nhộng: Nhộng cái dài 22,3 – 35,9mm, rộng 7,9 – 12,0mm; nhộng đực dài 16,9 – 24,9mm, rộng 5,8 – 9,0mm, màu nâu tím đến màu nâu đậm. Mảnh lưng ngực trước có một lớp lông màu đen lớn và một số lông màu vàng. Các đốt phần bụng thường có một lông, phía cuối nhộng có nhiều gai móc.

4.2.2.2. Đặc điểm sinh vật học

Ngài trưởng thành vũ hóa vào khoảng cuối tháng 5, thường gặp nhất vào tháng 6, ngài cái thường vũ hóa sớm hơn ngài đực khoảng 2 ngày. Trong ngày ngài cái vũ hóa chủ yếu vào khoảng 12-18h, ngài đực vũ hóa chủ yếu vào khoảng 18 đến 24h. Ngài đực có tính xu quang mạnh. Sau khi vũ hóa khoảng 14-33 giờ thì bắt đầu giao phối, thời gian giao phối vào ban đêm khoảng 20h đến 2h sáng. Thời gian giao phối khoảng 2 đến 3 giờ, dài nhất có thể đến 5 giờ. Một ngài đực có thể giao phối với 2, 3 ngài cái nhưng ngài cái chỉ giao phối 1 lần. Sau khi giao phối khoảng 20 phút ngài cái có thể đẻ trứng, thông thường đẻ trứng vào ban đêm, phần lớn mỗi ngài cái đẻ một đám trứng. Thời gian của ngài đực khoảng 3-9 ngày, ngài cái 2-8 ngày.

Trứng được đẻ thành đám trên các cành cây Phi lao, có thể từ gốc cây cho đến độ cao khoảng 9m với tỷ lệ bắt gặp ở các độ cao: dưới 2m: 21,7%; 2- 4m: 69,2%; trên 4m: 9,1%. Mỗi đám trứng có khoảng 354-1.514 trứng.

Sâu non có 7 tuổi, có thể có 6 hoặc 8 tuổi: Tuổi 1 khoảng 8-35 ngày (trung bình 14 ngày); tuổi 2 khoảng 4-14 ngày (trung bình 6 ngày); tuổi 3 khoảng 4-11 ngày (trung bình 6 ngày); tuổi 4 khoảng 4-11 ngày (trung bình 6 ngày); tuổi 5 khoảng 4-11 ngày (trung bình 6 ngày; tuổi 6 khoảng 4-10 ngày (trung bình 6 ngày); tuổi 7 khoảng 10-12 ngày (trung bình 8 ngày). Thời gian của giai đoạn sâu non khoảng 45-64 ngày (52 ngày). Sâu non tuổi nhỏ tập trung trên đám trứng, trong điều kiện ánh sáng kém và có gió sâu non không lấy thức ăn, sau khi nở 1 ngày sâu non nhả tơ hoặc bò đi tìm thức ăn, lúc tuổi nhỏ thường gặm vỏ lá cây thành từng đám, tuổi lớn ăn trụi cả lá. Sâu non tuổi 1-3 có hiện tượng buông tơ phát tán nhờ gió, tuổi 4 trở lên bò để phân tán.

Nhộng: Sâu non thành thục vào nhộng trên cành cây Phi lao, lợi dụng cành cây hoặc nhả tơ để cố định nhộng, lúc hóa nhộng sâu non có hiện tượng co rút ngắn kích thước. Nhộng được treo trên cành cây bằng móc ở cuối nhộng và sợi tơ. Thời gian của gian đoạn nhộng là từ 5-14 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đề xuất giải pháp quản lý một số loài sâu hại phi lao (casuarina equisetifolia forst) tại huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)